Tiểu Luận Hiệp định về các qui tắc xuất xứ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Giới thiệu về hiệp định quy tắc xuất xứ hàng hóa:

    1. Khái niệm về quy tắc xuất xứ hàng hóa.

    Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa).

    Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch )

    Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật ). Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có.

    Đối với doanh nghiệp, quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (ví dụ khi quy tắc này được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu quyết định hàng hóa của doanh nghiệp có được hưởng thuế ưu đãi theo GSP không hoặc có bị áp thuế chống bán phá giá không).


    2. Mục đích của Hiệp định:

    Với việc áp dụng tương đối rộng rãi nguyên tắc ưu đãi thuế quan phổ cập, hàng hóa nhập khẩu vào các nước hiện nay được áp dụng các mức thuế quan và các quy chế nhập khẩu tương tự nhau, không phân biệt hàng hóa đó có xuất xứ từ nước nào. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa là không cần thiết.

    Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp phải xác định xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, mỗi nước đều có quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho hàng nhập khẩu vào nước mình nhằm phục vụ các mục đích sau:

    + Để thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này);

    + Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan (ví dụ GSP);

    + Để phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ xác định lượng nhập khẩu, trị giá nhập khẩu từ từng nguồn);

    + Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa;

    + Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định.

    Vậy, tại sao WTO có một Hiệp định riêng về quy tắc xuất xứ?

    Việc các quy tắc xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu do các nước nhập khẩu tùy ý quy định khiến việc xác định xuất xứ trở nên phức tạp cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu (mỗi loại mục tiêu một quy tắc riêng, mỗi loại hàng một quy tắc riêng ). Trong khi đó số lượng các thỏa thuận ưu đãi thuế quan, các tranh chấp về quy tắc xuất xứ và cả các biện pháp trừng phạt bằng thuế quan (ví dụ thuế chống bán phá giá) trên thế giới ngày càng tăng; nhiều kiểu quy định, nhiều cách thức áp dụng khác nhau về xuất xứ hàng hóa khiến hoạt động thương mại bị cản trở không ít. Ngoài ra, cũng có trường hợp nước nhập khẩu còn sử dụng quy tắc xuất xứ với mục đích bảo hộ (ví dụ quy định quy tắc xuất xứ khó khăn để từ chối cấp hạn ngạch hoặc không cho hưởng thuế quan ưu đãi).

    Để hạn chế tình trạng lạm dụng quy tắc xuất xứ, đơn giản hóa hệ thống này bằng các quy định mang tính hài hòa hóa giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, các nước thành viên WTO đã đi đến thống nhất về Hiệp định về quy tắc xuất xứ.

    3. Cấu trúc Hiệp định

    Hiệp định gồm có 4 phần:

    - Phần I: Các định nghĩa và phạm vi áp dụng

    - Phần II: Nguyên tắc việc điều chỉnh áp dụng qui tắc xuất xứ

    - Phần III: Thỏa thuận về thủ tục thông báo, rà soát, tham vấn và giải quyết tranh chấp.

    - Phần IV: Hài hòa qui tắc xuất xứ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...