Báo Cáo Hiệu quả của fdi và đòi hỏi việc thay đổi chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tổng quan về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam


    1. Bối cảnh kinh tế thế giới


    Trong gần một thập kỷ qua, diễn biến tình hình trên thế giới có nhiều phức tạp. Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế gia tăng mạnh cùng sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới đã phục hồi và tăng trưởng trở lại tuy chậm. Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng nhanh và là khu vực phát triển năng động của thế giới. Các công ty đầu tư quốc tế đang áp dụng chiến lược kinh doanh toàn cầu hoặc khu vực. Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng, tạo điều kiện để khắc phục trở ngại về mặt thị trường cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ĐTNN nói riêng.


    Những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo kết quả Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009-2011 vừa công bố của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), 79% các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) đang phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đoàn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu trong khi con số này chỉ là 40% theo WIPS 2008-2010. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia (TNCs, một nguồn FDI lớn) bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thoái kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khoán đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các TNCs còn phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với khủng hoảng.


    Trong bối cảnh đó, cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và trong khu vực sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút ĐTNN từ các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này tạo nên thách thức lớn đối với Việt Nam.


    2. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua


    * 20 năm qua:


    Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở của nền kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã không ngừng được mở rộng,

    phát triển và trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, góp phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước.


    Tính đến hết năm 2010, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, với 7.305 dự án, tổng vốn đăng ký 93,97 tỷ USD, chiếm 59,8% số dự án và 49% vốn đăng ký tại Việt Nam. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút ĐTNN với 348 dự án, tổng vốn đăng ký 47,99 tỷ USD, chiếm 2,8% số dự án và 25% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Tiếp theo là các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa.


    Đến nay, 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với trên 2.146 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 2 với trên 2.650 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,1 tỷ USD. Tiếp theo là nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản và Malaysia.


    ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi thu hút nhiều nhà ĐTNN nhất chiếm 29% tổng số dự án và 16,4% tổng vốn đăng ký cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang vươn lên rất sát với thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký 26,3 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đăng ký của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Phú Yên, Thanh Hóa, và Hải Phòng. 10 tỉnh, thành phố thu hút ĐTNN lớn nhất này đã chiếm tới 75,6% tổng vốn đăng ký của cả nước (145,9 tỷ USD). 53 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm 24,4% tổng vốn đăng ký.


    * 10 năm gần đây:


    Nhìn lại 10 năm qua, có thể thấy rằng giai đoạn 2001-2010 đã chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ có tính đột phá trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN tại Việt Nam. Dòng vốn đăng ký và thực hiện tăng liên tiếp từ năm 2001 và đạt mức cao nhất vào năm 2008, năm kinh tế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái. Vốn đăng ký năm 2008 đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua với 71,7 tỷ USD đã được chấp thuận đầu tư, đồng thời vốn giải ngân của khu vực này cũng đạt mức cao nhất là 11,5 tỷ USD.


    Năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới điều chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm, cạnh tranh thu hút ĐTNN càng trở nên gay gắt, ĐTNN vào Việt Nam đã có sự suy giảm, đạt 23,1 tỷ USD, tuy chỉ bằng 32% so với năm 2008 nhưng cũng là một mức cam kết khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.


    Trong năm 2010 Việt Nam đã thu hút được 18,59 tỷ USD vốn ĐTNN đăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn). Tuy chỉ bằng 82,2% so với cùng kỳ 2009, nhưng vốn ĐTNN vào Việt Nam duy trì được con số đáng kích lệ như

    trên trong bối cảnh suy giảm toàn cầu vẫn chứng tỏ rằng môi trường đầu tư
    của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.


    Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, vốn thực hiện của các nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 8 tỷ USD. Như vậy, năm 2010, các dự án FDI năm 2010 đã đạt được mục tiêu giải ngân đề ra.


    Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, cả nước có 9.445 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư, thêm 3.945 dự án tăng vốn đưa tổng số vốn FDI trong giai đoạn này đạt tới 165,9 tỷ USD, tăng gần 3,8 lần so với giai đoạn trước (từ năm 1991- 2000, tổng vốn FDI cấp mới và tăng thêm là 43,8 tỷ USD).


    Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Giai đoạn 1991-2000, việc tăng vốn đầu tư rất ít nhưng tính từ năm 2001 đến hết 2010 có khoảng 3.945 lượt dự án mở rộng quy mô tăng vốn đầu tư với tổng vốn hơn 24,24 tỷ USD, tăng gấp 3,7 lần so với giai đoạn trước. Qua khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam; thể hiện sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cơ quan Thương mại – Đầu tư Vương quốc Anh (UKTI) năm 2010 về triển vọng đầu tư tại các nền kinh tế mới nổi cũng cho biết hơn 19% các doanh nghiệp được điều tra lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư lý tưởng trong 2 năm tới (đứng đầu là Trung Quốc với 20% doanh nghiệp lựa chọn).


    Đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết với WTO và triển khai thực hiện Luật Đầu tư 2005, Việt Nam đã thu hút được những dự án quy mô rất lớn, lên tới hàng tỷ USD trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến dầu mỏ, sản xuất thép, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế tạo và dịch vụ .


    Trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 67% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 58,9 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm gần 36% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 47,2 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng vốn thực hiện. Từ năm 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,32 tỷ USD. Đến giai đoạn 2006-2010, vốn thực hiện đạt 44,6 tỷ USD, cao gấp 3,1 lần so 5 năm trước, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 vốn FDI thực hiện đạt trên 8 tỷ USD, tăng 96% so với năm 2006. Năm 2008 đạt mức cao nhất trong 20 năm đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007. Năm 2009, vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD; năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009.

    II. Đánh giá hiệu quả và tác động của ĐTNNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam


    1. Mặt tích cực:


    Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.






    Thứ 1: ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển,
    đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế:


    Nguồn vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 2001-2005 ĐTNN chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 25%, năm 2008 đạt gần 30%, năm 2009 chiếm 25,7%, năm 2010 chiếm 25,8%.


    Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Đóng góp của khu vực ĐTNN vào GDP tăng dần qua các năm, năm 1992 đạt 2%, đến năm 2000 đã đạt tới 12,7%. Giai đoạn 2001 – 2005, đóng góp của khu vực ĐTNN vào GDP cũng tăng cao hơn so với giai đoạn trước, bình quân khoảng 14,5% / năm. Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên trong các năm 2006 – 2010 đạt bình quân 18%/ năm.






    Thứ 2: ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.


    Trong 22 năm qua, ĐTNN đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp. Khu vực có vốn ĐTNN luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước: bình quân giai đoạn 1996 - 2000 là 22,4%/năm (trong khi cả nước là 13,9%/năm); giai đoạn 2001-2008 là 17,4%/năm (trong khi cả nước tăng 16,3%/năm), năm 2010 là 17,2%


    Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ĐTNN tại một số địa phương chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.


    ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp (dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may ). Phần lớn các ngành có công nghệ cao như: khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính . đều có sự tham gia quan trọng của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

    Thứ 3: ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ:


    ĐTNN đã đóng vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện thực hoá sự hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới. ĐTNN đã tác động trực tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.


    ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy . Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án ĐTNN trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ trước đây.


    Nhiều doanh nghiệp trong nước do phải cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã cố gắng đổi mới công nghệ bằng việc nhập khẩu các thiết bị và công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Do đó đã tăng cường năng lực về công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.


    Bên cạnh chuyển giao các máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng đã chuyển giao cho đội ngũ lao động Việt Nam phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả, góp phần đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...