Tài liệu Hiệp định tương trợ tư pháp việt nam – úc

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VIỆT NAM – ÚC
    HIỆP ĐỊNH
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ Ô-XTƠ-RÂY-LI-A
    (dưới đây gọi là các Bên).
    Mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ lãnh sự giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân hai nước, mong muốn thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
    Mong muốn mở rộng và phát triển các quy định của Công ước Viên về quan hệ lãnh sự.
    Đã quyết định ký Hiệp định này và thỏa thuận như sau:
    Điều 1. Định nghĩa
    Vì mục đích của Hiệp định này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    (a) “Viên chức lãnh sự” là những người, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự, được bổ nhiệm thực hiện các chức năng lãnh sự.
    (b) “Công dân Nước cử” là những người mang quốc tịch Nước cử, kể cả pháp nhân của Nước cử.
    (c) “Tầu thuỷ của Nước cử” là những phương tiện nổi mang cờ Nước cử và hoạt động theo luật của nước đó, trừ các tầu quân sự.
    (d) “Tầu bay của Nước cử” là những phương tiện bay đã đăng ký tại Nước cử và mang ký hiệu đăng ký bay của nước đó, trừ tầu bay quân sự.
    Điều 2. Thông báo cho Nước tiếp nhận về việc bổ nhiệm, việc đến và đi.
    Bộ Ngoại giao Nước cử sẽ thông báo sớm bằng văn bản cho Nước tiếp nhận về:
    (a) Họ và tên, cấp bậc của một thành viên cơ quan lãnh sự, ngày người đó đến và đi hẳn hoặc thôi công tác cũng như bất cứ thay đổi nào liên quan đến địa vị và chức vụ của người đó tại cơ quan lãnh sự;
    (b) Họ và tên, quốc tịch, ngày đến, ngày đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong một hộ và khi một người trở thành hoặc thôi không còn là thành viên của gia đình đó nữa;
    (c) Họ và tên, quốc tịch, công việc, ngày đến và ngày đi hẳn của nhân viên phục vụ riêng hoặc khi họ không còn là nhân viên phục vụ riêng nữa.
    (d) Việc tuyển dụng và thải hồi thành viên cơ quan lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ riêng là những người cư trú tại Nước tiếp nhận và đựơc hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ.
    Điều 3. Tạo thuận lợi cho hoạt động của cơ quan lãnh sự
    1. Nước tiếp nhận dành mọi sự dễ dàng cho cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình.
    2. Nước tiếp nhận đối xử với thành viên cơ quan lãnh sự với sự tôn trọng thích đáng và áp dụng những biện pháp thích hợp để đảm bảo cho các thành viên cơ quan lãnh sự thực hiện dễ dàng các chức năng của mình.
    Điều 4. Trụ sở cơ quan lãnh sự và nhà ở của thành viên cơ quan lãnh sự
    1. Phù hợp với luật và các quy định của Nước tiếp nhận, Nước cử hoặc đại diện của Nước cử có quyền:
    (a) Mua, thuê hoặc có được dưới bất cứ hình thức nào một tòa nhà hoặc một phần tòa nhà và cả phần đất đai gắn với tòa nhà đó để dùng làm trụ sở cơ quan và nhà ở của thành viên cơ quan lãnh sự, trừ nhà ở của các thành viên cơ quan lãnh sự là công dân Nước tiếp nhận hoặc người thường trú tại Nước tiếp nhận.
    (b) Xây dựng hoặc cải tạo các tòa nhà trên mảnh đất đó.
    2. Nước tiếp nhận tạo thuận lợi cho Nước cử có trụ sở cơ quan lãnh sự, kể cả nhà ở cho thành viên cơ quan lãnh sự khi cần thiết.
    3. Trong quá trình thực hiện các quyền nêu tại khoản 1 Điều này, Nước cử hoặc đại diện của Nước cử phải tuân thủ luật và các quy định của Nước tiếp nhận liên quan đến đất đai, xây dựng và quy hoạch đô thị.
    Điều 5. Các chức năng lãnh sự
    Các chức năng lãnh sự gồm:
    (a) Bảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân Nước cử trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép.
    (b) Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, văn hóa và giáo dục giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như các quan hệ hữu nghị và hợp tác khác.
    (c) Bằng mọi hình thức hợp pháp, tìm hiểu tình hình kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác của Nước tiếp nhận và báo cáo cho Chính phủ Nước cử.
    (d) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự nếu điều đó không bị luật và các quy định tại Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong các điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.
    Điều 6. Chức năng liên quan đến quốc tịch và đăng ký hộ tịch.
    1. Chức năng lãnh sự liên quan đến quốc tịch và đăng ký hộ tịch.
    (a) Tiếp nhận hồ sơ liên quan đến quốc tịch:
    (b) Đăng ký công dân Nước cử.
    (c) Đăng ký khai sinh và khai tử cho công dân Nước cử.
    (d) Đăng ký kết hôn giữa công dân Nước cử với nhau và cấp các giấy tờ cần thiết.
    2. Những quy định tại khoản 1 điều này không miễn cho những người có liên quan nghĩa vụ phải tuân thủ luật và các quy định của Nước tiếp nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...