Luận Văn Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh A

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam là nước nông nghiệp. Thời gian qua nông
    nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là sản xuất
    lương thực đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an
    ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công
    nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ

    Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang,
    hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng
    với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế
    lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực
    trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng lúa nếp.

    Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm
    nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803
    ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng
    thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của
    Thái Lan.

    Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển
    kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống
    cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Tân, phù hợp với chủ trương,
    chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh An Giang về
    phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.




    1
    Bên cạnh những kết quả đạt được nghề trồng lúa nếp ở Phú
    Tân vẫn còn một số hạn chế như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu,
    giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn
    định Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất,
    chất lượng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp của địa phương.

    Từ những nội dung đã nêu trên. Để góp phần tìm hiểu và
    làm rõ hơn hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời
    kỳ mở cửa và hội nhập, bên cạnh khắc phục những khó khăn, tồn
    tại, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh
    An Giang” làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001
    đến nay.
    3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Đối tượng
    - Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang dưới góc độ
    kinh tế chính trị.
    b. Nhiệm vụ
    - Tìm hiểu vai trò, sự cần thiết của sản xuất lương thực (lúa
    nếp) trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Và chủ trương,
    chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực.



    2
    - Đánh giá thực trạng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp.
    Rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả
    của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp và hiệu quả của nó trong
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An
    Giang từ 2001 đến nay.
    5. Đóng góp của khóa luận
    Khóa luận được thông qua sẽ có ý nghĩa lí luận lẫn thực tiễn:
    - Khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách
    của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế nông nghiệp.
    - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân,
    tỉnh An Giang.
    - Đưa ra một vài kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả
    của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời
    gian tới.
    - Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho chính quyền địa
    phương trong quá trình lãnh đạo để phát triển kinh tế nông nghiệp.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
    phương pháp logic kết hợp với lịch sử.
    - Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô
    hình hóa
    7. Kết cấu khóa luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...