Thạc Sĩ Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Qua hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, dần dần đi vào nề nếp, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng. Trong sự nghiệp đổi mới đó, việc cải cách kinh tế được xem là một khâu quan trọng nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song thực tế cho thấy, còn có nhiều khó khăn lúng túng trong việc định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.

    Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF đối với tất cả các doanh nghiệp, năm 2004, Việt Nam được vị trí 77 trong 104 quốc gia được khảo sát [7, 22]. Theo WB, các DNNN năng lực cạnh tranh được xếp thứ 87/104 nước được điều tra trong năm 2004 [7], [22]. Điều đó cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất yếu kém trước ngưỡng cửa hội nhập. Nguyên nhân là do hiệu quả SXKD chưa cao, số doanh nghiệp thua lỗ ngày càng gia tăng.

    Đến nay, trải qua nhiều giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và sắp xếp lại, nhưng hiệu quả của các DNNN vẫn chưa có triễn vọng tốt đẹp, thậm chí trong những năm 1996 trở lại đây, hiệu quả SXKD lại có xu hướng giảm đi. Các DNNN chỉ mới có thể sử dụng được khoảng 60% nguồn lực hiện có, với tính hiệu quả khoảng 25% do mất động lực [37].

    Sau bốn năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, đặc biệt sau Nghị quyết lần thứ 3 BCHTƯ khoá IX, hệ thống DNNN đã có những bước chuyển biến cơ bản, trên 50% số lượng DNNN được sắp xếp lại. Trong bốn năm qua đã sắp xếp được 2.569 DNNN trong đó cổ phần hoá được 1.630 DNNN, bình quân mỗi năm cổ phần hoá trên 400 DNNN.

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt là triển khai Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và chuẩn bị gia nhập WTO, hàng rào và “phao cứu sinh” của các doanh nghiệp sẽ không còn, đây là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với các DNNN đòi hỏi phải “lột xác”, tăng cường sức cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD để đứng vững trên thương trường.

    Đạt hiệu quả SXKD và nâng cao hiệu quả SXKD luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu và nó trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình là một trong số các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất của tỉnh. Những năm qua, Công ty đã nổ lực phấn đấu không ngừng để đảm bảo cho hoạt động SXKD của đơn vị dần đi vào ổn định và tạo ra được chổ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, những năm trở lại đây các doanh nghiệp nói chung và Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đó là sự thu hẹp của thị trường do sản phẩm của Công ty bị cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả SXKD là mục tiêu sống còn cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty. Nhận thức được điều này, với mong muốn góp một phần vào sự phát triển của Công ty, tạo cho Công ty chiếm được chổ đứng vững chắc trên thị trường, tôi đã chọn đề tài:

    "Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn từ việc nghiên cứu thực trạng hoạt động sẽ đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...