Thạc Sĩ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (trips) những vấn đề đặ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 18/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong các quan hệ quốc tế song phương và đa phương về kinh tế, những
    năm gần đây, vấn đề sở hữu trí tuệ trở thành một trong các mối quan tâm hàng
    đầu và trong không ít trường hợp đã trở thành thách thức đối với nhiều quốc gia.
    Trong hầu hết các hiệp định song phương về kinh tế và thương mại mà Việt Nam
    ký kết gần đây (Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định Thương
    mại Việt Nam – Ucraina, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Indonesia, Hiệp
    định về sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thuỵ Sĩ), vấn đề sở hữu trí tuệ đều được đề
    cập với các mức độ khác nhau. Đặc biệt, vấn đề sở hữu trí tuệ đã trở thành một
    trong ba hoạt động trụ cột của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.
    Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
    tuệ (Hiệp định TRIPS-1994) quy định mọi nước tham gia vào sân chơi chung của
    WTO đều có nghĩa vụ phải xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ sở hữu trí
    tuệ theo các chuẩn mực tối thiểu chung, không phân biệt nước giàu hay nước
    nghèo. Trong các chuẩn mực đó, chuẩn mực tổng quát nhất là tính đầy đủ và hiệu
    quả của hệ thống sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, các nước đòi hỏi lẫn nhau phải
    bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ một cách thực sự chứ không phải chỉ bằng các
    tuyên bố. Việt Nam cũng cam kết với WTO là tại thời điểm gia nhập tổ chức này,
    mọi nghĩa vụ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Hiệp định TRIPS sẽ
    được thực hiện ngay mà không cần thời gian chuyển tiếp.
    Tuy nhiên, trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, so với yêu cầu của thực tiễn,
    sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng, Việt Nam còn
    phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của Hiệp
    định TRIPS. Do vậy, việc cam kết thực thi quyền sở hữu trí tuệ không những là
    thách thức mà còn là đòi hỏi hết sức cấp thiết đối với Việt Nam trên con đường
    hội nhập kinh tế thế giới. Với lý do đó, việc chọn đề tài “Hiệp định về các khía
    cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) những vấn
    đề đặt ra đối với Việt Nam trước thềm WTO” là thực sự cần thiết trong tình
    hình hiện nay.
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH
    TRIPS CỦA WTO 4
    1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 4
    1.1.1 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP . 4
    1.1.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP . 7
    1.1.3 VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 17
    1.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG
    MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) . 19
    1.2.1 ĐÔI NÉT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO 19
    1.2.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH TRIPS . 21
    1.2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO
    TRIPS 26
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA
    VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS 28
    2.1 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI
    VIỆT NAM THỜI GIAN QUA . 28
    2.1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP . 28
    2.1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 29
    2.2 SỰ PHÙ HỢP GIỮA VĂN BẢN LUẬT PHÁP CỦA VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỞ
    HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI TRIPS . 32
    2.2.1 NHỮNG ĐIỂM PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI TRIPS
    2.2.2 NHỮNG ĐIỂM CHƯA PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI
    TRIPS 42
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI
    VIỆT NAM THỜI GIAN QUA . 44
    2.3.1 QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP . 44
    2.3.2 TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN
    QUA 48
    2.3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ NHẬN THỨC VÀ CÔNG TÁC THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
    CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 51
    2.3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG . 63
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
    THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 66
    3.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆT NAM THỰC THI CAM
    KẾT SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 66
    3.1.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU 66
    3.1.2 ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG
    NGHIỆP 68
    3.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT CỦA VIỆT NAM THEO TRIPS . 70
    3.2.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 71
    3.2.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ CHẾ
    THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP . 77
    3.2.3 TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐƠN VỊ
    HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 79
    3.2.4 TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN
    NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ TOÀN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỞ HỮU CÔNG
    NGHIỆP 84
    3.2.5 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
    CỦA DOANH NGHIỆP 85
    3.2.6 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC . 88
    KẾT LUẬN . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...