Luận Văn Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành để nắm được mức độ thiệt hại đồng thời đưa ra giải pháp phát triển nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng dựa trên cở sở khoa học và tính hiệu quả kinh tế qua thực tiễn nghiên cứu.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    ● Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang cùng những thiệt hại trong chăn nuôi khi dịch cúm gia cầm xảy ra.
    ● Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ trước và sau khi dịch cúm xảy ra.
    ● Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tái đàn.
    ● Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đàn gà trong tương lai, mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng.
    1.3 Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định
    1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
    ² Đối với mục tiêu 1:
    + Tổng số hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại địa bàn huyện.
    + Quy mô chăn nuôi của từng hộ trong huyện.
    + Kinh nghiệm chăn nuôi.
    + Cơ sở vật chất trong chăn nuôi.
    + Lao động cần thiết phục vụ cho chăn nuôi.
    + Đàn gà có bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm không?
    ² Đối với mục tiêu 2:
    + Chi phí đầu tư.
    + Doanh thu từ bán trứng gà.
    + Thu nhập từ chăn nuôi gà.
    + Chi phí cơ hội: tại sao nông hộ trong huyện Châu Thành quyết định nuôi gà công nghiệp lấy trứng mà không nuôi để lấy thịt hay không nuôi một loại gia cầm hay gia súc nào khác.
    + Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng.
    ² Đối với mục tiêu 3:
    + Các hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ: bao gồm các hoạt động từ nông nghiệp và phi nông nghiệp.
    + Thu nhập từ nuôi gà công nghiệp lấy trứng chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu thu nhập của gia đình.
    + Hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi so với các hoạt động sản xuất khác của nông hộ.
    + Tìm hiểu nguyên nhân không tái đàn ở một số hộ.
    ² Đối với mục tiêu 4:
    Từ thực tế điều tra, nắm được thực trạng về tình hình thiệt hại của nông hộ cũng như những hỗ trợ trong thời gian qua của địa phương, qua đó tìm hiểu về mong muốn của người chăn nuôi để từ đó có thể đưa ra giải pháp để tái đàn trong tương lai.
    1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định
    ► Giả thuyết 1: Khi dịch cúm gia cầm xảy ra đàn gà của nông hộ bị thiệt hại do chết hoặc tiêu hủy.
    ○ Kiểm định: Thực tế có đàn gà nào trong huyện không bị thiệt hại, không bị tiêu hủy khi có dịch không?
    ► Giả thuyết 2: Các đàn gia cầm bị tiêu hủy đều được hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
    ○ Kiểm định: Thực tế có hộ nào không nhận được tiền hỗ trợ không?
    ► Giả thuyết 3: Người nông dân gặp khó khăn tài chính trong việc tái đàn.
    ○ Kiểm định: Ngoài nguyên nhân tài chính có nguyên nhân nào khác ảnh hưởng làm cho người nông dân không muốn tài đàn không?
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    1.4.1 Không gian
    - Các nông hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng thuộc các xã trong huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
    - Số liệu được sử dụng trong đề tài là các số liệu được thu thập tại các cơ quan ban ngành của tỉnh Tiền Giang gồm: Phòng Nông – Lâm – Ngư thuộc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang, Trạm thú y huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành.
    Do tính chất của hoạt động nuôi gà công nghiệp thường chăn nuôi tập trung. Do đó các số liệu sơ cấp trong đề tài là các số liệu thu thập tại các hộ nuôi có quy mô tập trung từ 200 con trở lên.
    1.4.2 Thời gian
    - Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007.
    - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2003 đến năm 2007.
    + Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 4 và tháng 5 năm 2007.
    + Số liệu thứ cấp là các số liệu từ năm 2003 đến cuối năm 2006 và số kế hoạch năm 2007.
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
    - Hiệu quả sản xuất của việc nuôi gà công nghiệp lấy trứng của các nông hộ chăn nuôi tập trung dạng cơ sở chăn nuôi.
    - Các nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang.
    1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản xuất, cụ thể như sau:
    Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
    Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn trên 03 hecta.
    Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các trại nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại nuôi theo hình thức chuồng hở.
    Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ do tác động của dịch cúm gia cầm tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hiện chưa có nghiên cứu cụ thể. Cho nên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu vấn đề này trong thời gian thực tập tốt nghiệp đại học của mình.


    Chương 2

    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1 Phương pháp luận
    2.1.1 Một số khái niệm
    2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
    Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ . hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình.
    Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ.
    2.1.1.2 Khái quát về chăn nuôi
    Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững.
    Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung tĩnh tại theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao.
    Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là phương thức chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích lũy năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ nuôi ngắn nhất. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi mức đầu tư thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng kém hơn chăn nuôi chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá trị dinh dưỡng hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội.
    Mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi để đến năm 2010 sẽ có tổng đàn đạt 275 đến 280 triệu con, tốc độ tăng trưởng 6% đạt 42 đến 43 vạn tấn thịt, 5,5 đến 6 tỷ quả trứng.
    Năng suất: trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng năng suất trong chăn nuôi chính là lượng trứng thu được ở mỗi con gà trong một lứa nuôi.
    2.1.1.3 Chi phí
    Trong các hoạt động sản xuất nông nói chung cũng như trong chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng các nhà quản lý thường chia theo mức độ hoạt động kinh doanh, đó là cách ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí người ta chia toàn bộ chi phí thành 3 loại:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...