Luận Văn Hiệu quả cấu hình mạng lên sự phân bố chất lượng dịch vụ trong DWDM

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiệu quả cấu hình mạng lên sự phân bố chất lượng dịch vụ trong DWDM
    Đề tài “Hiệu quả cấu hình mạng lên sự phân bố chất lượng dịch vụ trong DWDM” đã được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010 tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Để hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện các công việc như sau:


    Tìm hiểu về mạng thông tin quang
    Tìm hiểu phương pháp ghép kênh theo bước sóng mật độ cao DWDM
    Tìm hiểu chất lượng dịch vụ trong mạng thông tin quang
    Sử dụng phần mềm MATLAB để mô phỏng hai mạng tương phản là mạng có mật độ kết nối cao với 18 nút 35 liên kết và mạng có mật độ kết nối ít hơn với 21 nút 27 liên kết. Tôi đã mô phỏng hai cấu hình mạng trên bằng hai thuật toán tối ưu hóa băng thông (Banwidth Optimization Scheme - BOS) và thuật toán tối ưu hóa độ trễ truyền (Delay Optimization Scheme - DOS) lên bài toán định tuyến và gán bước sóng (Routing Wavelength Assignment - RWA). Các yêu cầu về đích đến tại mọi nút đều được gửi đến tất cả các nút còn lại. Số bước sóng yêu cầu trên mỗi nút là  = 30 và giả định rằng tại mỗi nút đều có khả năng chuyển đổi bước sóng hoàn toàn.
    Tôi đã thực hiện các mô phỏng sau đây để khảo sát tính hiệu quả của cấu hình mạng lên chất lượng dịch vụ:

    Mô phỏng một số lightpath được định trước.
    Mô phỏng tất cả các lightpath trong toàn mạng.
    Mô phỏng trường hợp mạng gặp sự cố đứt 1 đoạn.
    Sau khi mô phỏng đã đạt được kết quả sau:

    Đối với mạng 21 nút 27 liên kết thì không có sự thay đổi nhiều về băng thông hay độ trễ truyền khi sử dụng hai thuật toán BOS và DOS trong cả ba trường hợp được mô phỏng.
    Đối với mạng 18 nút 35 liên kết thì đường hoạt động có băng thông chiếm dụng ở thuật toán DOS đều lớn hơn so với thuật toán BOS đồng thời độ trễ truyền ở thuật toán DOS đều nhỏ hơn so với thuật toán BOS trong cả ba trường hợp được mô phỏng.
    Từ kết quả mô phỏng trên tôi đã xác định được tính linh hoạt thiết kế của mạng 18 nút 35 liên kết cao hơn mạng 21 nút 27 liên kết và đồng thời hiệu năng trong mạng 21 nút 27 liên kết không có sự cải thiện nào đã cho thấy vai trò của cấu hình mạng hay số lượng liên kết ảnh hưởng lên hiệu năng của hệ thống bởi vì có rất ít sự lựa chọn đường định tuyến trong mạng này.

    Nội dung bao gồm:

    Chương 1: TỔNG QUAN
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    Chương 3: QUẢN LÝ BĂNG THÔNG VÀ YÊU CẦU QoS
    Chương 4: MÔ PHỎNG
    Chương 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CẤU HÌNH MẠNG
    Chương 6: KẾT LUẬN
     
Đang tải...