Luận Văn Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Từ xưa đến nay, dù ở vị trí nào người phụ nữ cũng luôn có những vai trò đặc biệt quan trọng. Trong gia đình, họ là người mẹ, người vợ đảm đang; ngoài xã hội họ là người
    giỏi dang, tháo vát. Thực tế cho thấy, có không ít những phụ nữ thành đạt trong cuộc sống,
    trong số đó có một bộ phận không nhỏ những phụ nữ nắm giữ những vị trí quan trọng
    trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Tuy nhiên, với “thiên chức” làm mẹ, người phụ nữ phải mất khá nhiều thời gian cho việc sinh con và nuôi dạy con. Bên cạnh đó, họ còn phải gánh vác các công việc nội trợ của gia đình, chính vì thế thời gian để họ tiếp cận cơ hội phát triển còn hạn chế.
    Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập và phát triển nhưng điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức. Những rủi ro của cơ chế kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận nhân dân. Trong đó, phụ nữ là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đặt biệt là phụ nữ nông thôn. Để giúp phụ nữ đối phó những khó khăn này; Nhà nước đã có một số chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống và tham gia hoạt động xã hội.
    Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên thuộc khu vực duyên hải Nam trung bộ có điều kiện
    kinh tế – xã hội về cơ bản còn khó khăn. Trong 14 xã, phường của thị xã thì Xuân Bình là một trong những xã có điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống của người dân trong nhiều năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân nhìn chung còn thấp. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên không được ưu đãi, hàng năm còn chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ, thời tiết bất thường nên hoạt động kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều trở ngại. Chính vì lẽ đó, nhu cầu được quan tâm, hỗ trợ để phát triển kinh tế gia đình của người dân nói chung và của phụ nữ nói riêng là rất lớn. Trong những năm qua, chính quyền xã và trực tiếp là Hội liên hiệp phụ nữ xã đã triển khai thực hiện một số chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống và tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phụ nữ vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.
    Với tất cả những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế” nhằm tìm hiểu về thực trạng của việc thực hiện chính sách, qua đó chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng
    và đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách này.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu của chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu thực trạng về hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; đánh giá, phân tích chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng; từ đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách này.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận về chính sách xã hội và phát triển cộng đồng.
    - Tìm hiểu thực trạng về hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông
    thôn phát triển kinh tế tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.





    - Chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng trên.
    - Đề xuất những khuyến nghị góp phần thực hiện các chính sách hiệu quả hơn.
    3. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế ở xã
    Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Trong điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế ở 100 phụ nữ ( ứng với 100 hộ gia đình) ở 05 thôn của xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
    3.3. Khách thể nghiên cứu
    Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên khách thể là 100 phụ nữ (ứng với 100 hộ gia
    đình) của xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
    Cụ thể số lượng như sau:


    TT THÔN SỐ LƯỢNG MẪU
    1 Bình Thạnh 35
    2 Thọ Lộc 25
    3 Tuyết Diêm 15
    4 Quán Đế 15
    5 Diêm Trường 10
    4. Giả thuyết nghiên cứu


    - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ở nông thôn ở xã Xuân Bình chưa có công ăn việc làm ổn định, đời sống kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiệu quả của một số chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế ổn định cuộc sống gia đình còn thấp.


    - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng về hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế hiện nay. Trong đó, vửa có nguyên nhân xuất phát từ phụ nữ vừa có nguyên nhân xuất phát từ chính quyền địa phương.


    - Với những nguồn lực của địa phương: sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền các cấp, nguồn lao động nữ dồi dào, cơ hội việc làm cho lao động nữ từ khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu, trong tương lai những chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế ở xã Xuân Bình sẽ được phát huy và hiệu quả ngày càng cao, kinh tế của phụ nữ ngày càng phát triển, đời sống của họ ngày càng được cải thiện.


    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật
    biện chứng, phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


    - Phương pháp trưng cầu ý kiến.


    - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu.





    - Phương pháp phỏng vấn.


    - Phương pháp quan sát.


    - Phương pháp lân la trò chuyện với người dân.


    - Phương pháp thống kê toán học, đánh giá qua kết quả thực tế điều tra.


    6. Ý nghĩa của đề tài


    6.1. Ý nghĩa lý luận


    Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào hệ thống cơ sở lý luận của khoa học Chính sách xã hội. Đồng thời sẽ làm tài liệu góp phần phục vụ cho nhu cầu tham khảo, nghiên cứu của sinh viên ngành Công tác xã hội sau này.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ về thực trạng
    hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế ở xã Xuân Bình. Từ đó đề xuất những kiến nghị góp phần giúp cho chính quyền địa phương có những định hướng và những giải pháp thực thi những chính sách này đạt
    hiệu quả cao hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...