Tiểu Luận Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    một số lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp

    1.1 KháI niệm, ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
    nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
    trường

    1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà
    quản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu.
    Hiệu quả theo cách duy nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản
    ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít
    và kết quả mang lại càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiệu quả kinh tế càng cao
    và ngược lại.
    Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêm
    ngặt chế độ hạch toán kinh tế, đảm bảo lấy doanh thu bù đắp được chi phí và có
    lãi đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả cao để doanh
    nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế có nhiều thành phần, có
    cạnh tranh và quan hệ quốc tế với nước ngoài ngày càng được mở rộng.
    Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trù
    kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình
    độ khai thác các nguồn lực( nhân tài, vật lực, nguồn vốn ) và trình độ chi phí
    các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh
    doanh. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta
    hiện nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
    hội.
    Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanh
    nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân.
    Còn hiệu quả xã hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt
    động góp phần nâng cao trình độ văn hoá xã hội và lĩnh vực thoả mãn nhu cầu
    hàng hoá - dịch vụ, góp phần nâng cao văn minh xã hội Tiêu chuẩn của hiệu
    quả xã hội là sự thoả mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự tương ứng với các
    nguồn nhân tài, vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó. Hiện nay hiệu quả xã hội của
    hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các biện pháp xã hội của Nhà
    nước trong từng thời kỳ.
    Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất
    với nhau. Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồng
    thời doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xây
    dựng công trình công cộng, xoá đói giảm nghèo . Như vậy, doanh nghiệp vừa
    đạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả xã hội. Nếu doanh nghệp có hiệu
    quả kinh tế kém thì cũng không đạt được hiệu quả xã hội. Đối với doanh nghiệp
    Nhà nước được giao nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục đích phục vụ hải đảo, miền
    núi thì chi phí rất cao làm cho giá thanh toán trở thành đặc biệt, cao hơn giá thị
    trường chấp nhận hoặc giá chỉ đạo của Nhà nước do đó doanh nghiệp sẽ thua lỗ.
    Vì vậy, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế, nhưng thực hiện được
    hiệu quả xã hội. Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ
    là tương đối vì có thể chỉ tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
    hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quả
    kinh tế một cách độc lập mà còn xem xét cả hiệu quả xã hội.
    Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh
    doanh phải đem lại hiệu quả.Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu
    quả kinh tế bởi vì có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển
    được.
    Trong khoá luận này, khi nói đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    chỉ xét trên phương diện hiệu quả kinh tế. Ta có thể mô tả hiệu quả kinh tế bằng
    công thức sau:
    Hiệu quả
    kinh tế
    Kết quả đạt được
    =
    Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đạt được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...