Tiến Sĩ Hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu hóa sinh của thực phẩm chức năng chiết xuấ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 24/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt i
    Danh mục các bảng ii
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị iv

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUA
    N 5
    1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 5
    1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới 5
    1.1.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam 7
    1.2. Yếu tố nguy cơ và biến chứng của đái tháo đường type 2 9
    1.2.1. Yếu tố nguy cơ 9
    1.2.2. Hậu quả của đái tháo đường type 2 12
    1.3. Các chỉ số chẩn đoán, tiên lượng trong bệnh đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường 13
    1.3.1. Chỉ số glucose máu 13
    1.3.2. Chỉ số HbA1c 13
    1.3.3. Chỉ số Insulin và chỉ số kháng insulin HOMA-IR 16
    1.3.4. Xét nghiệm glucose máu sau ăn trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 17
    1.3.5. Chỉ số liên quan đến biến chứng ĐTĐ 19
    1.4. Các biện pháp phòng và điều trị ĐTĐ type 2 19
    1.4.1. Chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ 20
    1.4.2. Luyện tập 20
    1.4.3. Thuốc điều trị trong ĐTĐ 20
    1.4.4. Polyphenol thảo dược trong việc hỗ trợ phòng và điều trị ĐTĐ 21
    1.5. Hỗn hợp chiết xuất từ lá vối, lá ổi, lá sen (VOS) và một số kết quả bước đầu trong hỗ trợ phòng và điều trị đái tháo đường trên chuột đái tháo đường 28
    1.5.1. Giới thiệu về lá vối, lá ổi, lá sen 28
    1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu về hỗn hợp VOS chiết xuất từ là vối, lá ổi, lá sen 31

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
    2.2. Nội dung nghiên cứu 34
    2.2.1. Giai đoạn 1: Đánh giá khả năng kiểm soát glucose máu sau ăn của sản phẩm VOSCAP 34
    2.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu lâu dài trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 35
    2.3. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 35
    2.3.1. Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng 35
    2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
    2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 37
    2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu bệnh nhân đái tháo đường 37
    2.4.2. Cỡ mẫu đối tượng khỏe mạnh 38
    2.5. Chuẩn bị sản phẩm VOSCAP cho thử nghiệm 39
    2.6. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu 40
    2.6.1. Giai đoạn 1: Thử nghiệm glucose máu sau ăn 40
    2.6.2. Giai đoạn 2: Đánh giá khả năng kiểm soát glucose máu cải thiện một số chỉ tiêu hóa sinh và sức khỏe của sản phẩm VOSCAP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 43
    2.6.3. Tổ chức triển khai can thiệp 45
    2.6.4. Theo dõi giám sát trong 18 tuần 46
    2.6.5. Đánh giá kết quả theo từng giai đoạn 47
    2.6.6. Nhân lực, tổ chức điều tra, đánh giá, theo dõi 48
    2.7. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá 48
    2.7.1. Thu thập số liệu giai đoạn 1 48
    2.7.2. Thu thập số liệu giai đoạn 2 49
    2.8. Phân tích và xử lý số liệu 57
    2.9. Các biện pháp khống chế sai số 58
    2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 59

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
    3.1. Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn của VOSCAP 60
    3.1.1. Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn trên người khỏe mạnh 60
    3.1.2. Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn trên người đái tháo đường 63
    3.2. Hiệu quả kiểm soát lâu dài của sản phẩm VOSCAP trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 66
    3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu 66
    3.2.2. Một số đặc điểm ở bệnh nhân uống VOSCAP 69
    3.2.3. Sự thay đổi chỉ số nhân trắc, mạch, huyết áp trong 18 tuần nghiên cứu 71
    3.2.4. Hiệu quả can thiệp các chỉ số liên quan đến chuyển hóa glucose. 73
    3.2.5. Hiệu quả can thiệp đến chỉ số kháng Insulin 76
    3.2.6. Sự thay đổi về các chỉ số liên quan đến chuyển hóa lipid 77
    3.2.7. Sự thay đổi về các chỉ số liên quan đến chức năng gan, thận 80
    3.2.8. Một số thay đổi về khẩu phần và tần xuất tiêu thụ thực phẩm 82

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    87
    4.1. Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn của VOSCAP 87
    4.1.1. Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn trên người khỏe mạnh 87
    4.1.2. Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn trên bệnh nhân ĐTĐ 89
    4.2. Hiệu quả kiểm soát lâu dài của VOSCAP trên glucose máu, HbA1c, kháng insulin và một số chỉ tiêu sinh hóa và sức khỏe khác 93
    4.2.1. Một số đặc điểm cơ bản giữa 2 nhóm chứng và nhóm VOSCAP 93
    4.2.2. Hiệu quả can thiệp trên glucose máu, HbA1c sau 12 tuần 97
    4.2.3. Hiệu quả can thiệp với chỉ số Insulin và chỉ số kháng insulin (HOMA-IR) sau 12 tuần can thiệp 107
    4.2.4. Sự thay đổi cholesterol, Triglycerid, HDLc và 1 số chỉ tiêu khác 110
    Điểm mạnh và điểm hạn chế của luận án 113
    Tính mới của luận án 114
    KẾT LUẬN 115
    KHUYẾN NGHỊ 117
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. ĐTĐ cũng là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của Insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim mạch [133].
    Năm 2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng thành tuổi từ 20-79 bị ĐTĐ, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm 2010 đến năm 2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á [115]. Tác động của ĐTĐ type 2 là làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, đồng thời bệnh ĐTĐ, biến chứng ĐTĐ gây tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh, cho gia đình và cho xã hội [66].
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi lối sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cả thế giới [115]. Năm 1990 điều tra tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 tương ứng là 1,2%, 0,96% và 2,52%. Năm 2001 điều tra tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc bệnh là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 10% [3]. Theo điều tra quốc gia về tỷ lệ ĐTĐ năm 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở các đối tượng 30-64 tuổi tại các thành phố lớn là 7-10%. Như vậy chỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 đã gia tăng trên 300% [25].
    Mục tiêu vàng điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ là phải kiểm soát, duy trì nồng độ glucose máu ở mức bình thường, trong đó có việc hạn chế tăng glucose máu sau ăn, kiểm soát nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c và Insulin [126]. Việc kiểm soát tốt glucose máu sau ăn trên bệnh nhân ĐTĐ sẽ góp phần giảm rối loạn chuyển hóa đường đồng thời giảm các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ do tăng glucose máu gây ra [69].
    Để kiểm soát glucose máu sau ăn ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, ngoài các biện pháp giảm cân, luyện tập và thay đổi chế độ ăn, người ta còn phối hợp với việc sử dụng các thuốc điều trị, trong đó có thuốc ức chế men α-glucosidase. Ức chế men α-glucosidase làm chậm tiêu hóa các đường đôi, dẫn đến giảm thu hấp glucose, do đó làm chậm sự gia tăng glucose máu sau ăn [60].
    Hiện nay, bên cạnh các thuốc hóa dược đang được sử dụng điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ, các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu các cây thuốc có khả năng bổ sung và thay thế thuốc điều trị ĐTĐ. Đã có hơn 1000 loài cây được xác định có khả kiểm soát glucose máu và ít tác dụng phụ [109], trong đó có nhiều cây đã được nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam như lá ổi, lá vối, lá sen, bằng lăng nước, trà xanh, khổ qua, quế, giảo cổ lam, [12], [16], [22], [55], [64], [86], [89], [95]. Thành phần polyphenols trong thực vật đã được các nhà khoa học chứng minh có khả năng ức chế men α-glucosidase ở tế bào biểu mô ruột non, giúp hạn chế tăng glucose máu sau ăn [96]. Ngoài ra polyphenols còn có tác dụng cải thiện hoạt động và bài tiết insulin, giảm mỡ máu, giúp cho việc phòng trị bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì [14, 79, 91].
    Ngoài sử dụng cây đơn lẻ trong điều trị ĐTĐ, nhiều nghiên cứu ở Ấn độ, Trung quốc, Hàn quốc và một số quốc gia khác đã chứng minh vai trò của sự phối hợp nhiều loại cây thảo dược dưới dạng công thức (polyherbal formulation), giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ [121]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thảo dược, những nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên với ưu thế của sự kết hợp nhiều nhóm hoạt chất khác nhau, đã gây hạ glucose máu với cơ chế tác dụng hiệp đồng, đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn kèm với tính an toàn cao [75], [114]. Sản phẩm VOSCAP là sự phối hợp chiết xuất từ lá vối, lá ổi, lá sen đã được thử nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu trên chuột khỏe mạnh và chuột ĐTĐ type 2. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của sản phẩm trên người khỏe mạnh cũng như bệnh nhân ĐTĐ type 2 [16], [17]. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn và kiểm soát glucose máu lâu dài của sản phẩm VOSCAP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Hà Nội, để có thêm các bằng chứng khoa học sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật trong phòng và điều trị bệnh ĐTĐ type 2.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu chung:
    Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu sinh hóa và sức khỏe của sản phẩm VOSCAP chiết xuất từ 3 loại lá vối, lá ổi và lá sen trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội.
    Mục tiêu cụ thể:
    Xác định khả năng kiểm soát glucose máu sau ăn của sản phẩm VOSCAP trên người khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường type 2.
    Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu, HbA1c, chỉ số kháng Insulin trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau 12 tuần thử nghiệm sử dụng sản phẩm VOSCAP và sự thay đổi chỉ số glucose máu trong 6 tuần sau khi ngưng thử nghiệm.
    3. Đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu hóa sinh liên quan (mỡ máu và acid uric) và 1 số chỉ tiêu khác (huyết áp, sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau 12 tuần thử nghiệm sản phẩm VOSCAP và sự thay đổi các chỉ tiêu trên trong 6 tuần sau khi ngừng thử nghiệm.
    Giả thuyết nghiên cứu:
    Sử dụng sản phẩm VOSCAP trên người khỏe mạnh và bệnh nhân ĐTĐ type 2 có khả năng kiểm soát glucose máu sau ăn và giảm chỉ số diện tích dưới đường cong tăng glucose máu (IAUC) so với nhóm không sử dụng sản phẩm VOSCAP
    Sử dụng sản phẩm VOSCAP lâu dài trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 có hiệu quả tốt đối với glucose máu, HbA1c,các chỉ tiêu sinh hóa, nhân trắc.
     
Đang tải...