Tiến Sĩ Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí M

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 4
    1.1. Tổng quan về lây truyền HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai trên Thế
    giới, Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh 4
    1.1.1. Tổng quan về HIV/AIDS . 4
    1.1.2. Giai đoạn lây nhiễm HIV và đường lây truyền HIV từ m sang con 5
    1.1.3. Các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ
    m sang con . 9
    1.1.4. Các chiến lược can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ m sang con . 13
    1.1.5. Dịch tể học HIV/AIDS trên Thế giới, Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh. 15
    1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và các mô hình đánh giá hiệu quả can thiệp
    truyền thông giáo dục sức khỏe 23
    1.2.1. Một số khái niệm . 23
    1.2.2. Một số mô hình cơ bản về thay đổi hành vi sức khỏe . 24
    1.2.3. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe . 26
    1.2.4. Hoạt động can thiệp về truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng lây
    truyền HIV từ m sang con huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh . 26
    1.2.5. Các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động can thiệp truyền thông giáo
    dục sức khỏe 29 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành và đánh
    giá hiệu quả các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở thai phụ
    trên Thế giới, Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh . 32
    1.3.1. Trên Thế giới . 32
    1.3.2. Tại Việt Nam . 43
    1.3.3. Ở thành phố Hồ Chí Minh . 46
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 49
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 49
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: . 49
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 49
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu . 49
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 50
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 50
    2.2.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 51
    2.2.3. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng . 52
    2.2.4. Nghiên cứu định tính . 55
    2.2.5. Nghiên cứu phân tích số liệu thứ cấp 55
    2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu . 56
    2.4. Nội dung, hoạt động, mô hình và các bước tiến hành can thiệp cộng đồng 58
    2.4.1. Nội dung can thiệp cộng đồng . 58
    2.4.2. Hoạt động can thiệp cộng đồng . 59
    2.4.3. Mô hình can thiệp về truyền thông nhóm nhỏ . 60
    2.4.4. Các bước tiến hành can thiệp cộng đồng . 61
    2.5. Phương pháp thu thập thông tin . 62
    2.6. Đối tượng, kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chí chẩn đoán HIV 63
    2.7. Phân tích và xử lý số liệu . 63
    2.8. Công cụ nghiên cứu 64
    2.9. Phương pháp khống chế sai số . 65
    2.10. Tổ chức thực hiện và lực lượng tham gia . 66 2.11. Đạo đức nghiên cứu 68
    2.12. Hạn chế và điểm mạnh của đề tài . 68
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 71
    3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con và
    các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh và quận Bình
    Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 71
    3.1.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu . 71
    3.1.2. Kiến thức về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở thai phụ huyện
    Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 73
    3.1.3. Thái độ về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở thai phụ tại huyện
    Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 75
    3.1.4. Thực hành về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở thai phụ huyện
    Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 76
    3.1.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây
    truyền HIV từ m sang con tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân
    thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 76
    3.1.6. Phân tích đa biến 83
    3.1.7. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh và quận
    Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 89
    3.1.8. Đặc điểm các nguồn thông tin về ở thai phụ tại huyện Bình Chánh và
    quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 . 89
    3.1.9. Lý do thai phụ xét nghiệm và không xét nghiệm HIV 91
    3.2. Hiệu quả can thiệp về truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng lây truyền
    HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh (can thiệp) và
    quận Bình Tân (nhóm chứng) thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012 92
    3.2.1. Kết quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng lây
    truyền HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh,
    năm 2010-2012 92
    3.2.2. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh và quận
    Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012 (Đánh giá trước- sau
    ở nhóm can thiệp) 98
    3.2.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây
    truyền HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai ở huyện Bình Chánh và
    quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012 (Đánh giá
    trước- sau có nhóm chứng) 104
    CHưƠNG 4. ÀN LUẬN . 111
    4.1. Phương pháp nghiên cứu 111
    4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con và
    các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh và quận Bình
    Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 112
    4.2.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu . 112
    4.2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây truyền HIV từ
    m sang con ở phụ nữ mang thai huyện Bình Chánh và quận Bình Tân
    thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 114
    4.2.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây
    truyền HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai ở huyện Bình Chánh và
    quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. 121
    4.2.4. Đặc điểm các nguồn thông tin tiếp cận, lý do xét nghiệm, lý do không xét
    nghiệm và tỷ lệ nhiễm HIV ở thai phụ huyện Bình Chánh và quận Bình
    Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. 124
    4.3. Hoạt động can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng lây truyền
    HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ
    Chí Minh, năm 2010-2012 . 127
    4.3.1. Hoạt động huấn luyện, đào tạo cán bộ . 127
    4.3.2. Công tác phát triển mạng lưới cán bộ nồng cốt và cộng tác viên 128
    4.3.3. Hoạt động quản lý thai . 129
    4.3.4. Độ bao phủ của chương trình 129 4.3.5. Hoạt động truyền thông đại chúng 130
    4.3.6. Hoạt động cung cấp tài liệu truyền thông cho phụ nữ mang thai 130
    4.3.7. Hoạt động truyền thông cá nhân, nhóm nhỏ, lưu động. 131
    4.3.8. Các hoạt động, lợi ích, đề xuất của nhân viên y tế về chương trình can
    thiệp dự phòng lây truyền HIV từ m sang con 132
    4.4. Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng lây truyền HIV
    từ m sang con ở thai phụ tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố
    Hồ Chí Minh, năm 2010-2012 . 132
    4.4.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ m sang con
    ở thai phụ tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân, năm 2010-2012 132
    4.4.2. Hiệu quả can thiệp về thái độ dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở
    thai phụ tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân, năm 2010-2012 . 136
    4.4.3. Hiệu quả can thiệp về thực hành dự phòng lây truyền HIV từ m sang
    con ở thai phụ huyện Bình Chánh và quận Bình Tân, năm 2010-2012 138
    4.5. Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ mang thai, lý do thai phụ làm xét
    nghiệm và không làm xét nghiệm HIV 140
    4.6. Quan điểm, thái độ của phụ nữ mang thai và của nhân viên y tế về việc có thai
    và giữ thai sinh con khi nhiễm HIV . 143
    KẾT LUẬN 145
    KIẾN NGHỊ . 147
    Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố có liên quan đến
    luận án 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
    Tiếng Việt 149
    Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn . 157
    Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu . 164
    Phụ lục 3: Hướng dẫn thảo luận nhóm trọng tâm . 168
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đại dịch HIV/AIDS được biết đến từ những năm 80 của thế kỷ trước.
    Hơn 30 năm trôi qua, hiện nay cả thế giới vẫn đang phải đương đầu với đại
    dịch nguy hiểm này [8]. Tính đến hết năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV
    trên toàn cầu là 35 triệu người (33,2-37,2), số trường hợp mới phát hiện trong
    năm 2013 là 2,1 triệu người (1,9-2,4) và số người tử vong do AIDS là 1,5
    triệu người (1,4-1,7) [98]. Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên
    được phát hiện vào năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/11/2013
    trên cả nước, số trường hợp nhiễm HIV đang còn sống là 216.254 người, số
    bệnh nhân AIDS đang còn sống là 66.533 người, và có 68.977 trường hợp tử
    vong do AIDS [5],[7]. Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV ở Việt Nam cũng tăng từ
    19% vào năm 2005 lên 31% vào năm 2011 [2], phản ánh sự lây truyền HIV ở
    phụ nữ có chiều hướng gia tăng, số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV cũng ngày càng
    tăng, vì có tới 99% trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV là do lây truyền từ m bị
    nhiễm [1],[4]. Trong 11 tháng đầu năm 2013, cả nước xét nghiệm phát hiện
    mới 11.567 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 5.493 bệnh nhân AIDS; có
    2.097 người tử vong do AIDS [5]. ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng
    hai triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV vào khoảng 0,35%-0,4%, mỗi



    năm sẽ có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con. Nếu
    không can thiệp chủ động và tích cực, mỗi năm sẽ có hơn 2.000 trẻ em sinh
    ra bị nhiễm HIV từ m [3]. Hơn nữa, mục tiêu chiến lược quốc gia phòng,
    chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là “xóa bỏ hoàn toàn lây
    truyền HIV từ m sang con vào năm 2015 và giảm 50% số ca tử vong ở bà
    m bị nhiễm HIV vào năm 2015, tiếp tục duy trì không có trường hợp nhiễm
    HIV từ m sang con đến năm 2020 và sau 2030” [12]. Mục tiêu này đang là
    thách thức đối với ngành y tế nói chung và chương trình phòng chống
    HIV/AIDS nói riêng. Nghiên cứu của Trần Tôn và cộng sự (2010) cho thấy nếu m được chăm sóc tiền sản tốt và sớm tham gia vào chương trình dự
    phòng lây truyền HIV từ m sang con thì sẽ làm giảm đáng kể khả năng lây
    truyền HIV cho con tỷ lệ trẻ nhiễm HIV sinh ra từ m có tham gia dự phòng
    lây truyền HIV từ m sang con đầy đủ là 5,5% và từ m được dự phòng
    không đầy đủ là 23,8%. Nếu m chỉ được xét nghiệm HIV dương tính lúc
    đến sinh và chỉ uống dự phòng liều duy nhất thì tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn là
    17,7% [42].
    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tỷ lệ nhiễm
    HIV dẫn đầu trong cả nước, chiếm khoảng 23% [49]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ
    nữ mang thai có sự thay đổi qua các năm nhưng vẫn còn cao và chưa ổn định,
    năm 2009 là 0,5 %; Năm 2010 là 6,3 %; Và năm 2011 là 0,45 % [46]. Theo
    nghiên cứu của Hồ Thị Ngọc (2010), kết quả cho thấy cần có chương trình
    truyền thông giáo dục sức khỏe để tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng; Có
    75,9% phụ nữ nhiễm HIV cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó các
    quận Bình Tân, quận 8, huyện Bình Chánh có tỷ lệ người nhiễm cao, người
    nhiễm là dân nhập cư (24,1%). Phụ nữ nhiễm HIV có học vấn thấp, m chữ
    và tiểu học (39,4%), hoàn cảnh kinh tế ngh o (41,7%). Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm
    HIV có kiến thức, thái độ, hành vi tốt trong việc phòng lây nhiễm cho cộng
    đồng là rất thấp (7,9%) [33]. Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, có
    tỷ lệ nhiễm HIV ở thai phụ còn chiếm tỷ lệ cao và có kiến thức, thái độ, thực
    hành đúng về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con chiếm tỷ lệ thấp.
    Theo nghiên cứu của cùng tác giả (2007) tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang
    thai tại huyện Bình Chánh chiếm tỷ lệ cao (1,05%); Kiến thức đúng về phòng
    lây truyền HIV/AIDS từ m sang con thấp (35%) và thực hành đúng về
    phòng lây truyền HIV từ m sang con cũng thấp (25%) [50]. Việc tăng cường
    các hoạt động truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con cho
    các thai phụ là giải pháp can thiệp hiệu quả và ít tốn kém gíup giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ m sang con [13]. Nếu các thai phụ có được kiến thức đúng,
    thái độ tốt và thực hành an toàn, tích cực thì sẽ giúp giảm nhanh chóng một
    cách có hiệu quả tốc độ lây truyền HIV từ m sang con trong cộng đồng, từ
    đó giúp giảm tỷ lệ mắc và chết vì AIDS ở thai phụ. Truyền thông giáo dục
    sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong công tác dự phòng lây truyền HIV từ
    m sang con, cần phải làm cho người thai phụ biết nguy cơ và cơ chế lây
    truyền đồng thời giáo dục cho mọi người cách thức phòng chống trên cơ sở
    đó góp phần hạn chế và ngăn cản sự lây nhiễm từ m sang con [5].
    Thực trạng trên cho thấy, công tác dự phòng lây truyền HIV từ m sang
    con hiện nay rất cần được quan tâm và chú trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm
    ra các giải pháp can thiệp có hiệu quả để dự phòng lây truyền HIV từ m sang
    con là điều hết sức cần thiết để góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Thực
    trạng kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng lây truyền HIV từ m sang
    con ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố
    Hồ Chí Minh năm 2010 như thế nào? Yếu tố nào liên quan tới kiến thức, thái
    độ và thực hành về dự phòng lây truyền HIV của thai phụ? Hiệu quả can thiệp
    truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng lây truyền HIV từ m sang con ở
    phụ nữ mang thai tại địa bàn trên, năm 2010-2012 như thế nào? Xuất phát từ
    những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả can thiệp
    dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận/huyện thành
    phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012”, nhằm mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây truyền
    HIV từ m sang con và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại huyện
    Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.
    2. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về dự
    phòng lây truyền HIV từ m sang con ở phụ nữ mang thai tại địa bàn trên,
     
Đang tải...