Luận Văn Hiệu quả của một chương trình giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt xuất huyết dengue cho học sinh tr

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trọng tâm của công tác phòng chống sốt xuất huyết dengue (SXHD) là kiểm soát những nơi muỗi có thể đẻ trứng, trong đó, đẩy mạnh những hành vi mà người dân có thể thực hiện tại nhà như đậy nắp, súc rửa thường xuyên vật chứa nước, và loại bỏ những vật phế thải có thể chưá nước. Sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện những hành vi này thường là rất thấp(6),(7), với một trong những nguyên nhân là những hành vi nói trên đòi hỏi công sức và thời gian. Nghiên cứu ở Honduras đưa việc giảng dạy về bệnh SXHD và muỗi vằn vào trường học và nhấn mạnh phương pháp can thiệp giáo dục hướng tới học sinh là cách làm có hiệu quả nhằm tăng cường sự hiểu biết cho cha mẹ học sinh, từ đó đẩy mạnh sự tham gia của các thành viên trong gia đình vào việc kiểm soát những nơi muỗi đẻ xung quanh nhà(1). Mô hình can thiệp ở Thái Lan thông qua học sinh cho thấy tỉ lệ mắc SXHD có giảm ở cả học sinh trong trường và các nhóm tuổi khác(12). Newton G. Madeira nghiên cứu giáo dục sức khỏe trong trường học như là một chiến lược để kiểm soát SXHD, kết quả đã nâng cao kiến thức ở nhóm học sinh can thiệp, nhưng chỉ số nhà có lăng quăng lại quá cao(2). Bình Dương là một tỉnh công nghiệp phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn kéo theo sự hình thành của rất nhiều nhà trọ, dân cư đông đúc, và thói quen trữ nước sinh hoạt trong lu, khạp là rất phổ biến. Theo báo cáo của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh, vào năm 2008 có 5.257 trường hợp mắc SXHD (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2007), và 13 trường hợp tử vong (số tử vong cao nhất nước). Việc tìm ra một mô hình can thiệp cộng đồng nhằm kiểm soát trung gian truyền bệnh là rất cấp thiết cho Bình Dương. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự tham gia của học sinh vào những hoạt động kiểm soát muỗi mang lại những kết quả khích lệ. Để chuẩn bị cho những chương trình can thiệp với sự tham gia của học sinh, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định hiệu quả của một chương trình giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, và thực hành của học sinh cấp 2 trong phòng chống SXHD.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Avila Montes GA, Martinez M, Sherman C, Fernandez Cerna E (2004). Evaluation of an educational module on dengue and Aedes aegypti for schoolchildren in Honduras. Rev Panam Salud Publica. 16(2):84-94.
    2. Bộ Y tế. Sốt Dengue, sốt Xuất Huyết Dengue. tttp://www.moh.gov.vn /homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area =202&cat=1679&ID=1839 (06/06/2009).
    3. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Công Cừu, Đoàn Văn Phỉ, Trần Văn Hai. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXH tại xã Bình Thành, Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp tháng 6 năm 2006. Tạp chí Y Tế Cộng Cộng 12.2007; Số 9: (25 - 30).
    4. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Công Cừu, Đoàn Văn Phỉ, Trần Văn Hai. Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXH tại xã Bình Thành, Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 đến 2008. Tạp chí Y Tế Cộng Cộng 5.2009; Số 12: (40 - 45).
    5. Newton G. Madeira, Carlos Alberto Macharelli, José, Figueiredo Paedras, Maria C.N. Delfino (2002). Education in primary school as a strategy to control dengue. Revista da Sociedade Brasileira de Medicina tropical. 35(3):221-226.
    6. Nguyễn Đỗ Nguyên. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết dengue của các bà mẹ ở nội thành TP. Hồ chí Minh. Y học TP. Hồ chí Minh. 1999. 3(2):119-124.
    7. Nguyễn Đỗ Nguyên. Những nguy cơ hành vi liên quan đến nhiễm dengue ở trẻ em 0-10 tuổi tại nội thành TP. Hồ chí Minh. Y học dự phòng. 1999. V(16):13-18.
    8. Phạm Thị Yến, Nguyễn Đỗ Nguyên. Thái độ của cộng đồng dân cư thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương năm 2008. Y học TP.Hồ Chí Minh. 2009; tập 13; phụ bảng 1[​IMG]48 - 53)
    9. Phạm Thị Yến. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh SXH của người dân tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương năm 2008. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
    10. Phạm Văn Tường, Bùi Văn Chung, Nguyễn Văn An, Phan Ngọc Châu, Nguyễn Thị Ngát, Phùng Công Chánh. Nghiên cứu tác dụng các biện pháp giáo dục hành động trong chăm sóc sức khỏe nhân dân tại hai xã của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Y Học TP. Hồ Chí Minh 2006; tập 10; phụ bản số 4: (49 - 54).
    11. Tạ Công Thủy Tiên (2004). Kiến thức, thái độ, thực hành của những bà mẹ có con dưới 10 tuổi tại Thị trấn Lái Thiêu – Thuận An – Bình Dương năm 2004. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
    12. Wangroongsarb Y (1997). Dengue control through schoolchildren in Thailand. Dengue bulletin, Vol 21.
     
Đang tải...