Lý do chọn đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất nước, chiếm vai trò quan trọng trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách quốc gia, vì vậy thành phố được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của cả xã hội. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn từ các chính sách điều hành của chính quyền thành phố thông qua các hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính, hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong những chính sách, công cụ điều hành này, đầu tư công chiếm vai trò vô cùng cần thiết vì đây công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, là đòn bẫy kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế cả nước nói chung và thành phố nói riêng đang đối diện với một số thách thức, khó khăn như áp lực lạm phát, cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, sức ép cạnh tranh của các nước khi mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn thấp. Muốn vượt qua được những thách thức này, thành phố cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữa chất lượng quản lý nhà nước nói chung và hiệu quả quản lý đầu tư công nói riêng. Đây là lý do tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp”. MỤC LỤC Phần mở đầu 1 Lý do chọn đề tài: 1 Mục đích của đề tài: . 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 Câu hỏi nghiên cứu: . 2 Phương pháp nghiên cứu: 2 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn . 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.1.1 Khái niệm đầu tư công: . 4 1.1.2 Khái niệm hiệu quả quản lý đầu tư công 4 1.1.3 Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội 5 1.1.4 Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội: 8 1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công: . 9 1.1.6 Quy trình thẩm định dự án đầu tư: 10 1.1.7 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí: 12 1.1.8 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư 13 1.2 Cơ sở thực tiễn .16 Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công của thành phố Hồ Chí Minh 19 2.1 Giới thiệu tổng quan chung về thành phố Hồ Chí Minh: 19 2.2 Khái quát về tình hình đầu tư công trên địa bàn thành phố 20 2.2.1 Tỉ lệ đầu tư công trên GDP .20 2.2.2 Mức độ đầu tư từ ngân sách vào các ngành 21 2.3 Hiệu quả của quản lý đầu tư công .23 2.2.1 Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế bằng các chỉ tiêu vĩ mô .23 2.2.2 Một số bằng chứng thực tế về các dự án công gây lãng phí, thất thoát trên địa bàn thành phố: .26 2.2.3 Đánh giá bằng các chỉ tiêu vi mô 29 2.2.4 Đánh giá số liệu thống kê về tình hình thực hiện, giám sát các dự án từ vốn ngân sách của thành phố. 31 2.3 Nghiên cứu các hạn chế trong quản lý đầu tư công. .34 2.3.1 Nghiên cứu năng lực của cơ quan nhà nước .34 2.3.2 Nghiên cứu thủ tục hành chính, các quy định pháp luật: 37 2.3.3 Nghiên cứu vấn đề kinh phí 50 Chương 3: Kết quả phân tích đạt được và các cải cách thành phố cần thực hiện, các kiến nghị với Trung ương: .52 3.1. Hiệu quả của quản lý đầu tư công và các hạn chế trong quản lý: 52 3.1.1 Hiệu quả của quản lý đầu tư công .52 3.1.2 Các hạn chế trong quản lý đầu tư công .52 3.2 Đề ra các cải cách cần thực hiện, những kiến nghị với cấp Trung ương - lộ trình áp dụng. .53 3.2.1 Những cải cách ở cấp thành phố có thể áp dụng 53 3.2.2 Lộ trình áp dụng các cải cách .58 3.2.3 Những kiến nghị của thành phố đối với cấp Trung ương.60 Kết luận: 62 Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo: 6 3