Tiến Sĩ Hiệu quả hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    Chuyên ngành: Tài chính, ngân hàng
    NĂM – 201
    3[/B]


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU xi
    CHƯƠNG 1: QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
    . 1
    1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa . 1
    1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa . 2
    1.1.2.1. Tham khảo cách phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới . 3
    1.1.2.2. Theo cách phân loại của Việt Nam . 5
    1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 6
    1.1.4. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế nhiều thành phần 9
    1.1.5. Cơ hội và thách thức đối với DNNVV khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. 9
    1.1.5.1. Những cơ hội . 10
    1.1.5.1.1. Những thách thức . 11
    1.2. QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV . 14
    1.2.1. Sự cần thiết hình thành và phát triển của Quỹ BLTD đối với DNNVV 14
    1.2.2. Khái niệm về Quỹ BLTD . 16
    1.2.3. Mô hình hoạt động . 17
    1.2.4. Các khái niệm có liên quan đến hoạt động của Quỹ BLTD 18
    1.2.5. Chức năng của Quỹ BLTD đối với DNNVV . 19
    1.2.5.1. BLTD cho các DNNVV
    1 1.2.5.2. Tư vấn về đầu tư tài chính và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ các DNNVV phát triển . 20 1.2.5.3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của bên được bảo lãnh 21
    2.6. Vai trò của Quỹ BLTD đối với DNNVV . 22
    1.2.6.1. Góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước đối với
    DNNVV . 22
    1.2.6.2. Tạo điều kiện cho DNNVV tíêp cận vốn tín dụng tại các TCTD . 23
    1.2.6.3. Góp phần gián tiếp trong việc ổn định và thu hút lao động cho các
    DNNVV . 24
    1.2.6.4. Góp phần tăng năng lực quản lý và điều hành cho các DNNVV 24
    1.2.7. Mối quan hệ giữa Quỹ BLTD, TCTD và DNNVV . 25
    1.2.8. Hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD tác động đến DNNVV . 26
    1.3. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍNH DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV . 27
    1.3.1. Khái niệm về hiệu quả 27
    1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả . 28
    1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUỸ BLTD ĐỐI VỚI DNNVV 33
    1.4.1. Môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội . 33
    1.4.1.1. Môi trường chính trị 33
    1.4.1.2. Môi trường pháp lý 34
    1.4.1.3. Môi trường kinh tế xã hội 34
    1.4.2. Chính sách bảo lãnh tín dụng hỗ trợ phát triển của DNNVV của nhà nước 35
    1.4.3. Năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa . 36
    1.4.4. Năng lực của các ngân hàng thương mại . 37
    1.4.5. Nhu cầu bảo lãnh tín dụng của các DNNVV . 37
    1.4.5.1. Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu 38
    1.4.5.2. Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu . 42
    1.5. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI . 42
    1.5.1. Quỹ bảo lãnh tín dụng ở một số nước 42
    1.5.1.1. Quỹ BLTD tại Trung Quốc . 43
    1.5.1.2. Quỹ BLTD tại Hàn Quốc 46
    1.5.1.3. Quỹ BLTD tại Malaysia . 47
    1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 48

    TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 51

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG THỜI GIAN QUA 52
    2.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỸ BLTD ĐỐI VỚI DNNVV Ở VIỆT NAM 52
    2.1.1. Vốn hoạt động 52
    2.1.2. Mô hình hoạt động . 54
    2.1.3. Điều kiện thành lập 57
    2.1.4. Cơ cấu tài chính 58
    2.1.4.1. Đối với Quỹ BLTD hoạt động độc lập . 58
    2.1.4.2. Đối với trường hợp không thành lập Quỹ BLTD . 60
    2.2. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU BLTD CỦA CÁC DNNVV TẠI VIỆT NAM 61
    2.2.1. Qui trình nghiên cứu 61
    2.2.2. Thiết kế thang đo 63
    2.2.3. Thang đo của các nghiên cứu trước . 63
    2.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi . 63
    2.2.5. Nghiên cứu định lượng . 64
    2.2.5.1. Phương thức lấy mẫu . 64
    2.2.5.2. Cỡ mẫu 64
    2.2.5.3. Xử lý và phân tích dữ liệu . 64
    2.2.6. Kiểm định và đánh giá thang đo 70
    2.2.6.1. Phân tích Cronbach’s Alpha . 70
    2.2.6.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 72
    2.2.7. Kiểm định mô hình và các giả thuyết 75
    2.2.8. Kết luận qua kiểm định mô hình 84
    2.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BLTD TRONG THỜI GIAN QUA 85
    2.3.1. Hiệu quả hoạt động 85
    2.3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 85
    2.3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội 92
    2.3.2. Những hạn chế của Quỹ BLTD đối với DNNVV 94
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế . 96
    2.3.3.1. Về phía chính sách và các cơ quan quản lý nhà nước 96
    2.3.3.2. Về phía Quỹ bảo lãnh tín dụng 103
    2.3.3.3. Về phía các tổ chức tín dụng . 108
    2.3.3.4. Về phía bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa . 109
    2.3.3.5. Về phía các tổ chức hiệp hội . 111

    TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2 113

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM . 114
    3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NHÀ NƯỚC 114
    3.1.1. Định hướng phát triển DNNVV của đất nước . 114
    3.1.2. Mục tiêu, yêu cầu và định hướng phát triển Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV của nhà nước . 116
    3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ BLTD Ở VIỆT NAM . 117
    3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ BLTD ĐỐI VỚI DNNVV Ở VIỆT NAM 119
    3.3.1. Giải pháp đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng . 119
    3.3.2. Giải pháp đối với DNNVV 122
    3.3.3. Lộ trình hoàn thiện hoạt động Quỹ BLTD . 125
    3.4. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ 127
    3.4.1. Đối với các tổ chức tín dụng 127
    3.4.2. Đối với các tổ chức hiệp hội 129
    3.5. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN 130
    3.5.1. Cải thiện môi trường pháp lý . 130
    3.5.2. Xây dựng mô hình hoạt động của Quỹ BLTD . 134
    3.5.3. Chính sách hỗ trợ . 135
    3.5.4. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ . 144

    TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3 144
    KẾT LUẬN . 146
    Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả . 148
    Danh mục tài liệu tham khảo . 149 vii

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm hơn 97% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, thu hút một lượng lớn lao động, giải quyết công ăn việc làm, đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và duy trì các ngành nghề truyền thống. Đặc thù của DNNVV ở Việt Nam là trình độ quản lý yếu kém, sử dụng chủ yếu là lao động phỗ thông, máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là thiếu vốn hoạt động.
    DNNVV là đối tượng đang được quan tâm mật thiết của các tổ chức xã hội, các cấp quản lý. Chính vì vậy, nhằm gián tiếp hỗ trợ các DNNVV, Chính phủ đã chỉ đạo một trong những giải pháp để cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD.
    Thực tế, một số địa phương đã thành lập các Quỹ BLTD DNNVV từ năm 2001. Tuy nhiên, hiện nay các Quỹ BLTD vẫn chưa hoạt động hiệu quả, chưa góp phần hỗ trợ các DNNVV phát triển.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Hiệu quả hoạt động Quỹ BLTD đối với DNNVV tại Việt Nam” đã được chọn để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Mục đích của nghiên cứu là phát triển sự hiểu biết về khoản vay có bảo đảm từ Quỹ BLTD đối với DNNVV cũng như vai trò của Quỹ BLTD trong phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
    - Xác định nhu cầu được cấp BLTD để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
    - Phân tích tìm ra những nguyên nhân và những hạn chế của Quỹ BLTD DNNVV hiện nay ở Việt Nam.
    Từ đó đưa ra các giải pháp để các Quỹ BLTD đối với DNNVV hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động của các Quỹ BLTD đối với DNNVV ở Việt Nam và những giới hạn của DNNVV ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài giới hạn nghiên cứu sự phát triển của Quỹ BLTD DNNVV, những giới hạn của DNNVV; đề tài không nghiên cứu sự hình thành và phát triển của DNNVV.
    4. Tình hình các nghiên cứu trước đây

    Liên quan đến DNNVV, những vấn đề lý luận cũng như tín dụng hỗ trợ phát triển DNNVV đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu ở trong nước và quốc tế. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu quan trọng gần nhất có liên quan đến Luận án này, như:
    - Trong Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tác giả Phạm Văn Hồng (2007) đã tập trung vào đánh giá những khó khăn cũng như thuận lợi khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV tại Việt Nam.
    - Trong Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNNVV”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2008) đã nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng và DNVVN, đề cập những vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ , xem xét các DNVVN như là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân loại các DNVVN thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận. Đề tài đã đưa ra các giải pháp chuyên sâu, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Phân tích kinh nghiệm quốc tế từ các nền kinh tế có mức độ phát triển khác nhau để định vị hệ thống các DNVVN Việt Nam và các ngân hàng thương mại Việt Nam trên bản

    đồ toàn cầu từ đó tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lược và định hướng đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
    - Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế: “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại Cổ phần trên địa bàn TP. HCM”, tác giả Võ Đức Toàn (2012) đã phân tích tìm ra những nguyên nhân và những hạn chế làm cho DNNVV khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng nói chung và của các NHTM Cổ phần trên địa bàn Tp.HCM nói riêng. Góp phần đưa ra các giải pháp để các DNNVV có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn, đồng thời ngân hàng cũng có cái nhìn mới về các DNNVV trong hoạt động tín dụng của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...