Tiến Sĩ Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    DANH MỤC VIẾT TẮT v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC HÌNH VẼ . vi
    LỜI NÓI ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ . 14

    1.1. Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 14
    1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ .14
    1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ . 17
    1.1.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 19
    1.1.4. Mô hình hóa mối quan hệ giữa các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ .28
    1.1.5. Vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 29
    1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ . 33
    1.2.1. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ .33
    1.2.2. Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ . 49
    1.2.3. Các mô hình được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 53
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ .59
    1.3.1. Các nhân tố vi mô 59
    1.3.2. Các nhân tố vĩ mô 63
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 66

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 67
    2.1. Khái quát về sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và vấn đề huy động vốn đầu tư của DNBH phi nhân thọ Việt Nam .67
    2.1.1. Khái quát về sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 67
    2.1.2. Vấn đề huy động vốn đầu tư của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam 70
    2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư của các DNBH phi nhân thọ
    Việt Nam năm 2007- 2011 .85
    2.2.1. Thực trạng tổng vốn đầu tư của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam 85
    2.2.2. Thực trạng cơ cấu danh mục đầu tư của các DNBH phi nhân thọ
    Việt Nam 95
    2.2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư của các DNBH phi nhân thọ Việt
    Nam năm 2007 – 2011 97
    2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 122
    2.3.1. Kết quả 122
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .128
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 138

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM .. 139
    3.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới .139
    3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước .139
    3.1.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn tới .142
    3.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung
    và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng 146
    3.2.1. Những cơ hội .146
    3.2.2. Những thách thức 148
    3.3. Định hướng hoạt động đầu tư đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 153
    3.3.1. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo
    hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng 153
    3.3.2. Định hướng hoạt động đầu tư đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .154
    3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .155
    3.4.1. Nhóm giải pháp vi mô .156
    3.4.2. Nhóm giải pháp vĩ mô .173
    3.4.3. Lộ trình thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
    của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .179

    KẾT LUẬN . . 181
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 182
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 183
    PHỤ LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài


    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang trên đà trở thành một ngành kinh tế vững mạnh, đóng vai trò đảm bảo sự ổn định của nền sản xuất xã hội và trở thành một kênh huy động vốn lớn cho
    nền kinh tế.
    Do đặc thù riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là có chu trình kinh doanh đảo ngược, nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có doanh thu trước (từ việc nhận phí bảo hiểm) rồi thực hiện việc bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm sau nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, trong một khoảng thời gian nhất định, nguồn thu này sẽ không dùng hết để bồi thường hay chi trả ngay nên các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng nguồn phí này để đầu tư nhằm tăng khả năng chi trả, bồi thường bảo hiểm hay thực hiện giảm phí, cũng như gia tăng quyền lợi khác cho bên mua bảo hiểm, qua đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao năng lực cạnh tranh và làm gia tăng thu nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm.
    Mỗi nhà đầu tư khi góp vốn để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm đều nhận thức, có hai hoạt động được thực hiện song song trong doanh nghiệp bảo hiểm đó là hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động đầu tư. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, vì các hợp đồng bảo hiểm có kỳ hạn ngắn (trong vòng một năm) nên tính tương thích của hai hoạt động này càng được thể hiện rất rõ. Như vậy, để duy trì và phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói chung cần đặt hai hoạt động này trong một tổng thể hoàn chỉnh và thực hiện một cách khoa học, vì điều này sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm.
    Ngoài ra, vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán cũng hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Đứng trên góc độ quản lý Nhà nước, việc giám sát khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được thực hiện theo đúng quy định của luật pháp nhằm đảm bảo sự ổn định của các hoạt động trong nền kinh tế nói chung. Các quy định pháp luật này phải được xây dựng dựa trên sự tham khảo các quy định quốc tế, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với môi trường của Việt Nam. Hiện nay, các thị trường bảo hiểm phát triển trên thế giới đều dựa vào khung giám sát chung (Solvency1). Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay, việc giám sát khả năng thanh toán chủ yếu sẽ dựa vào biên khả năng thanh toán tối thiểu Và biên khả năng thanh toán cho biết mức độ chịu đựng rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro xảy ra khiến chi phí bồi thường lớn mức dự phòng. Chính vì thế, để đáp ứng biên khả năng thanh toán ở một mức độ nhất định thì doanh nghiệp cần phải có một mức vốn chủ sở hữu tối thiểu (điều này phù hợp với Solvency) và cần đảm bảo danh mục đầu tư của mình đạt được một mức tỷ suất lợi nhuận nào đó. Cả hai điều này dẫn đến sự gia tăng mức chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ 3. Do đó, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phụ thuộc nhiều vào lượng vốn chủ sở hữu huy động được và việc tiến hành các hoạt động đầu tư trên tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
    Như vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm là hết sức cần thiết. Việc đánh giá này phải dựa trên cơ sở của các

    1 Là hệ thống dựa vào rủi ro để xác định yêu cầu vốn đối với các DNBH nhằm đảm bảo khả năng thanh toán
    2 Theo thông tư số 156/2007/TT-BTC: biên khả năng thanh toán tối thiểu được tính dựa trên doanh thu phí bảo hiểm. Các DNBH được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ và
    có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
    3 Biên khả năng thanh toán của DNBH là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của
    DNBH tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. nguyên tắc đầu tư phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm, có hai vấn đề liên quan nổi lên cần xem xét: thứ nhất, các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm; thứ hai, vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm một cách đầy đủ hơn từ các góc độ thì ngoài việc đưa ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chúng ta còn có thể chỉ ra được những định hướng cơ bản để phát triển thị trường bảo hiểm.
    Do hoạt động bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ gắn liền với những đặc điểm hoạt động kinh doanh riêng nên hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ sẽ có những đặc thù và yêu cầu riêng. Trong luận án này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ để góp phần trả lời câu hỏi còn chưa được trả lời thỏa đáng trong hiện nay: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam?
    2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

    Mục tiêu của luận án:

    Khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư của DNBH cho đến nay vẫn chưa được xác định với các tiêu chí rõ ràng. Nhìn chung, không có sự phân biệt giữa khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư của DNBH với các DN khác. Tại Việt Nam, khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư của một DN nói chung vẫn chỉ xoay quanh vấn đề cần đạt được tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao. Trong khi đó theo như lý thuyết tài chính, đầu tư hiện đại cần xem xét hoạt động đầu tư dưới góc độ lợi nhuận đi đôi với rủi ro. Và mỗi yêu cầu đầu tư của một nhà đầu tư còn kèm theo những đặc điểm riêng do đặc thù của hoạt động đầu tư, do quan điểm của nhà đầu tư hình thành nên. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả
    hoạt động đầu tư của DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ nói riêng cần xây dựng khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư với nguyên tắc, tiêu chí phù hợp với đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư đã được hình thành một cách khoa học, cần vận dụng các phương pháp tính toán, nghiên cứu trong tài chính hiện đại để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của DNBH. Để nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc, luận án sẽ đi vào vấn đề hiệu quả hoạt động đầu tư của DNBH phi nhân thọ.Vì giữa DNBH nhân thọ và phi nhân thọ có sự khác biệt đáng kể trong đặc điểm hoạt động kinh doanh, do sự khác biệt về kỳ hạn của hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm . Chính vì vậy, luận án đặt ra các mục tiêu sau:
    - Hệ thống hóa lý thuyết về hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
    - Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...