Tiến Sĩ Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU . . 1
    Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG 8
    1.1. Khái niệm, bản chất của hợp đồng . 8
    1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng . 16
    1.3. Cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng 29

    Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 39
    2.1. Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực 39
    2.2. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật
    có qui định 49
    2.3. Một số bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng và định
    hướng hoàn thiện .66

    Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG. 85
    3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung 85
    3.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về thời điểm có hiệu
    lực của hợp đồng .95
    3.3. Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 116

    Chương 4. HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG 125
    4.1. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định . 125
    4.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về hiệu lực ràng
    buộc của hợp đồng .134
    4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng 142
    Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI 154
    5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản 155
    5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp
    luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế . 161
    5.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng
    khi hoàn cảnh thay đổi .171
    5.4. Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành về sửa đổi
    hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi .186
    KẾT LUẬN. . 198
    NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức
    trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng cũng đóng vai trò
    quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản
    của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Trong hầu hết các BLDS cổ điển, hợp đồng
    “chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế
    định khác” do “vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường ”[336, tr.900]. Xã
    hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mực ứng xử
    phổ biến giữa tư nhân với nhau, giữa tư nhân với cơ quan nhà nước, thậm chí là giữa
    xã hội với nhà nước (như quan niệm của Rousseau [229]) trong các lĩnh vực dân sự,
    kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
    Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực hợp đồng trở thành một chế định quan
    trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam.Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu,
    phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực hợp đồng. Hiệu lực
    của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết
    [249, tr.24], là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham gia [299, tr.
    1550]. Một hợp đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thể tạo
    ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng
    chưa tác động đến cách xử sự của các bên theo qui định của hợp đồng đó. Vì vậy,
    trước khi giao kết hợp đồng, thậm chí ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng, các
    bên tham gia hợp đồng phải biết về hợp đồng và những qui định của pháp luật liên
    quan đến tính hiệu lực của hợp đồng. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng và hiệu lực
    của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể
    ngày càng thuận lợi.
    Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn
    đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.Về mặt
    lý luận, các học giả vẫn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung
    của hiệu lực hợp đồng. Nhận xét về thực tế này, có luật gia cho rằng: “Dù luật gia nào
    cũng nói tới hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi được hỏi nó là gì và nội dung ra sao thì
    phần lớn chỉ nói tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của
    hợp đồng” [38, tr. 37].
    2
    Trong thực tiễn lập pháp, vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được qui định khá cụ
    thể trong Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005). Tuy nhiên, một số quy định về hiệu lực
    hợp đồng trong BLDS 2005 cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác
    giải quyết các tranh chấp có liên quan. Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hiện
    vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới luật học, đặc biệt là điều kiện hình
    thức và đường lối xử lý các hợp đồng vi phạm hình thức. Qui định về thời điểm giao
    kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực
    tế và không khả thi. Những bất cập trên đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề
    xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện.
    So với pháp luật hợp đồng của một quốc gia (Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga ), các
    Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế (PICC, PECL), qui định trong luật Việt Nam về hiệu
    lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh Việt Nam hội
    nhập kinh tế ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế đòi hỏi cần phải có sự
    cải cách thích ứng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng, theo hướng
    tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng của các nước và của
    các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng
    hoàn thiện và có sự tương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
    Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui
    định của pháp luật Việt Nam”
    để làm luận án tiến sỹ luật học.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Việc nghiên cứu vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học
    pháp lý trong và ngoài nước quan tâm, dưới những góc độ khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...