Tài liệu Hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước tại tp. Hcm và các giải pháp đổi mới hiện

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: HIệU QUả HOạT ĐộNG TàI CHíNH CủA CáC DOANH NGHIệP NHà NƯớC TạI TP. HCM Và CáC GIảI PHáP ĐổI MớI HIệN NAY


    CHƯƠNG I:


    CƠ SỞ LƯ LUẬN







    I. SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
    1. Kinh tế nhà nước:
    1.1.Khái niệm:
    Mọi nhà nước đều có chức năng kinh tế, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của xă hội mà chức năng này được thể hiện ở một mức độ khác nhau. Ỏû bất kỳ nước nào, dù kém phát triển, đang phát triển hay đă phát triển th́ chức năng kinh tế của nhà nước luôn gắn liền và thể hiện thông qua các hoạt động kinh tế của nhà nước. Nhà nước cần có lực lượng vật chất mạnh trong tay để chi phối, hướng dẫn, điều tiết sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Lưc lượng vât chất này cùng với luật pháp, kế hoạch chính sách tạo cho nhà nước một sức mạnh làm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đă định.
    Ở nước ta, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954) và tiến tới thống nhất đất nước (1975), trong quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội do nhận thức đơn giản nên chúng ta đă đồng nhất sở hữu nhà nước với chủ nghĩa xă hội, công hữu ngày càng nhiều th́ chủ nghĩa xă hội ngày càng đến gần. Chúng ta chỉ coi kinh tế quốc doanh chủ yếu bó hẹp trong phạm vi xí nghiệp quốc doanh, do đó chúng ta đă thành lập các xí nghiệp quốc doanh ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, bất chấp khả năng quản lư cũng như hiệu quả và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp này. Đặc biệt quản lư các xí nghiệp quốc doanh trong giai đoạn này chỉ là tuân theo kế hoạch hoá tập trung kiểu Liên Xô cũ. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động dựa trên các nguồn lực được nhà nước phân bổ một cách trực tiếp, chỉ có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh theo kế hoạch đă định trước, lỗ th́ được bù, lăi th́ nộp ngân sách. Thực ra cơ chế này có tác dụng tích cực của nó đó là huy động được các nguồn lực của đất nước đáp ứng yêu cầu giải phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc trong giai đoạn 1954 –1975. Tuy nhiên trong điều kiện mới, khi đất nước đă thống nhất, cơ chế này đă bộc lộ rơ những nhược điểm căn bản làm mai mọt tính năng động sáng tạo của các xí nghịêp v́ sản xuất kinh doanh nhưng không tính tới hiệu quả, đặc biệt là sự thiếu vắng của môi trường cạnh tranh Thêm vào đó số lượng xí nghiêp quốc doanh quá nhiều, dàn trải, chồng chéo về cơ chế quản lư và ngành nghề, tŕnh độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, tỷ lệ lao động thiếu việc làm và dôi dư cao, hiệu quả kinh doanh thấp, khá nhiều doanh nghiệp quốc doanh bị thua lỗ triền miên, dẫn tới t́nh trạng đất nước bị lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xă hội trầm trọng.
    Trước t́nh h́nh đó tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng ta đă đề ra chủ trường đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Lư luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội đă có những thay đổi căn bản. Trước hết là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế, kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thừa nhận kinh tế nhà nước là một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế đa thành phần. Khi thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh th́ nhận thức về vai tṛ của khu vực kinh tế nhà nước cũng được thay đổi.
    Tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, bổ sung và làm rơ thêm khái niệm kinh tế nhà nước. Trong quá tŕnh thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế nhà nước đóng vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
    Tuy nhiên cho tới nay có rất nhiều khái niệm về kinh tế nhà nước. Để hiểu rơ kinh tế nhà nước là ǵ chúng ta cần hiểu được một số khái niệm sau:
    “Tài sản thuộc sở hữu nhà nước” là phần tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu. Do đó nhà nước có quyền định đoạt, quản lư, sử dụng các lực lượng vật chất đó và kết quả kinh tế do các lực lượng vât chất này đem lại theo mục đích đă định. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước hay tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng do nhiều bộ phận hợp thành. Đó là các tài sản trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như hệ thống kết cấu hạ tầng, các loại tài nguyên (đất đai, tài nguyên trong ḷng đất, rừng núi sông hồ, nguồn nước, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời ), ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm, hệ thống thông tin kinh tế của nhà nước, phần vốn nhà nước góp vào các công ty cổ phần hay các công ty liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tài sản nhà nước trong các tổ chức sự nghiệp kinh tế của nhà nước, những giá trị vật chất và tinh thần thu được nhờ việc phân phối lại thu nhập quốc dân.
    Nói tới “Thành phần kinh tế nhà nước” là nói tới quan hệ sản xuất đặt trên nền tảng sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện. Thành phần kinh tế là một phạm trù mang tính kinh tế chính trị dùng để nhận thức tổng thể kết cấu kinh tế - xă hội. Thành phần kinh tế nhà nước là một trong các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay, đại diện cho quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa.
    “Kinh tế nhà nước” là khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ, dựa trên cơ sở quan trọng là sở hữu nhà nước. Nói một cách khác, kinh tế nhà nước là toàn bộ hoạt động kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước quản lư và sử dụng có hiệu quả do lực lượng kinh tế của nhà nước mang lại. Kinh tế nhà nước phải bao gồm các hoạt động kinh tế mà nhà nước là chủ thể, có quyền tổ chức, quyền chi phối hoạt động theo hướng đă định.
    Kinh tế nhà nước là một bộ phận quan trọng, có hoạt động thiết thực trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên tuỳ theo chủ trương chính sách và điều kiện cụ thể của từng nước mà khu vực kinh tế này có vai tṛ, phạm vi và mức độ hoạt động khác nhau. Chính khu vực kinh tế nhà nước và sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân đă tạo nên sức mạnh vật chất mà nhà nước có trong tay.
    Kinh tế nhà nước được thể hiện dưới nhiều h́nh thức khác nhau với các h́nh thức tổ chức tương ứng, như trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, các hoạt động đảm bảo cho quá tŕnh sản xuất xă hội mà ở đó nhà nước là chủ sở hữu, chủ thể kinh doanh, người tham gia. Điều này có nghĩa là kinh tế nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

    1.2.Vai tṛ của thành phần kinh tế nhà nước:
    Bất cứ một xă hội nào cũng đều tồn tại hai chế độ song song nhau đó là chế độ chính trị và chế độ kinh tế. Đây là hai chế độ cơ bản không thể thiếu trong một xă hội. Trong đó chế độ kinh tế đóng vai tṛ quan trọng hàng đầu và có mối quan hệ biện chứng với chế độ chính trị. Chế độ kinh tế bao gồm hai bộ phận hợp thành: chế độ sở hữu và cơ chế vận hành.
    Trong xă hội, chế độ sở hữu đă trải qua nhiều thay đổi liên tục. Sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, là h́nh thức xă hội có tác động thúc đẩy hoặc ḱm hăm lực lượng sản xuất. Sự biến đổi quan hệ sở hữu là do kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất chứ không phải do ư muốn chủ quan của cá nhân, nhóm người hay bất cứ một giai cấp nào đó trong xă hội. Ở các nước xây dựng nền kinh tế xă hội chủ nghĩa theo mô h́nh kế hoạch hoá tập trung trước đây, kinh tế xă hội chủ nghĩa được đồng nghĩa với kinh tế quốc doanh, kinh tế quốc doanh lại có nội dung bao trùm và quyết định là hệ thống xí nghiệp quốc doanh. Việc quốc hữu hoá và mở rộng khu vực kinh tế quốc doanh được tiến hành mạnh mẽ trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân mà không tính tới tŕnh độ phát triển của lực lượng sản xuất, coi quốc doanh hoá là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xă hội đă làm cho nền kinh tế lâm vào cảnh khủng hoảng, tŕ trệ. Mặt khác tàn dư của kinh tế tư bản chủ nghĩa như: về kinh tế (phân hoá giàu nghèo, bóc lột, phân phối không công bằng, thất nghiệp lăng phí, t́nh trạng vô chính phủ trong sản xuất, sự phá hoại mội trường tự nhiên); về chính trị (áp bức, không b́nh đẳng, không dân chủ, quyền lợi cá nhân không đảm bảo, thiếu tự do, mối đe doạ của chiến tranh); về tinh thần (trống rỗng suy đồi sa đoa)ï càng làm cho nền kinh tế rơi vào t́nh trạng tŕ trệ. Muốn vậy phải có vai tṛ chủ đạo của kinh tế nhà nước.
    Với tiềm lực vật chất to lớn, gồm nhiều bộ phận hợp thành mà không một thành phần kinh tế nào có được và trên nền tảng sở hữu toàn dân và quyền lực chính trị của nhà nước, khu vực kinh tế của nhà nước của ta có đầy đủ tiền đề để thực hiện vai tṛ chủ đạo. Bộ phận kinh tế nhà nước quyết định quỹ đạo phát triển của nền kinh tế nhà nước, duy tŕ cân bằng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xă hội. Tuy nhiên khu vực kinh tế nhà nước thật sự nắm được vai tṛ chủ đạo hay không c̣n phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Chủ đạo ở đây có nghĩa là chi phối toàn bộ hoạt động của một hệ thống nào đó. Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo nghĩa là có khả năng chi phối xu thế phát triển kinh tế xă hội, chất lượng của sự định hướng, sự khống chế của khu vực kinh tế nhà nước phải được coi trọng chứù không phải nhấn mạnh đến số lượng đơn vị, tỷ trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân.
    Vai tṛ chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước phải được thể hiện ở các nội dung sau đây:
    - Kinh tế nhà nước trở thành lực lượng vật chất và công cụ sắc bén để nhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết và quản lư vĩ mô nền kinh tế.
    - Hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước là nhằm mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển
    - Kinh tế nhà nước là lực lượng xung kích, chủ yếu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    - Kinh tế nhà nước nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế nhằm đảm bảo cân đối vĩ mô của nền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâu dài, bền vững và hiệu quả của nền kinh tế.
    - Kinh tế nhà nước trực tiếp tham gia khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, điều chỉnh các lỗ hổng trong quan hệ cung - cầu hàng hoá và dịch vụ do cơ chế thị trường tạo ra.
    - Kinh tế nhà nước phải là h́nh mẫu về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xă hội và về việc chấp hành pháp luật.
    - Thực hiện dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo hành lang an toàn cho nền kinh tế.
    - Giải quyết các vấn đề xă hội.
    - Kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho chế độ xă hội mới.
    Mặc dù vậy cho tới nay vẫn không ít ư kiến cho rằng vai tṛ chủ đạo này nên đặt cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước thích hợp hơn là cho nền kinh tế nhà nước. Quan niệm này là chưa hợp lư bởi v́ doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chính yếu tạo ra tiềm lực vật chất cho nhà nước, là nơi trực tiếp h́nh thành và nuôi dưỡng quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa, là lực lượng kinh tế đồng thời cũng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, nhưng bên trong nó c̣n có nhiều bộ phận khác nhau của kinh tế nhà nước như ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, ngân sách nhà nước mà khả năng định hướng và thúc đẩy của chúng là vô cùng to lớn. Mặt khác khi nói tới kinh tế nhà nước là nói tới các bộ phận của các bộ phận của kinh tế với các thuộc tính tiến bộ của thành phần kinh tế đại diện cho phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất xă hội chủ nghĩa (thành phần kinh tế tiến bộ có sứ mệnh tự khẳng định bằng bản chất ưu việt của ḿnh).
    Xuất phát từ tính đa dạng của sở hữu và tính đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần cùng với xu hướng vận động và sự phát triển theo hướng xă hội chủ nghĩa mà không thông qua tư bản chủ nghĩa, các thành phần kinh tế mặc dù không có sự phân biệt nhưng không phải v́ thế mà vai tṛ của chúng giống nhau. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển đúng định hướng xă hội chủ nghĩa và để thực hiện đúng chức năng sở hữu cao nhất và chín muồi nhất trong các h́nh thức sở hữu, kinh tế nhà nước phải giữ vai tṛ chủ đạo.
    Kinh tế nhà nước trở thành đ̣n bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xă hội, mở đường hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển, thực hiện chức năng điều tiết và quản lư vĩ mô nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lư của nhà nước, phát triển theo định hướng xă hội chủ nghĩa thông qua việc nắm giữ các ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cầu hạ tầng kinh tế - xă hội, hệ thống tài chính, ngân sách, bảo hiểm, những cơ sở thương mại, dịch vụ quan trọng, một số doanh nghiệp thuộc quốc pḥng an ninh với quy mô vừa và lớn, công nghệ tiến bộ, kinh doanh có hiệu quả tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.

    1.3.Sự tồn tại của kinh tế nhà nước:
    Trong điều kiện của nền kinh tế chậm phát triển, nơi kinh tế thị trường c̣n sơ khai, nhà nước đă là một chủ thể kinh tế hay nói cách khác kinh tế nhà nước đă tồn tại.
    Trong kinh tế nhà nước đă xuất hiện những cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước, nhà nước đă có chức năng cung cấp các dịch vụ công cộng. Nhà nước đă tham gia điều tiết hoạt động của nền kinh tế thông qua các công cụ và chính sách kinh tế.
    Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước trở thành người điều khiển thị trường, nó cũng trở thành một chủ thể kinh tế đặc biệt và lớn nhất bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
    - Nhà nước là người chi tiêu lớn nhất, việc thu chi của nhà nước có tác động đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, có thể thúc đẩy hoặc ḱm hăm sự phát triển của nền kinh tế. Nhà nước là một nhà tài chính lớn mạnh nhất.
    - Nhà nước là một nhà công nghiêp lớn nhất, nắm trong tay những cơ sở kinh doanh có khả năng chi phối toàn bộ đến nền kinh tế, với tư cách là người điều khiển và là chủ thể kinh tế lớn nhất. Trong điều kiện phát triển hiện đại, khi nền kinh tế thị trường mang tính hỗn hợp th́ kinh tế nhà nước và bản thân nhà nước có một vai tṛ và chức năng hoàn toàn mới, chức năng phát triển, ổn định và công bằng. Trong khuôn khổ của nền kinh tế hiện đại, sức sống của một khu vực kinh tế là tuỳ thuộc vào chỗ nó đai diện cho phương thức sản xuất tiên tiến hay nó có được một sức sản xuất lớn nhất và hiệu quả cao nhất hay không. Do đó vai tṛ của khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như bất kỳ khu vực kinh tế nào là do bản thân nó khẳng định trong sự phát triển của nền kinh tế.

    2. Doanh nghiệp nhà nước:
    2.1.Khái niệm:
    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp nhà nước. Các định nghĩa đều dựa trên các tiêu chí như mục đích, h́nh thức, lư do thành lập, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước Ở các quốc gia khác nhau th́ tiêu chí này cũng rất khác nhau và thông thường mỗi định nghĩa nhấn mạnh một số tiêu chí nhất định. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu.
    Theo Malcolm Gillis, doanh nghiệp nhà nước được xét theo 3 tiêu chuẩn:
    - Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp, hoặc nếu không th́ chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanh nghiệp đang theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức ban quản lư doanh nghiệp.
    - Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng hoá, dịch vụ bán cho công chúng, các doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp nhà nước khác.
    - Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc thu chi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ḿnh.
    Nếu một doanh nghiệp thiếu điều kiện tứ nhất th́ đó là doanh nghiệp tư nhân. Thiếu điều kiện thứ 2 hoặc thứ 3 th́ tổ chức chính phủ không được gọi là doanh nghiệp nhà nước mà được gọi là cơ quan công cộng.
    Theo V.V Ramandham, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức trong đó kết hợp nnhững yếu tố công ích và những yếu tố doanh nghiệp.
    Những yếu tố “doanh nghiệp” là:
    - Doanh nghiệp có thể tồn tại về mặt tài chính một cách dài hạn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
    - Giá cả phải được thiết lập trên cơ sở chi phí. Yêu cầu này đ̣i hỏi giá cả phải bù đắp được toàn bộ chi phí.
    Những yếu tố “công ích” là:
    - Những quyết định về kinh doanh và hoạt động chính do các tổ chức nhà nước đảm nhiệm. Tiêu chí quan trọng trong các quyết định không chỉ là các kết quả tài chính.
    - Lợi nhuận là của công chứ không thuộc nhóm tư nhân nào.
    - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước xă hội. Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của họ mà doanh nghiệp c̣n phải chịu trách nhiệm trước xă hội.
    Định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước được tŕnh bày trong luật doanh nghiệp nhà nước Việt Nam được ban hành ngày 30/4/1995 như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập các tổ chức quản lư, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xă hội do nhà nước giao.
    Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do nhà nước quản lư. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lănh thổ Việt Nam”.

    2.2.Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhà nước:
    a) Doanh nghiệp nhà nước có hoạt động bằng vốn từ ngân sách do nhà nước cấp giao cho doanh nghiệp quản lư và sử dụng, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp tích luỹ.
    b) Có tư cách pháp nhân, tổ chức hoạt động theo chế độ một công ty và xét về bản chất kinh tế, doanh ngiệp nhà nước là một doanh nghiệp, do đó nó hội đủ các yếu tố của doanh nghiệp:
    - Có điều kiện vật chất để doanh nghiệp hoạt động, có tài sản riêng.
    - Có mục đích và động cơ kinh doanh. Hiệu quả của doanh nghiệp là kết quả đạt được cao nhất.
    - Có tổ chức, sắp xếp nhân sự một cách hợp lư.
    c) Doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đồng thời song song cả hai mục tiêu: lợi nhuận và công ích xă hội.

    2.3.Phân loại :
    Hiện nay doanh nghiệp nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào các tiêu chí khác nhau như: mức độ sở hữu, mục tiêu kinh tế-xă hội, địa vị pháp luật
    A. Theo mức độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có hai loại:
    · Doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước.
    · Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó nhà nước nắm giữ một phần sở hữu nhất định (tuỳ theo quy định của mỗi nước).

    B. Theo mục tiêu kinh tế - xă hội:
    · Doanh nghiệp nhà nước hoạt động v́ mục tiêu lợi nhuận.
    · Doanh nghiệp nhà nước hoạt động v́ mục tiêu phi lợi nhuận.

    C. Căn cứ vào địa vị pháp luật, có thể chia thành ba loại:
    · Doanh nghiệp nhà nước do chính phủ quản lư trực tiếp, không có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập.
    Tuỳ vào từng quốc gia mà các doanh nghiệp thuộc loại này tập trung vào các lĩnh vực khác nhau. Trước đây tại Nhật Bản, loại h́nh doanh nghiệp này gồm các xí nghiệp đúc tiền, in chứng khoán ngân hàng, bưu điện, lâm nghiệp do chính phủ trung ương trực tiếp kinh doanh; các xí nghiệp khai thác nước tiêu dùng và nước cho công nghiệp, vận tải ô tô, đường sắt địa phương, cung cấp điện, gas do chính phủ địa phương trực tiếp tham gia kinh doanh Ở Singapore là tất cả các xí nghiệp quốc doanh có nguồn vốn từ ngân sách của các cơ quan chủ quản thuộc chính phủ, và các khoản chi của quốc hội, không có vốn riêng, các đại biểu chính phủ tham gia vận hành kinh tế. Ở Italy gồm các xí nghiệp liên quan tới quốc kế dân sinh như điều trị y tế, giao thông công cộng, điện nước, bưu điện, đường sắt c̣n ở Anh th́ gồm cả một số cơ quan nghiên cứu khoa học và thiết kế, nhà máy đóng tàu
    Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ địa vị pháp luật và toàn bộ tài sản thuộc về nhà nước. Ở Nhật Bản loại doanh nghiệp này do nhà nước trung ương, địa phương tự bỏ vốn hay liên hiệp đầu tư. Chủ yếu bao gồm các ngân hàng đặc biệt như ngân hàng phát triển Nhật Bản, ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản; do chính phủ tự bỏ vốn ra chịu sự khống chế trực tiếp của quốc hội các tập đoàn công như tập đoàn sân bay quốc tế Tokyo mới, tập đoàn dầu mỏ, tập đoàn đường sắt Nhật Bản, tập đoàn xây dựng nhà ở và đô thị ; do chính các công ty đặc biệt như công ty điện lực Okinawa là xí nghiệp pháp nhân đặc biệt sử dụng h́nh thức công ty cổ phần. Đến đầu thập kỷ 80, Anh có 51 doanh nghiệp nhà nước nắm độc quyền về điện lực, đường sắt, than đá, bưu điện trong cả nước đă khống chế các ngành công nghiệp sắt thép, đóng tàu, chế tạo máy bay, chế tạo ô tô, sản xuất dầu mỏ Toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp này thuộc nhà nước sở hữu và chịu sự khống chế của nhà nước, chính phủ có các chính sách ưu đăi và cho chúng được hưởng địa vị pháp nhân độc lập. Ở Pháp loại doanh nghiệp này tập trung vào các lĩnh vực công cộng gồm công nghiệp than đá, hơi đốt và điện lực, Ở Singapore loại doanh nghiệp này chủ yếu có cục sự nghiệp công cộng, cục cảng vụ, cục điện tín, cục phát triển kinh tế, cục xây dựng các vùng đô thị, cục phát triển xây dựng nhà ở.

    · Doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp có địa vị pháp nhân độc lập và nhà nước có quyền sở hữu một phần tài sản
    Đây là loại doanh nghiệp nhà nước dưới h́nh thức công ty cổ phần, nhà nước là một cổ đông quan trọng. Trong cổ phần nhà nước có cổ phần chính phủ trung ương và địa phương do vậy quyền sở hữu doanh nghiệp thuộc về chính phủ trung ương và chính phủ địa phương và tư bản tư nhân. Loại h́nh này rất phổ biến tại Nhật Bản. Tại Singapore cổ phần chính phủ tham gia trong doanh nghiệp nhà nước loại này được thể hiện dưới hai h́nh thức, một là thông qua một số công ty quốc doanh lớn như Cục sự nghiệp công cộng, Cục phát triển kinh tế để tham gia vào cổ phần vào các doanh nghiệp nhà nước này, hai là dùng danh nghĩa chủ sở hữu công ty tài chính tiền tệ của chính phủ trực tiếp tham gia cổ phần. Những công ty này có đầy đủ địa vị pháp luật và phương thức kinh doanh giống như các công ty tư doanh, đồng thời căn cứ vào số cổ phần của chính phủ chiếm trong doanh nghiệp nhiều hay ít để khống chế và quản lư chúng. Các doanh nghiệp nhà nước theo chế độ nhà nước tham dự của Italy về cơ bản được tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo luât thị trường.

    D. Theo cách phân loại của Liên hiệp quốc, doanh nghiệp nhà nước có ba loại:
    · Doanh nghiệp hành chính sự nghiệp được thành lập trong các ngành cung cấp nước, điện giao thông, thông tin liên lạc. Các doanh nghiệp loại này cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng. Lợi nhuận không phải là mục tiêu quan trọng mặc dù các doanh nghiệp này cũng phải có ư thức về chi phí và cố gắng hoạt động có hiệu quả.
    · Doanh nghiệp công cộng, nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục đích xă hội chứ không đơn giản nhằm mục đích lợi nhuận.
    · Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp. Nói chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu nhà nước là v́ mục tiêu lợi nhuận. Việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ dựa trên sự phân tích chi phí - lợi nhuận và phải chịu sự cạnh tranh với khu vực tư nhân trên thị trường.

    E. Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp nhà nước th́ doanh nghiệp nhà nước được chia thành các loại sau:
    v Xét theo mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước được chia thành hai loại:
    - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc pḥng.
    v Xét theo góc độ sỡ hữu của doanh nghiệp nhà nước th́ có bốn loại:
    - Doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước.
    - Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó nhà nước nắm giữ không dưới 50%.
    - Doanh nghiệp nhà nứơc có nhiều chủ sở hữu vốn trong đó phần sở hữu vốn của nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
    - Doanh nghiệp nhà nước mà trong đó nhà nước không có cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp.

    2.4.Vai tṛ của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân hiện nay:
    a) Doanh nghiệp nhà nước đóng vai tṛ là công cụ thực hiện chức năng điều tiết.
    Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường có sự quản lư của nhà nước theo định hướng XHCN th́ các đơn vị kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước đóng góp vai tṛ điều tiết nền kinh tế theo định hướng XHCN. Về nguyên tắc, trong cơ chế kinh tế đó mỗi đơn vị là một chủ thể kinh tế, trực tiếp đối mặt với thị trường để quyết định các vấn đề cơ bản: sản xuất cái ǵ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Điều này tất yếu dẫn tới kết quả là ở đâu? Khi nào? Đối với mặt hàng nào có thể đem lai lợi nhuận cao nhất th́ ở đó, khi đó các doanh nghiệp có khả năng sẽ đổ xô vào sản xuất kinh doanh mặt hàng đó và ngược lại. Do việc hạn chế của mỗi doanh nghiệp về việc thu nhập cũng như xử lư các thông tin cần thiết về thị trường để quyết định có tham gia hay rút khỏi một thị trường kinh doanh nào đó, sẽ dẫn đến nguy cơ có thể phát sinh mâu thuẫn giữa cung và cầu ở mọi lúc, mọi nơi và đối với mọi mặt hàng. Để chống lại nguy cơ đó, Nhà nước phải thực hiện chức năng điều tiết bằng nhiều công cụ khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước được coi là một công cụ.
    Đóng vai tṛ là công cụ điều tiết thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta được h́nh thành ở những lĩnh vực sản xuất kinh doanh được coi là không hấp dẫn bởi khả năng sinh lời thấp chẳng hạn như khu vực hàng hoá công. Thực hiện chức năng điều tiết theo hướng này, doanh nghiệp nhà nước tạo ra sự cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Với tư cách là công cụ điều tiết, việc h́nh thành và tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó không cố định, luôn được nhà nước thực hiện theo phương châm: ở đâu, khi nào nền kinh tế quốc dân đang cần mở rộng sản xuất kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó mà các doanh nghiệp tư nhân hoặc không đủ sức kinh doanh hoăc từ chối th́ ở đó cần sự có mặt của doanh nghiệp nhà nước. Đến một lúc nào đó khu vực tư nhân đă đủ mạnh và hiệu quả hơn khu vực nhà nước th́ doanh nghiệp nhà nước có thể chuyển hoá. Quá tŕnh này diễn ra một cách liên tục, lặp đi lặp lại ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân h́nh thành vai tṛ điều tiết của doanh nghiệp nhà nước.
    Chức năng điều tiết của doanh nghiệp nhà nước c̣n được thể hiện ở việc điều tiết kinh tế trong phạm vi từng vùng. Ở từng vùng cũng diễn ra hiện tượng các doanh nghiệp tư nhân chỉ đổ xô vào kinh doanh các mặt hàng để sinh lợi nhuận, nên dẫn đến những mất cân đối trong sản xuất kinh doanh của vùng. Chính doanh nghiệp nhà nước phải xuất hiện ở các ngành mà những vùng kinh tế của đất nước đang đ̣i hỏi nhằm điều tiết cung cầu ở các vùng đó. Chức năng điều tiết kinh tế vùng của doanh nghiệp nhà nước đặc biệt quan trọng đối với các vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn.
    Như vậy chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân đ̣i hỏi nhà nước phải sử dụng doanh nghiệp nhà nước như là một công cụ điều tiết ở những nơi, vào những thời điểm cần thiết. Điều này có nghĩa là không có quan niệm cố định về việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước với tư cách là một công cụ điều tiết nền kinh tế mà đ̣i hỏi các doanh nghiệp nhà nước khi ra đời, tồn tại, mở rộng, thu hẹp một cách hết sức linh hoạt tuỳ theo sự biến động của kinh doanh nói chung và của kinh doanh trong lĩnh vực tư nhân nói riêng.

    b) Vai tṛ mở đường cho các thành phần kinh tế khác:
    Trong cơ chế thị trường, để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp tư nhân chỉ tập trung vào những ngành, những vùng có hệ số sinh lời cao và hệ số rủi ro thấp. Các doanh nghiệp này luôn né tránh đầu tư vào một số ngành có hệ số sinh lời thấp và hệ số rủi ro cao cũng như các ngành đ̣i hỏi số vốn đầu tư lớn. Trong t́nh h́nh đó đ̣i hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải có mặt ở những ngành, những vùng này và nó sẽ trở thành hạt nhân tạo điều kiện tiền đề cho các loại h́nh doanh nghiệp khác ra đời và phát triển. Hiện nay cơ sở hạ tầng ở các vùng của nước ta nh́n chung c̣n ở tŕnh độ rất thấp kém, chưa có đủ điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng đầu tư. Trong khi đó vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, thu hồi vốn chậm, độ rủi ro cao. Chính v́ vậy sự có mặt của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này là điều kiện tiền đề cần thiết để các doanh nghiệp khác có thể hoạt động.
    Doanh nghiệp nhà nước c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh phát triển b́nh thường, Nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật cần thiết trong đó có pháp luật kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Nhà nước đóng vai tṛ là trọng tài, tạo ra sân chơi b́nh đẳng cho mọi loại h́nh doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay do một số rất lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và rất nhỏ, khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không chỉ có rất ít kiến thức về pháp luật nói chung và luật kinh tế nói riêng, mà nhiều người trong số đó thậm chí c̣n thiếu ư thức chấp hành pháp luật. Xét trên giác độ tài chính, Nhà nước không thể giám sát được t́nh h́nh tài chính của các doanh nghiệp, Nhà nước thất thu, hiện tượng trốn thuế, khoán thuế, đàm phán mức thuế, gian lận thương mại thường xuyên xảy ra, không tạo ra sân chơi b́nh đẳng cho các doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp nhà nước cần phải là lực lượng đi tiên phong trong việc kinh doanh theo pháp luật để các doanh nghiệp khác noi theo.
    Trong quá tŕnh chuyển đổi nền kinh tế nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhà nước c̣n góp phần đáng kể tạo ra các h́nh thức mới trong nền kinh tế. Đó là phần lớn các đối tác trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ cao (điện, điện tử, bưu chính viễn thông), trong việc xây dựng các khu công nghệ cao, then chốt. Trước hết đó là sự đa dạng trong quy mô (vừa và lớn). Trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới hiện nay, chúng ta sẽ không thể tính đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta nếu không xây dựng được các doanh nghiệp ở quy mô nhất định nào đó, v́ chỉ doanh nghiệp đó mới có thể có tiềm lực kỹ thuật và sử dụng lợi thế về quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại có thể tham gia vào quá tŕnh cạnh tranh kinh tế khu vực và thế giới. Trong khi chủ yếu các doanh nghiệp nước ta vẫn đang ở tŕnh độ kỹ thuật thủ công lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp th́ đ̣i hỏi phải phát triển kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nếu thiếu một số doanh nghiệp làm hạt nhân có quy mô lớn th́ khó có thể nâng cao được tŕnh độ kỹ thuật của các doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra trong điều kiện tŕnh độ quản lư và ư thức pháp luật hiện thời, không thể không tính tới việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở một quy mô tối thiểu nào đó bởi v́ như thế th́ sẽ giảm bớt được số đầu mối cần quản lư. Như vậy có thể nói nền kinh tế nước ta hiện nay đ̣i hỏi phải duy tŕ một số doanh nghiệp có quy mô lớn ở một số lĩnh vực nhất định, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới có đủ tiềm lực để đáp ứng đ̣i hỏi này. Hơn nữa doanh nghiệp nhà nước c̣n phát triển ở rất nhiều quy mô khác nhau như doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp nhà nước là tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước là các công ty góp phần làm phong phú các h́nh thức kinh doanh của nền kinh tế.

    c) Các doanh nghiệp nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
    Vai tṛ tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển được thể hiện qua các hướng sau đây:
    Thứ nhất, thúc đẩy, tạo đà và dẫn dắt các doanh nghiệp tư nhân cùng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy doanh nghiệp nhà nước phải giữ vị trí then chốt trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Các ngành, các lĩnh vực tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế của đất nước cũng như quá tŕnh khu vực hoá và toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế. Chính v́ vậy, để doanh nghiệp nhà nước luôn đóng vai tṛ tạo đà cho sự tăng trưởng nền kinh tế, vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra là phải xây dựng một chiến lược kinh tế theo hướng hội nhập, trong đó xác định rơ các ngành, các lĩnh vực then chốt trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước.
    Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước đóng vai tṛ thúc đẩy, chuyển giao và phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại. Các ngành tại lĩnh vực này có liên quan tới các ngành tạo đà, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cần lưu ư rằng trong nhiều lĩnh vực việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại không phải là không thể phát huy được tác dụng trong một thời gian ngắn và cũng xảy ra nhiều trường hợp trong đó việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện
    đại vào ngành này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng ở các ngành khác có liên quan. Trong điều kiện đó cũng chỉ có các doanh nghiệp nhà nước vừa có đủ điều kiện về vốn, lao động kỹ thuật, vừa dám lănh trọng trách đột phá ở các lĩnh vực cần đổi mới công nghệ, kỹ thuật mà chưa hoặc hy vọng đem lại lợi nhuận trực tiếp ở lĩnh vực đầu tư.
    Thứ ba là vai tṛ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với nước ta mà đối với toàn thế giới và cũng không phải chỉ ngày một, ngày hai mà là cả một quá tŕnh lâu dài. Tuy nhiên trong thực tế việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường lại mâu thuẫn với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng mâu thuẫn với số vốn kinh doanh ít ỏi. Với số vốn đầu tư ít, công nghệ kỹ thuật lạc hậu đang là một trong những nguyên nhân làm cho nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Doanh nghiệp nhà nước cũng phải thể hiện vai tṛ của ḿnh trong vấn đề này bằng cách nhập và cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân công nghệ kỹ thuật đảm bảo chống ô nhiễm môi trường.
    Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xă hội đối với cộng đồng, đặc biệt đối với địa phương nơi doanh ngiệp hoạt động kinh doanh, với các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Doanh nghiệp nhà nước phải có mặt và phát triển tại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không muốn làm hoặc không có khả năng làm để đảm bảo cung cấp các hàng hoá dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của các tầng lớp dân cư.

    d) Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ các doanh nghiệp khác.
    Do các doanh nghiệp nước ta chỉ ở quy mô vừa và nhỏ nên hiện nay phần lớn các doanh nghiệp này không đủ khả năng sản xuất một sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh với kỹ thuật cao. Thông thường mỗi doanh nghiệp tư nhân chỉ đủ sức làm vệ tinh, gia công hàng cho một doanh nghiệp nhà nước nào đó. Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay luôn đóng vai tṛ quan trọng, hạt nhân cho một nhóm sản phẩm nào đó. Cho đến nay mặc dù cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi song vai tṛ tạo điều kiện h́nh thành các nhóm sản phẩm, hiệp hội, thực hiện các mối liên kết dọc, ngang trong điều kiện kinh tế vẫn thuộc về các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay càng đ̣i hỏi các doanh nghiệp nhà nước ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất. Yêu cầu này không thể giải quyết được nếu doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại nhưng lại không đảm đương vai tṛ là lực lượng ṇng cốt.
    Trong các mối quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế, doanh nghiệp nhà nước có đủ sức thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài h́nh thành các doanh nghiệp liên doanh. Cho tới nay chủ yếu các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta được thực hiện giữa một hoặc các bên Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước và một hoặc các bên nước ngoài. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước đóng vai tṛ làm cầu nối h́nh thành doanh nghiệp tư bản nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta c̣n thiếu vốn và kỹ thuật như hiện nay, việc h́nh thành các doanh nghiệp tư bản nhà nước được coi là một trong những điều kiện quan trọng để tạo vốn và kỹ thuật ban đầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng như phát huy nội lực, lôi kéo ngoại lực. Vai tṛ này của doanh nghiệp nhà nước đ̣i hỏi phải xác định chính xác các lĩnh vực, ngành cần có sự liên kết nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tại các vùng kinh tế cụ thể của đất nước. Trên cơ sở đó mới có thể thu hút vốn vào đúng chỗ cần thu hút, phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở đúng nơi cần phát triển.
    Mặt khác doanh nghiệp nhà nước c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong việc tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ của các thành phần kinh tế khác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta do đa số là vốn ít, kỹ thuật thủ công, lạc hậu, tŕnh độ quản lư c̣n hạn chế cho nên sự giúp đỡ của các doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết. Sự giúp đỡ này được thực hiện thông qua các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ. Thông qua các mối quan hệ kinh tế này mà doanh nghiệp nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ trên các phương diện: công nghệ kỹ thuật, kinh tế, pháp luật góp phần làm lành mạnh hoá dần các mối quan hệ kinh tế.

    e) Doanh nghiệp nhà nước đóng vai tṛ tạo điều kiện cho việc xây dựng chế độ xă hội mới.
    Vai tṛ này của doanh nghiệp nhà nước trước hết được thể hiện ở việc hạn chế các khiếm khuyết của thị trường. Nước ta hiện nay đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lư của Nhà nước. Ở đây vai tṛ của doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp độc quyền nhà nước là rất quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu thị trường, giúp nhà nước can thiệp vào thị trường, điều chỉnh, định hướng phát triển cho thị trường.
    Ngoài ra các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giá rẻ, đem lại lợi nhuận ít, phục vụ đời sống cho nhân dân khó có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Do đó nó chỉ có thể đáp ứng thông qua các doanh nghiệp nhà nước dưới sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
    Đối với cơ sở hạ tầng như điện nước, thông tin liên lạc cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, nếu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nắm giữ th́ v́ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp này sẽ cung cấp các dịch vụ với mức cao hơn mức giá mà các doanh nghiệp nhà nước có thể cung cấp. Do đó nếu hệ thống này thuộc sự quản lư của thành phần kinhtế khác ngoài nhà nước th́ sẽ có một bộ phận người nghèo không được hưởng các dịch vụ này v́ khi đó giá cả quá cao ngoài khả năng chi trả của họ. Các doanh nghiệp nhà nước đă góp phần tích cực trong việc xây dựng chế độ xă hội mới trong đó người dân được cung cấp các dịch vụ công ích với giá rẻ, và có khả năng cung cấp cho mọi thành viên trong xă hội. Hiện nay với mục tiêu phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ luôn đóng vai tṛ là động lực. Nếu không phát triển khoa học công nghệ sẽ không thể đứng vững trong cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước lại thiếu các điều kiện này, do đó các doanh nghiệp cần phải phát huy nhiều hơn nữa vai tṛ của ḿnh để ngày càng đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

    2.5.Sự tồn tại khách quan của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lư của nhà nước:
    Doanh nghiệp nhà nước tồn tại trong nền kinh tế thị trường là do các nguyên nhân sau đây:
    a) Để khắc phục các nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
    - Nó cung cấp những hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới môi trường bên ngoài hoặc hàng hoá công cộng.
    - Bổ sung những khiếm khuyết khi hoạt động kinh doanh tư nhân không thích hợp.

    b) Chính phủ muốn tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước:
    Trong quá tŕnh hoạt động doanh nghiệp nhà nước tạo ra thu nhâp và trích một phần vào ngân sách nhà nước, do Việt Nam là nước XHCN nên nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn. Để nguồn thu ngân sách được gia tăng th́ doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động có hiệu quả.


    c) Tạo thêm công ăn việc làm:
    Lực lượng lao động tại các doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng khá lớn tạo điều kiện giảm bớt thất nghiệp trong nền kinh tế nhưng đó cũng là gánh nặng cho xă hội và cho cả doanh nghiệp nhà nước trong quá tŕnh phát triển. Khu vực doanh nghiệp nhà nước là khu vực năng động và rộng lớn nhất của nền kinh tế nước ta do đó nó đă cung cấp một khối lượng việc làm lớn cho người lao động.

    d) Khuyến khích phát triển các vùng:
    Ở mọi khu vực của nước ta đều tồn tại các doanh nghiệp nhà nước nhằm giúp cân đối chênh lệch về kinh tế giữa các vùng, khuyến khích các vùng phát triển kinh tế. Do khu vực doanh nghiệp nhà nước rộng khắp và được nhà nước đầu tư giúp các vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.

    e) Tránh tập trung hoá thu nhập ở một bộ phận dân cư:
    Các doanh nghiệp tư nhân th́ tập trung chủ yếu ở các khu vực kinh tế năng động nhất của đất nước. Nó thu hút nguồn lao động làm cho bộ phận dân cư phân bố không đồng đều, thu nhập cao tại các thành phố lớn, cho nên các doanh nghiệp nhà nước là công cụ đắc lực giúp tránh tập trung hoá thu nhập vào một bộ phận dân cư.

    f) Đạt được sự độc lập với các công ty nước ngoài:
    Các doanh nghiệp nhà nước là thành phần kinh tế nhà nước, do nhà nước cấp vốn và đầu tư, hoạt động các doanh nghiêp chủ sở hữu là nhà nước v́ vậy nó không liên quan tới các công ty nước ngoài, không có sự chi phối của các công ty nước ngoài.

    g) Chỉ đạo phương hướng phát triển:
    Doanh nghiệp nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế nước ta, nó thuộc thành phần kinh tế quốc gia, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả của nó mang lại đi song song với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Doanh nghiêp nhà nước là đầu tàu cho các khu vực kinh tế khác, là phương hướng chỉ đạo cho sự phát triển.
    Tóm lại sự tồn tại khách quan của khu vực doanh nghịêp nhà nước có thể được gói gọn trong ba nguyên nhân chính sau đây:
    Nền kinh tế thị trường ra đời và phát triển ngày càng lớn mạnh. Đi kèm với nó là những khiếm khuyết mà bản thân thị trường không thể giải quyết được. Do đó doanh nghiệp nhà nước ra đời nhằm hạn chế những khiếm khuyết này của thị trường.
    Các nền kinh tế phát triển đă h́nh thành khu vực doanh nghiệp nhà nước như là một phương tiện để chính phủ thực hiện những mục tiêu kinh tế: ngăn ngừa sự độc quyền của khu vực tư nhân đối với lợi ích chung của xă hội như trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá công, an ninh quốc pḥng Các doanh nghiệp nhà nước cũng được thành lập để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia.
    Cũng như các nước đă phát triển, chính phủ các nước đang phát triển cũng thành lập doanh nghịêp nhà nước để tạo lập cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ công cộng. Tuy nhiên khác với các quốc gia phát triển, v́ muốn đuổi kịp các nước tiên tiến, chính phủ các nước đang phát triển thường dựa nhiều hơn vào các doanh nghiệp nhà nước, xem chúng như là công cụ để tăng trưởng.

    II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
    1. Ư nghĩa phân tích t́nh h́nh hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước
     
Đang tải...