Luận Văn Hiệp định về chống bán phá giá của WTO và một số giải pháp chống bán phá giá của việt nam trong tiến

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại là yêu cầu bức thiết đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường mở cửa, bang giao kinh tế thông qua đàm phán cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại, . Theo đó cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn và các công ty kinh doanh các hàng hoá này sẽ chẳng ngại ngần sử dụng cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có việc bán phá giá hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Điều này thực sự đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất của những nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trong khi nhiều nước trên thế giới tiến hành chống bán phá giá mạnh mẽ để đối phó với tình trạng này thì từ lâu chúng ta lại bỏ mặc cho hiện tượng bán phá giá tiếp diễn tại Việt Nam mà không chịu bất cứ sự kiểm soát nào. Đây thực sự là vấn đề bất cập gây nhức nhối cần nhanh chóng được khắc phục. Để giải quyết vấn đề bất cập này đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa vào áp dụng biện pháp chống bán phá giá để có thể sử dụng công cụ mà WTO cho phép (được tổ chức này công khai hoá trong bản Hiệp định chống bán phá giá của nó năm 1995) để bảo hộ sản xuất trong nước và cũng là để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong thương mại. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Hiệp định về chống bán phá giá của WTO và một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" với mong muốn có thể góp phần làm khởi động một chương trình chống bán phá giá hiệu quả ở Việt Nam trong một tương lai gần.

    2. Mục đích của đề tài
    Giới thiệu những vấn đề cơ bản về Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh nghiệm chống bán phá giá của một số nước, cộng đồng kinh tế tiêu biểu đã và mới là thành viên của WTO. Từ đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác này ở Việt Nam đề xuất một số giải pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào nước ta trong thời gian tới.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Hiệp định chống bán phá giá của WTO, tình hình chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở một số nước thành viên WTO và ở Việt Nam trong giai đoạn từ khi WTO ra đời vào 1/1/1995 đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
    - Phương pháp thống kê học đơn giản.
    - Phương pháp diễn giải, quy nạp.
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp.

    5. Bố cục đề tài
    Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ bao gồm các phần:
    - Chương 1: Khái quát chung về bán phá giá và thực trạng bán phá giá trên thế giới.
    - Chương 2: Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.
    - Chương 3: Một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...