Tiến Sĩ Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ SDD thấp còi 6-36 tháng tuổi tại Huyện Gia Bìn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN iii
    LỜI CẢM ƠN iv
    MỤC LỤC .v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
    DANH MỤC BẢNG .x
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii
    MỞ ĐẦU 1

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3

    1.1. THIẾU DINH DƯỠNG THEO CHU KỲ VÒNG ĐỜI VÀ THỰC TRẠNG THIẾU ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎ VIỆT
    NAM .
    Ý nghĩa của chu kỳ vòng đời
    Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tình hình thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ Việt Nam .
    1.2. TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƯỠNG BÀO THAI
    1.2.1Phân loại trẻ đẻ nhẹ cân
    1.2.2. Định nghĩa suy dinh dưỡng bào thai
    1.2.3. Phân loại suy dinh dưỡng bào thai
    1.2.4.Nguyên nhân suy dinh dưỡng bào thai hay mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của mẹ và con 20
    1.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG CỦA MẸ VÀ CON KHI SINH
    1.3.1. Liên quan thiếu máu do thiếu sắt và acid folic ở mẹ đối với con
    1.3.2. Liên quan thiếu kẽm ở mẹ đối với con
    1.4. TỔNG QUAN CÁC CAN THIỆP BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ .
    1.41.Các can thiệp bổ sung vitamin A cho trẻ nhỏ
    1.4.2.Các can thiệp bổ sung sắt cho trẻ nhỏ
    1.4.3.Các can thiệp bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ
    1.4.4.Các can thiệp bổ sung đa vi chất cho trẻ nhỏ .
    1.5. LÝ DO CẦN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1.Thiết kế nghiên cứu .
    2.2.2.Cỡ mẫu .
    2.2.3.Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu
    2.2.4.Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu
    2.2.5.Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá
    2.2.6.Tô chức nghiên cứu
    2.2.7.Xử lý và phân tích số liệu
    2.2.8.Các biện pháp khống chế sai số .
    2.2.9.Đạo đức trong nghiên cứu .

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    3.1. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ HUYẾT HỌC CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH .
    3.1.1.Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu
    3.1.2.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (kinh tế, văn hóa, xã hội, khẩu phần của bà mẹ có thai)
    3.1.3.Tình trạng dinh dưỡng, huyết học của đối tượng tham gia nghiên cứu (bà mẹ có thai và trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ tại thời điểm nghiên cứu)
    3.1.4.Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh với bà mẹ khi mang thai
    3.2. HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP .
    3.2.1.Đặc điểm các đối tượng trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai được lựa chọn vào can thiệp .
    3.2.2.Hiệu quả can thiệp trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai trên các chỉ số sinh hoá, nhân trắc

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .

    4.1. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ VI CHẤT DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH .
    4.1.1.Về các chỉ số nhân trắc, kinh tế, văn hóa, xã hội, khẩu phần của phụ nữ có thai tại thời điểm nghiên cứu
    4.1.2.Về nồng độ Hb và tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai tại thời điểm nghiên cứu
    4.1.3.Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh đủ tháng
    4.1.4.Tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai
    4.1.5.Các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai .
    4.2. HIỆU QUẢ SAU 4 THÁNG CAN THIỆP TRẺ SƠ SINH SUY DINH DƯỠNG BÀO THAI .
    4.2.1.Về liều lượng, thời gian và thời điểm can thiệp .
    4.2.2.Hiệu quả cải thiện đối với các chỉ số nhân trắc
    4.2.3 Hiệu quả cải thiện hàm lượng hemoglobin và tình trạng thiếu máu
    4.2.4. Hiệu quả cải thiện nồng độ ferritin huyết thanh và tình trạng thiếu sắt
    4.2.5. Hiệu quả cải thiện nồng độ Retinol huyết thanh và tình trạng thiếu vitamin A
    4.2.6. Hiệu quả cải thiện nồng độ kẽm huyết thanh và tình trạng thiếu kẽm

    KẾT LUẬN

    KHUYẾN NGHỊ .

    TÓM TẮT CÁC ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO






    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Thiếu kết hợp nhiều vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt nam trước tuổi đi học .
    5
    Bảng 1.2. Tỷ lệ (%) thiếu máu ở trẻ em theo vùng sinh thái – 2008 .
    7
    Bảng 1.3. Phân bố tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp ở trẻ dưới 5 tuổi theo vùng sinh thái
    14
    Bảng 2.1. Tính cỡ mẫu cho những chỉ tiêu chính .
    41
    Bảng 2.2. Kết quả cỡ mẫu cho các đối tượng nghiên cứu (cho các chỉ tiêu chính)
    42
    Bảng 2.3. Thành phần gói bổ sung đa vi chất: gói dạng cốm, trọng lượng 1 gói = 200 mg
    49
    Bảng 2.4. Biến số, chỉ tiêu, phương pháp áp dụng
    58
    Bảng 3.1. Phân bố tuổi, nghề nghiệp, học vấn của các phụ nữ mang thai tại BV PSTW
    64
    Bảng 3.2. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ mang thai trước khi có thai
    65
    Bảng 3.3. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ mang thai trong khi có thai
    66
    Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu máu, dự trữ sắt thấp và nồng độ Hb trung bình, ferritin huyết thanh trung bình của phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 28 (n=793) .
    67
    Bảng 3.5. Nồng độ retinol huyết thanh trung bình của phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 28 (n=793) .
    67
    Bảng 3.6. Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 28 (n=793)
    68
    Bảng 3.7. Chế độ ăn của phụ nữ mang thai khám tại BVPSTW .
    69
    Bảng 3.8. Các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh (N=789)
    70
    Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh với tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai 28 tuần .
    71
    Bảng 3.10.Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh với tình trạng thiếu máu và trung bình Hb, trung bình ferritin của mẹ khi mang thai 28 tuần
    72
    Bảng 3.11.Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh với tình trạng retinol huyết thanh của mẹ khi mang thai 28 tuần
    72
    Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh với tình trạng kẽm huyết thanh của mẹ khi mang thai 28 tuần
    73
    Bảng 3.13.Tương quan tuyến tính giữa CNSS với các chỉ số dinh dưỡng và sinh hóa của mẹ khi mang thai tuần thứ 28 [Spearman rank correlation] .
    73
    Bảng 3.14.Tương quan tuyến tính giữa các chỉ số sinh hóa trẻ sơ sinh với các chỉ số sinh hóa của mẹ khi mang thai tuần thứ 28 [Spearman rank correlation]
    74
    Bảng 3.15.Các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai của hai nhóm trong ngày đầu sinh (X±SD) .
    75
    Bảng 3.16.Một số chỉ tiêu sinh hóa trong ngày đầu sinh ở trẻ suy dinh dưỡng bào thai được chọn vào hai nhóm can thiệp
    76
    Bảng 3.17.Hiệu quả trên chỉ số nhân trắc sau 4 tháng can thiệp (T0-T4) .
    78
    Bảng 3.18.Sự thay đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa trước và sau can thiệp ở trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai sau 4 tháng can thiệp (T0-T4)
    81
    Bảng 3.19.Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ % thiếu vi chất dinh dưỡng sau 4 tháng can thiệp (T0-T4) .
    82
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu một số vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai 28 tuần
    68
    Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thiếu kết hợp các vi chất đinh dưỡng ở nhóm trẻ SDD bào thai trong ngày đầu sinh
    77
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1. Sơ đồ chọn mẫu
    43
    Hình 2.2. Sơ đồ triển khai thu thập số liệu tại BVPSTW
    45

    MỞ ĐẦU
    Từ nhiều thập kỷ nay, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được chứng minh rõ là vấn đề có YNSKCĐ ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [127]. Lý do là tỷ lệ mắc thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn cao và những hậu quả nặng nề của nó đối với tỷ lệ tử vong, bệnh tật, cũng như nguy cơ giảm khả năng phát triển ở những giai đoạn sau này và ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Trên thực tế các đối tượng nguy cơ thường bị thiếu đa vi chất dinh dưỡng chứ không phải chỉ thiếu đơn độc một vi chất dinh dưỡng [98].
    Do vậy giải pháp bố sung đa vi chất dinh dưỡng theo những phương pháp khác nhau hiện nay đang được Tổ chức Y tế thể giới (TCYTTG-WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) quan tâm và khuyến nghị như một trong những giải pháp ưu tiên để phòng chống một cách hiệu quả vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt ở đối tượng trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh [84]. Để đạt hiệu quả cao trong phòng chống thiếu dinh dưỡng và đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, ngày nay rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhiều phương pháp, trong đó có những hình thức can thiệp sớm từ trước và trong giai đoạn mang thai [125]. Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi sẽ tập trung vào tìm hiểu giải pháp can thiệp cho những trẻ sinh ra đã bị suy dinh dưỡng bào thai: là những trường hợp đã không có được cơ hội phát triển đầy đủ từ trong bụng mẹ, nhằm mong muốn cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới một tuổi.
    Giai đoạn từ khi sinh đến 2 tuổi là giai đoạn quan trọng quyết định tiền đề cho sự phát triển của những giai đoạn sau của cuộc đời. Nếu giai đoạn này bị liên tục kém phát triển sẽ dẫn tới tăng cao tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi [30]. Chính vì tốc độ phát triển nhanh này nên thời kỳ hai năm đầu đời thường là thời kỳ dễ bị ảnh hưởng nhất, cũng là một trong những giai đoạn rất quan trọng và có nguy cơ cao nhất. Bởi vậy trong giai đoạn này trẻ cần được nuôi dưỡng hợp lý và cần nhận được sự chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ phát triển và có thể có cơ hội bù đắp những thiếu hụt nếu có về dinh dưỡng mà trẻ đã không được nhận đủ từ trong bụng mẹ.
    Tóm lại việc bổ sung đa vi chất theo những cách khác nhau đã được khuyến nghị như là một trong những giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng thiếu da vi chất dinh dưỡng [106]. Nhưng cho đến nay những nghiên cứu cải thiện tình trạng vi chất của trẻ sơ sinh thông qua người mẹ với kỳ vọng tăng chất (sắt, kẽm) đã không cho những kết quả tích cực [108]. Vì vậy những thử nghiệm bổ sung trực tiếp vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng bào thai là chủ đề đang được các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới hết sức quan tâm [98] vì những lý do sau: (1) đây là đối tượng trẻ bệnh có khuyến cáo điều trị của TCYTTG bên cạnh bú mẹ, (2) các tổng kết nghiên cứu của TCYTTG đã cho thấy bổ sung yếu tố vi lượng cho bà mẹ không làm tăng được nồng độ trong sữa mẹ, (3) việc chẩn đoán trẻ suy dinh dưỡng bào thai rất đơn giản nên nếu đề tài đưa ra được giải pháp can thiệp trên đối tượng này thì việc áp dụng trên đúng đối tượng sẽ rất khả thi.
    Cùng với tất cả những điều trình bày trên, mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về tình trạng của một số vi chất dinh dưỡng trên trẻ mới sinh và trên bà mẹ lúc mang thai 3 tháng cuối, đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của Mẹ-Con và đánh giá hiệu quả của biện pháp bổ sung trực tiếp vi chất dinh dưỡng trên những trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mô tả tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh đủ tháng có cân nặng thấp đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trong giai đoạn mang thai
    2. Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng (sắt, acid folic, kẽm, vitamin A) trên trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai.
    Giả thuyết nghiên cứu
    1. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có tỷ lệ cao thiếu vitamin A, Kẽm, Sắt và thiếu cùng một lúc các vi chất dinh dưỡng trên. Có mối liên quan chặt giữa tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
    2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, kẽm) cho trẻ sơ sinh thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ cải thiện được tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...