Tiến Sĩ Hiệu quả của điều trị nội tiết đối với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật ( FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Mục lục các biểu đồ, sơ đồ, hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 4
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5
    1.1. Định nghĩa- phân loại mãn kinh . 5
    1.2. Sự sản xuất nội tiết sau mãn kinh 6
    1.3. Tổng quan về mãn kinh do phẫu thuật cắt hai buồng trứng 13
    1.4. Thang điểm đánh giá rối loạn mãn kinh MRS 15
    1.5. Điều trị nội tiết mãn kinh . 17
    1.5.1. Một số nguyên tắc của điều trị nội tiết mãn kinh . 17
    1.5.2. Lợi ích của điều trị nội tiết mãn kinh 21
    1.5.3. Nguy cơ 24
    1.5.4. Nhu cầu của liệu pháp nội tiết thay thế trên phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật . 26
    1.5.5. Các phác đồ điều trị nội tiết mãn kinh 28
    1.5.6. Biệt dược premarin 35
    1.5.7. Tình hình sử dụng nội tiết ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật 35

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.1. Thiết kế nghiên cứu . 37
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 37
    2.3. Tiêu chuẩn nhận và loại trừ . 38
    2.4. Biến số nghiên cứu . 40
    2.5. Phương pháp tiến hành . 45
    2.6. Phân tích số liệu . 50
    2.8. Y đức 52
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ . 53
    3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 55
    3.2. Hiệu quả của điều trị nội tiết ở phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật . 63
    3.3. Tác dụng không mong muốn 76
    3.4. Phân tích các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị . 78
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 83
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 83
    4.2. Hiệu quả của điều trị nội tiết ở phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật . 86
    4.2.1. Đối với triệu chứng vận mạch . 86
    4.2.2. Đối với triệu chứng tâm lí . 91
    4.2.3. Nhu cầu điều trị lpnttt mãn kinh đối với phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật 95
    4.3. Tác dụng không mong muốn 97
    4.4. Phân tích các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị . 99
    4.5. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu 103
    4.5.1. Đánh giá phương pháp nghiên cứu 103
    4.5.2. Đánh giá qui trình chọn mẫu . 105
    4.5.3. Đánh giá phương pháp thu thập và xử lí số liệu . 106
    KẾT LUẬN 107
    KIẾN NGHỊ 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngày nay, khoa học phát triển, tuổi thọ con người ngày càng tăng, người phụ nữ phải trải qua 1/3 cuộc đời trong tuổi mãn kinh. Từ năm 1999, thế giới đã chọn ngày 18/10 hàng năm là Ngày quốc tế người mãn kinh. Sự kiện này chứng tỏ tất cả mọi người hiện nay ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh dù do bất kì nguyên nhân gì.
    Trên thế giới và ở nước ta đã có khá nhiều nghiên cứu về tuổi mãn kinh tự nhiên. Tuy nhiên còn một vấn đề quan trọng là mãn kinh do phẫu thuật cắt hai buồng trứng (có hoặc không cắt tử cung), với cuộc sống người phụ nữ phải trải qua khá dài mà không có nội tiết sinh dục, như vậy hậu quả của các rối loạn trong thời kì mãn kinh càng nặng nề hơn. Phẫu thuật cắt hai buồng trứng được thực hiện nhiều trong các bệnh lí như: u xơ tử cung có chỉ định mổ, khối u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung . Tại Mỹ hàng năm có khoảng 650.000 trường hợp mổ cắt hai buồng trứng. Chỉ định mổ đa số là do nguyên nhân u xơ tử cung (60%). 90% các trường hợp phải phẫu thuật cắt hai buồng trứng là lành tính [12]
    Sau phẫu thuật cắt hai buồng trứng, người phụ nữ sẽ phải chịu tình trạng ngưng nội tiết đột ngột dẫn đến những thay đổi khó chịu ngay lập tức, điều này hoàn toàn khác hẳn với những phụ nữ mãn kinh tự nhiên với thời kì chuyển tiếp thích nghi dần là giai đoạn tiền mãn kinh[15]. Triệu chứng vận mạch là một than phiền chủ yếu và có ảnh hưởng rõ ràng lên chất lượng cuộc sống của người mãn kinh. Trong nhiều công trình nghiên cứu như Nghiên Cứu Nội Tiết estrogen/ progestin Và Tim Mạch (The Heart and Estrogen/Progestin Replacement Study- HERS) và Nghiên Cứu của Tổ Chức Sức Khỏe Phụ Nữ (World Health Initiative-WHI), rối loạn vận mạch là lý do chính để người phụ nữ lưu tâm và bắt đầu quyết định dùng nội tiết điều trị mãn kinh[64, 69]. Mặt khác, các triệu chứng rối loạn vận mạch, bốc hỏa, đổ mồ hôi là nguyên nhân tiên phát dẫn đến mất ngủ và thay đổi tính tình như mệt mỏi, cáu gắt, trầm cảm, lo lắng . Và tất cả những tác động tiêu cực này cùng với thay đổi về tiết niệu, sinh dục dẫn đến suy giảm về chất lượng cuộc sống, quan hệ xã hội, việc làm . Trong quá khứ, người phụ nữ có xu hướng “thích nghi với triệu chứng” nhưng bây giờ đã có những phương pháp điều trị để giảm triệu chứng mục đích cải thiện cuộc sống. Do đó, nếu tìm được phương cách điều trị các rối loạn cấp bách sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tuổi mãn kinh. Một phương pháp cho hiệu quả ngay là dùng nội tiết.
    Qua nhiều thập kỉ, mặc dù y học chứng cứ đã có các công trình quan sát về việc sử dụng nội tiết cho người mãn kinh, đặc biệt là mãn kinh sau phẫu thuật nhưng việc chấp nhận lợi ích thật sự của việc sử
    dụng nội tiết ở nhóm phụ nữ này vẫn còn chưa thống nhất. Với các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, thập kỷ vừa qua là thời gian đánh dấu sự dao động lớn về quan niệm sử dụng
    LPNTTT tuổi mãn kinh. Tháng 7, năm 2002 với bài báo công bố trên JAMA kết quả nghiên cứu của WHI về tác dụng bảo vệ mạch vành của LPNTTT cho thấy nghiên cứu phải ngưng giữa chừng vì tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư vú[13] . Tuy nhiên khi xem xét lại thì tuổi trung bình của bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu là 63, độ tuổi mà những rối loạn tuổi MK thường đã chấm dứt và ít có ai bắt đầu sử dụng LPNTTT ở tuổi này. Năm 2003 Hiệp Hội Mãn Kinh Quốc Tế (IMS) đã tổ chức Hội Thảo ở Vienna, trong đó IMS không chấp nhận một số lý giải của WHI và đề nghị tiếp cận một cách công bằng hơn với những dữ kiện khoa học, các nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của tuổi bắt đầu sử dụng LPNTTT đối với người dưới 60 tuổi, và LPNTTT lúc này là tương đối an toàn.
    Phụ nữ châu Á có đặc trưng khác với phụ nữ ở các nước phương Tây, châu Mỹ .về tầm vóc, lối sống Một nghiên cứu về đặc điểm tuổi mãn kinh đã cho thấy có một sự dao động lớn về các rối loạn mãn kinh ở các chủng tộc khác nhau[70]. Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến điều trị nội tiết ở đối tượng mãn kinh sau phẫu thuật. Từ nhu cầu thiết thực trên, nghiên cứu này tiến hành nhằm mong muốn góp thêm một số dữ liệu về hiệu quả của điều trị nội tiết trên triệu chứng vận mạch, tâm lý của phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật.
    Câu hỏi nghiên cứu:
     Hiệu quả của điều trị nội tiết estrogen liên hợp trong thời gian tháng trên nhóm phụ nữ mãn kinh có triệu chứng rối loạn vận mạch, tâm lí ra sao?
     Các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị?
     Các tác dụng không mong muốn của điều trị nội tiết estrogen liên hợp trong thời gian 6 tháng.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1) Xác định hiệu quả của điều trị estrogen liên hợp trong thời gian 6 tháng với các triệu chứng rối loạn vận mạch, tâm lí của phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật.
    2) Xác định các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị estrogen liên hợp.
    3) Xác định tỉ lệ tác dụng không mong muốn của điều trị estrogen liên hợp trong thời gian 6 tháng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...