Tiểu Luận Hiệp định TRIPs

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Về Hiệp định TRIPs

    Sở hữu trí tuệ là một trong các mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế bởi vai trò quan trọng của nó đối với đời sống quốc tế trên nhiều phương diện. Các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được ký kết và tham gia bởi nhiều quốc gia trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm không nhỏ đối với vấn đề này. Ta có thể kể đế Công ước Paris (1883), Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886) .Cùng với sự phát triển nền kinh tế, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng tinh vi hơn, phạm vi mở rộng hơn và tính chất ngày một phức tạp hơn. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một cơ chế thực thi mang tính chất quốc tế và hoạt động có hiệu quả trong việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Có thiết lập được cơ chế như vậy thì mới giải quyết được vấn nạn mang tính chất quốc tế này, tạo ra được quan hệ thương mại lành mạnh, thúc đẩy thị trường thương mại tự do phát triển. Đó là nguyên nhân Hiệp định TRIPs (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) – Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ra đời. Hiệp định TRIPs được ký kết vào ngày 15/12/1993 tại vòng đàm phán Urugoay về thuế quan và thương mại của GATT, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Hiệp định có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên WTO.
    Hiệp định TRIPs đã đưa ra các quy định hoàn thiện hơn so với các điều ước quốc tế trước đó về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền SHCN. Trong nội dung của TRIPs đã ghi nhận quy định về đối tượng, phạm vi, tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHCN. Các đối tượng thuộc quyền SHCN mà TRIPs đề cập bao gồm nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; thiết kế bố trí mạch tích hợp (TO POGRAPH); tên thương mại, thông tin bí mật. Bên cạnh đó Hiệp định quy định mộ cách đầy đủ, chặt chẽ về các biện pháp để thực thi quyền SHCN, gồm có biện pháp dân sự; biện pháp hành chính; biện pháp hình sự; biện pháp kiểm soát biên giới. Các quốc gia thành viên của Hiệp định có nghĩa vụ sử dụng các chế tài phù hợp để đảm bảo cho các chủ sở hữu nước ngoài cũng như các chủ sở hữu là công dân nước mình có thể thực thi một cách hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ của mình. Hiệp định TRIPs ra đời đã đem đến một cơ chế hiệu quả trong vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khắc phục được thiếu sót trong các điều ước quốc tế trước đó, tạo nên dấu ấn quan trọng đối với cộng đồng quốc tế trong công cuộc giải quyết vấn nạn xâm hại đến quyền SHCN.
    2. Pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp
    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề mà Việt Nam rất quan tâm, đã và đang có những hành động tích cực để cùng với thế giới thực hiện có hiệu quả việc bảo hộ quyền này. Kể từ khi gia nhập WTO thì bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN nói riêng càng được nhà nước ta chú trọng.
    Trước khi gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh về lĩnh vực này. Ta có thể kể đến Bộ luật hình sự 1999; Luật Hải quan 2001 (Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001); Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính 2002 của UBTVQH ( Điều 10 Pháp lệnh quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ); Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004), trong Bộ luật này quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc về dân sự nói chung, trong đó có bao gồm vụ việc về sở hữu trí tuệ. Sau đó là sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Quốc Hội thông qua ngày 25/12/2004). Đây là văn bản đầu tiên pháp điển hóa các quy phạm pháp luật trước đó của quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về SHCN; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính về SHCN Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XII, Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ được ban hành, đã thay đổi một số điều khoản quan trọng trong phần thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành được sửa đổi bổ sung năm 2008; Bộ luật hình sự cũng được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã góp phần nào trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về SHCN, tương thích với hệ thống quy định tại Hiệp định TRIPs.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...