Tiểu Luận Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV) 3

    1.1 Lý do ra đời 3

    1.2 Khái niệm 3

    1.3 Nội dung 3

    1.4 Tác động 8

    1.4.1 Thuận lợi 8

    1.4.2 Khó khăn 8

    1.5 Khái quát tình hình áp dụng ở Việt Nam 8

    CHƯƠNG II: HIỆP ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI XẾP HÀNG (PSI) 13

    2.1 Lý do ra đời 13

    2.2 Khái niệm 13

    2.3 Phạm vi áp dụng và nội dung 14

    2.4 Tác động 15

    2.4.1 Đối với doanh nghiệp 15

    2.4.2 Đối với chính phủ 16

    2.5 Khái quát tình hình áp dụng 16




    CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV)

    1.1 Lý do ra đời

    Xác định trị giá để tính thuế hải quan là một vấn đề dễ gây mâu thuẫn giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Cơ quan hải quan (thay mặt Nhà nước) luôn muốn thu được nhiều tiền thuế cho ngân sách. Trong khi đó, doanh nghiệp lại luôn muốn phải trả tiền thuế ở mức thấp nhất để khỏi phải tăng chi phí cho sản phẩm xuất/nhập khẩu.


    Chính sự mâu thuẫn này đã trở thành một chướng ngại cho lưu thông hàng hoá quốc tế. Vì vậy, WTO cũng như WCO (Tổ chức Hải quan Thế giới) đều coi đây là một vấn đề ưu tiên giải quyết.


    Ta đã biết số thuế quan phải trả bằng thuế suất nhân với trị giá hàng hóa, hay nói cách khác, số thuế quan phải trả phụ thuộc vào sự biến thiên của cả hai yếu tố kia. Trong khi thuế suất đã công bố rõ ràng và ít thay đổi thì trị giá hàng hóa lại có thể khác nhau do biến động giá trên thị trường và đặc biệt là do căn cứ vào đâu để xác định trị giá. Nếu trị giá hàng bị tính cao hơn giá trị thực thì số thuế quan phải nộp tăng lên, tức là hàng hóa khó xâm nhập thị trường hơn. Như vậy thì ý nghĩa của việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ không còn nữa. Vì vậy cần phải có uy định về phương pháp xác định trị giá hàng hóa để tính thuế quan. Đó chính là mục đích của Hiệp định Trị giá Hải quan (viết tắt là ACV) mà tên gọi đầy đủ là Hiệp định Thực hiện Điều VII của GATT 1994.

    Mục đích chính của Hiệp định là bảo vệ lợi ích của những nhà kinh doanh trung thực bằng việc yêu cầu hải quan phải chấp nhận xác định trị giá tính thuế là giá mà người nhập khẩu thực sự phải trả trong giao dịch kinh doanh cụ thể. Việc xác định này được áp dụng đối với các giao dịch giữa các bên độc lập với nhau và giao dịch giữa những bên mua bán có quan hệ với nhau.

    1.2 Khái niệm

    Hiệp định Ðịnh giá hải quan quy định hải quan xác định mức thuế trên cơ sở giá cả giao dịch mà người nhập khẩu mua hàng. Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO đã xác lập một hệ thống đầy đủ các phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm đảm bảo xác định được trị giá của hàng hoá gần sát nhất với giá trị thực của chính hàng hoá đó xét trong điều kiện nhập khẩu thông thường.

    1.3 Nội dung

     Các quy định của Hiệp định Định giá hải quan

    Những quy định chi tiết của GATT về định giá hàng hoá cho mục đích thông qua được nêu trong Hiệp định Ðịnh giá hải quan ACV (tên đầy đủ là Hiệp định về thực hiện Ðiều VII của GATT 1994). Hệ thống định giá của Hiệp định dựa trên các tiêu chuẩn đơn giản và công bằng có xem xét tới các tập quán thương mại. Bằng việc yêu cầu tất cả các nước thành viên hài hoà hoá hệ thống luật trong lãnh thổ của mình trên cơ sở các quy tắc của Hiệp định, Hiệp định này đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng các quy tắc để người nhập khẩu có thể tính trước một cách chắc chắn khoản thuế phải trả đối với một lượng nhập khẩu nhất định.


     Tiêu chuẩn chính : Trị giá giao dịch


    a. Ðịnh giá hải quan: những điều chỉnh được phép đối với giá cả hàng hoá (Hiệp định Ðịnh giá hải quan, Ðiều 8)

    Ðể đạt tới giá trị giao dịch, những chi phí sau có thể tính vào giá mà người nhập khẩu thực trả hoặc phải trả để nhập khẩu hàng hoá:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...