Tiến Sĩ Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện Cái Bè tỉnh Ti

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    Chương 1: TỔNG QUAN 4
    1.1 Khái niệm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue . 4
    1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue . 6
    1.2.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới 6
    1.2.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam . 7
    1.2.3 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam 9
    1.2.4 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang 15
    1.3 Đặc điểm, sinh lý, sinh thái của véc tơ sốt xuất huyết Dengue . 16
    1.3.1 Muỗi Aedes albopictus 16
    1.3.2 Muỗi Aedes aegypti 18
    1.4 Giám sát và điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue . 24
    1.4.1 Giám sát muỗi trưởng thành 25
    1.4.2 Giám sát bọ gậy Aedes 25
    1.5 Các biện pháp và mô hình phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue 27
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1 Đối tượng 37
    2.2 Địa điểm và thời gian . 38
    2.3 Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng 38
    2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu . 40
    2.4.1 Nghiên cứu định lượng . 40
    2.4.2 Nghiên cứu định tính 41
    2.5 Biến số và chỉ số đánh giá 42
    2.5.1 Các biến số trong nghiên cứu 42
    2.5.2 Chỉ số đánh giá trong nghiên cứu 46
    2.6 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin . 47
    2.6.1 Công cụ thu thập thông tin 47
    2.6.2 Kỹ thuật thu thập thông tin . 48
    2.6.3 Chương trình can thiệp . 50
    2.6.4 Một số quy ước trong nghiên cứu . 54
    2.7 Hạn chế sai số nghiên cứu . 54
    2.8 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu . 55
    2.9 Đạo đức nghiên cứu . 55
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 56
    3.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ
    số véc tơ 57
    3.1.1 Thông tin chung của đối tượng . 57
    3.1.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin . 59
    3.1.3 Kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue . 60
    3.1.4 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 63
    3.1.5 Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue . 66
    3.1.6 Thực trạng về các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue . 68
    3.2 Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue 70
    3.2.1 Kết quả giám sát véc tơ sốt xuất huyết Dengue sau can thiệp 70
    3.2.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh
    sốt xuất huyết Dengue . 72
    3.2.3 Hiệu quả cải thiện kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 73
    3.2.4 Hiệu quả thay đổi thái độ trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 78
    3.2.5 Hiệu quả thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 81
    3.2.6 Hiệu quả đối với các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue . 84
    Chương 4: BÀN LUẬN . 87
    4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ
    số véc tơ trước can thiệp 88
    4.1.1 Thông tin chung của đối tượng . 88
    4.1.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh
    sốt xuất huyết Dengue . 98
    4.1.3 Kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue . 90
    4.1.4 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 92
    4.1.5 Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue . 93
    4.1.6 Thực trạng hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue . 94
    4.1.7 Thực trạng về các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue . 98
    4.2 Hiệu quả tăng cường biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue 99
    4.2.1 Hiệu quả cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue . 99
    4.2.2 Hiệu quả cải thiện kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 101
    4.2.3 Hiệu quả thay đổi thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue . 107
    4.2.4 Hiệu quả thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 110
    4.2.5 Hiệu quả đối với các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue . 112
    4.2.6 Hiệu quả hoạt động của chương trình can thiệp . 116
    KẾT LUẬN 123
    KIẾN NGHỊ 124
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 128
    PHẦN PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh
    sốt xuất huyết Dengue
    Phụ lục 2: Quy ước và đánh kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh sốt
    xuất huyết Dengue
    Phụ lục 3: Bảng kiểm điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue
    Phụ lục 4: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo, chuyên trách sốt xuất huyết Dengue của
    Trung tâm Y tế Dự phòng
    Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phụ
    trách khối Trung học Cơ sở
    Phụ lục 6: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo Ủy ban Nhân dân
    Phụ lục 7: Nội dung phỏng vấn sâu Trưởng Trạm Y tế
    Phụ lục 8: Nội dung phỏng vấn sâu hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở
    Phụ lục 9: Hướng dẫn thảo luận nhóm giáo viên
    Phụ lục 10: Hướng dẫn thảo luận nhóm tổ tự quản
    Phụ lục 11: Hướng dẫn thảo luận nhóm học sinh




    MỞ ĐẦU
    Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền và có
    thể gây dịch lớn. Vi rút Dengue gây bệnh thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviviridae với
    bốn týp huyết thanh, vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi
    đốt. Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu [143]. Bệnh sốt xuất
    huyết Dengue có mặt ở các vùng nhiệt đới, trên 100 nước thuộc các khu vực có khí
    hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Khoảng
    40% dân số thế giới hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ước tính có khoảng 390
    triệu ca nhiễm Dengue mỗi năm, trong đó khoảng 500 ngàn ca sốt xuất huyết
    Dengue nhập viện [142], [104].
    Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành địa phương, tập trung
    nhiều nhất ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam, bệnh thường xảy ra vào các tháng
    mùa mưa [44], [25], [56]. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có tỉ lệ mắc trên 100 ngàn
    dân đứng hàng thứ 5 và tỉ lệ chết trên 100 ngàn dân cao nhất trong các bệnh truyền



    nhiễm phải báo cáo theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam. Những năm gần đây mỗi
    năm Việt Nam có hàng trăm ngàn người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và hàng
    trăm trường hợp tử vong [2], [8].
    Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết
    Dengue. Trong khi chờ đợi một phương pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue hữu
    hiệu nhất là vắc xin, thì biện pháp kiểm soát véc tơ vẫn là chiến lược được đặt lên hàng
    đầu. Do đó, phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue chủ yếu bằng phun hóa chất diệt
    muỗi và kiểm soát bọ gậy. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn
    đang tìm kiếm những biện pháp kiểm soát véc tơ hiệu quả nhất để khống chế bệnh
    sốt xuất huyết Dengue. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy sự
    hợp tác và tham gia của cộng đồng là yếu tố sống còn trong công tác phòng chống
    bệnh sốt xuất huyết Dengue [60].
    Việc sử dụng hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ là
    biện pháp tạm thời để đối phó với các vụ dịch và nhằm trấn an cộng đồng. Trong
    khi đó, biện pháp cấp thiết nhất hiện nay là kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue
    bằng cách huy động sự tham gia của cộng đồng [37].
    Tiền Giang là tỉnh trong nhiều năm gần đây có số mắc và tử vong do sốt xuất
    huyết Dengue cao nhất trong khu vực phía Nam. Các điểm nóng sốt xuất huyết
    Dengue chủ yếu tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho và nguy cơ
    bùng phát thành dịch lớn nếu như không có các biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất
    huyết Dengue phù hợp và mang lại hiệu quả. Trong những năm qua, công tác phòng
    chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang đã được sự ủng hộ của chính
    quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể [70], [69], [68], [78], nhưng tại sao
    các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue chưa mang lại hiệu quả cao ?.
    Các hướng dẫn kiểm soát véc tơ chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
    đã đáp ứng với điều kiện thực tế tại địa phương hay không ?. Làm thế nào và bằng
    phương thức nào để công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt
    xuất huyết Dengue có thể huy động cộng đồng cùng tham gia thực hành phòng
    chống bệnh sốt xuất huyết Dengue một cách chủ động và hiệu quả lâu dài ?.
    Trong khi chờ đợi giải pháp hữu hiệu là vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết
    Dengue cũng như các biện pháp sinh học khác đang trong giai đoạn nghiên cứu và
    thử nghiệm, để giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công tác phòng chống
    véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Cái Bè và có thể làm cơ sở để nhân rộng cho
    các huyện khác của tỉnh Tiền Giang, được sự hỗ trợ của Dự án phòng chống bệnh
    sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu
    quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện
    Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013”.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong việc thực hiện các biện
    pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và kiểm soát các chỉ số véc tơ
    truyền bệnh tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013.
    2. Đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào
    cộng đồng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013.
     
Đang tải...