Sách Hiểu biết về bệnh tay chân miệng

Thảo luận trong 'Sách Y Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]BỘ Y TẾ
    [SUP]___________[/SUP]
    Số: 1732 /QĐ-BYT
    [/TD]
    [TD]CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    [SUP]_______________________[/SUP]
    Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2008
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng”
    ______________

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

    [​IMG]Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
    Xét biên bản họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng” ngày 13/5/2008 và ngày 16/5/2008;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh- Bộ Y tế,

    QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng”.
    Điều 2. “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
    Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra; Vụ trưởng các vụ, Cục trưởng các cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (đã ký)
    Nguyễn Thị Xuyên
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    HƯỚNG DẪN
    Chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng
    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1732 /QĐ-BYT
    ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

    I. ĐẠI CƯƠNG
    - Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
    - Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
    - Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
    - Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
    II. CHẨN ĐOÁN
    1. Lâm sàng:
    1.1. Triệu chứng lâm sàng:
    a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
    b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
    c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
    - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
    - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
    - Sốt nhẹ.
    - Nôn.
    - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
    - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
    d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
    1.2. Các thể lâm sàng:
    - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
    - Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
    - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
    2. Cận lâm sàng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...