Luận Văn Hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách hành chính ở nước ta được triển khai trên nhiều nội dung trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách.
    Việc cải cách theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính gắn với cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức công dân, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm phiền hà chi phí, công sức đồng thời điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước.
    Hải Phòng là một trong địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm mô hình “một cửa, một cửa liên thông” ở các cơ quan hành chính. Qúa trình cải cách thủ tục hành chính tại Hải Phòng cho thấy cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” có thể áp dụng cho tất cả các quy trình giải quyết các quan hệ hành chính giữa công dân với cơ quan hành chính. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được quy trình thực hiện các giao dịch hành chính sau một cửa nhằm đảm bảo tính thông suốt, đơn giản, gọn nhẹ và có khả năng theo dõi từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
    Thực tiễn tại Hải Phòng cho thấy khó khăn, phức tạp nhất của cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” là vấn đề tạo được mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan, các đơn vị khi tham gia vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Làm sao cho quy trình ấy thực hiện một cách đồng bộ, liên hoàn tạo thành dòng chảy công việc giữa các cơ quan, các cấp có thẩm quyền.

    Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tiễn tại Hải Phòng, nên tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu.

    2.Tình hình nghiên cứu
    Đề tài về “Cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính” nói chung đã có nhiều tài liệu đề cập đến: các luận án tiến sĩ, các luận văn cao học, khoá luận cử nhân, các bài báo, tạp chí (tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Cộng sản) nhưng đi sâu vào nghiên cứu đề tài này tại địa bàn thành phố Hải Phòng còn ít và chưa triệt để. Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    -Mục đích: Đề ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
    -Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính .
    Phân tích thực trạng việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
    Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    -Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” ở các cơ quan hành chính nhà nước
    -Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn thành phố Hải Phòng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, nghiên cứu tài liệu.
    6. Kết cấu của tiểu luận
    Ngoài phần Mở bài, Kết luận, Tiểu luận gồm 3 chương, 7 tiết.




    KẾT LUẬN
    Cơ chế “một cửa, một cửa liên thông “ trong cải cách thủ tục hành chính là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã làm giảm việc đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước,kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa hoạt động có hiệu lực hiệu quả.
    Nhận thức rõ điều này, trong thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã triển khai kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, đưa vào hoạt động cơ chế”một cửa, một cửa liên thông” tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố và đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động của cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” trên địa bàn này vẫn còn những tồn tại nhất định. Những yếu tố đó có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ chế này trong cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.
    Qua nghiên cứu, nhận thấy những thành tựu, hạn chế nêu trên, tác giả đề tài: “Cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” đã làm rõ cơ sở lí luận; đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đã đưa ra một số phương hướng, giải pháp cơ bản với mong muốn góp phần nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế này ở các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố nói riêng, cũng như trên cả nước nói chung. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu không nhiều, cũng như kiến thức, năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, vì vậy rất mong được sự đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1). Chính phủ: Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 Về cải cách một bước thủ tục hành chính.
    2). Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội. 2006.
    3). Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước, Nxb Lao động – xã hội, H. 2006.
    4). GS.TS Nguyễn Hữu Gia: Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta.
    5). GS. Đoàn Trọng Tuyến (chủ biên): Một số vấn đề về xây dựng và cải cách nền hành chính nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội. 1996.
    6).Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 181/2003/QD – TTg ngày 4/9/2003: Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
    7). Thủ tướng Chính phủ: Quyết dịnh số 93/2007/QD – TTg ngày 22/6/2007: Ban hành Quy chế cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.
    8). ThS Hoàng Văn Sao, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3, ngày 8/2002. Bài Cải cách hành chính để cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động hiệu quả và gần dân.
    9).TS Phạm Tuấn Khải, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3, ngày 8/2002. Bài Về cải cách hành chính ở Việt Nam.
    10). Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2009, ban hành kèm theo Quyết định số 237/QD-UBND ngày 11/2/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
    11). V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M. 1978.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...