Luận Văn Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 2

    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ . 5

    DANH MỤC VIẾT TẮT 6

    LỜI MỞ ĐẦU . 8

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. . 12
    1.1 Công ty cổ phần . 12

    1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần . 12

    1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn 12

    1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu . 15

    1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu

    . 15

    1.3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần . 16

    1.3.1 Vay vốn ngân hàng . 16

    1.3.2 Tín dụng thương mại 16

    1.3.3 Phát hành chứng khoán 17

    1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác 17

    1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu . 17

    1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu . 17

    1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu 20

    1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn . 25

    1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn . 25

    1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn 25

    1.6. Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ

    phần 28

    1.6.1 Các nhân tố khách quan . 28

    1.6.2 Các nhân tố chủ quan . 29


    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM . 31
    2.1. Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái

    phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam . 31

    2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam . 31

    2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam . 34
    2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Vincom 36

    2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36

    2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom . 37

    2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom 39

    2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty . 40

    2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của

    công ty Vincom 40

    2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của

    Vincom . 40

    2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu

    ra công chúng lần đầu (IPO) 41

    2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu năm 2008 của Vincom . 45
    2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của

    công ty Vincom 47

    2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát hành trái phiếu . 47
    2.4.2 Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008) 48

    2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4)

    của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009 50

    CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN . 54


    3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom 54

    3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu . 61

    3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng

    ngành 66

    CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 69
    4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của

    Vincom 69

    4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả 69

    4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính 70

    4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn 70

    4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn

    của Vincom . 71

    4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” 71

    4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh . 72

    4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu . 72

    4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức

    phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần . 73

    4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty . 73

    4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty 74

    4.3.3 Tài sản bảo đảm . 75

    4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn . 75

    4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả . 75

    4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng . 76

    4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu 78
    4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng . 80

    KẾT LUẬN . 84

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85


    1. Lý do nghiên cứu đề tài

    LỜI MỞ ĐẦU


    Đối với các doanh nghiệp, bài toán về vốn luôn là vấn đề nan giải nhất. Nó không chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp mà còn đi theo suốt trong cả quá trình kinh doanh. Thêm vào đó, việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 11/01/2007 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức to lớn trong việc hội nhập vào nền kinh toàn cầu. Trước tình hình này, sự “khát vốn” của các doanh nghiệp tại Việt Nam lại càng trở nên mạnh mẽ.

    Đặc biệt là công ty đa ngành như Vincom thì nhu cầu về nguồn vốn lại càng rất lớn. Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh dịch vụ khách sạn, sân golf, nhưng lĩnh vực chủ chốt nhất của Vincom vẫn là kinh doanh bất động sản. Hiện tại, trong các dự án bất động sản mà công ty đang tiến hành phải kể đến một số dự án lớn sau: dự án trung tâm thương mại- dịch vụ - khách sạn – văn phòng – căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe ngầm Vincom tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Dự án EDEN) ước tính cần 4.500 tỷ đồng; tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ - thành phố Hoàng Gia (ROYAL CITY) ước tính cần 9.999 tỷ đồng; dự án tổ hợp 8/3 và Hanosimex (ECO CITY) ước tính
    cần tới 20.000 tỷ đồng,1 .

    Với một nhu cầu vốn lớn đến như vậy, việc chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng là không thể. Để giải quyết tình hình, công ty Vincom đã tìm đến hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
    Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn, đặc biệt là hình thức huy động thông qua thị trường chứng khoán, cùng với sự ham thích nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, chúng em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua việc nghiên cứu những thành công và vấn đề mà công ty Vincom gặp phải, chúng tôi mong sẽ tìm kiếm được những phương pháp hữu ích giúp các công ty cổ phần tại Việt Nam có thể gỡ bỏ mối lo lắng về vấn đề “huy động vốn”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Hiện nay huy động vốn đang là vấn đề nóng bỏng đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp và là đề tài nghiên cứu của nhiều sinh viên vàcác nhà nghiên cứu kinh tế. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số tài liệu như sau:
    - TS. Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Lao động. Đây là một trong những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nó đã đưa ra được đặc điểm, kết cấu của thị trường chứng khoán, cũng như đưa ra những cách thức chung nhất để lựa chọn các loại cổ phiếu của công ty cổ phần.
    - TS. Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Tài liệu này cung cấp cái nhìn tổng quan về đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những kiến thức chuyên khảo về vốn, từ đó dẫn dắt đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng, tính toán chi phí và xây dựng nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
    - Mạc Quang Huy (2008) “ Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống kê. Tài liệu này dành một chương nghiên cứu về thực trạng thị trường vốn và tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó giới thiệu và phân tích về hình thức ngân hàng đầu tư – một hình thức công ty mới trong thị trường chứng khoán Việt Nam.
    - Luận văn: “Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu để huy động vốn” – Phạm Thị Thanh Tâm, Phan Trần Trung Dũng, ĐHNT, 2005. Đề tài này đã đưa ra cái nhìn khái quát về thị trường chứng khoán Việt Năm từ năm
    2000 – 2007 và tập trung vào công cụ chứng khoán chuyển đổi, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi do các Ngân hàng Thương mại phát hành để huy động vốn. Đây cũng sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả cho huy động vốn tại các doanh nghiệp
    Việt Nam trong những năm tới sau khi đã giải quyết được những trở ngại còn tồn tại.

    Tuy nhiên hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các công ty cổ phần, và làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của hình thức huy động vốn này. Vì thế đề tài của chúng tôi không trùng lặp với các nghiên cứu khoa học khác.
    3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả huy động vốn của công ty CP thông qua phân tích quá trình phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty Vincom.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số câu hỏi

    đặt ra cần giải quyết như sau:

    - Huy động vốn của công ty cổ phần bao gồm những hình thức nào?

    - Các chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn?

    - Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn là gì, như thế nào?

    - Huy động vốn của công ty Vincom có hiệu quả không?

    - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các công ty cổ phần Việt Nam trong thời gian tới?
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp, điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, so sánh, vận dụng lý luận, đối chiếu thực tiễn, phân tích số liệu liên quan đến việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán để nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về vấn đề tài chính.
    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung:

    Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và hiệu quả huy động vốn của công ty cổ phần.
    Phân tích và đánh giá thực trạng về vấn đề huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu tại Vincom
    - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứ phân tích, đánh giá các số liệu liên quan tới việc huy động vốn của Vincom trong thời gian 2007 – 2009.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có những đóng góp như sau:

    - Về mặt lý luận: Bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả huy động vốn cho các công ty cổ phần thông qua thị trường chứng khoán.
    - Về mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược tài chính của công ty Vincom nói riêng và các công ty cổ phần nói chung.
     

    Các file đính kèm:

    • 15.doc
      Kích thước:
      2.5 MB
      Xem:
      0
    • 15.pdf
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...