Luận Văn Hiệp định thương mại việt nam – hoa kỳ và ảnh hưởng của hiệp định tới xuất nhập khẩu của việt nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiệp định thương mại việt nam – hoa kỳ và ảnh hưởng của hiệp định tới
    xuất nhập khẩu của việt nam


    MỤC LỤC

    HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ
    ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH TỚI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

    Lời nói đầu

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 4
    1. Bối cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiệp định thương mại 4
    1.1 Bối cảnh ra đời 4
    1.2 Vai trò và ý nghĩa của Hiệp định 6
    2. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định 8
    2.1 Nguyên tắc tối huệ quốc 9
    2.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia 11
    2.3 Nguyên tắc mở cửa thị trường 12
    1.1. Nguyên tắc minh bạch 13
    3. Nội dung chính của Hiệp định 15
    3.1 Thương mại hàng hoá 16
    3.2 Quyền sở hữu trí tuệ 18
    3.3 Thương mại dịch vụ 19
    3.4 Phát triển quan hệ đầu tư 21
    CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ TỚI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 24
    1. Thực trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 24
    1.1 Tổng quan về thương mại song phương 24
    1.2 Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ 28
    1.3 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ của Việt Nam 36
    2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước khác 38
    2.1 Quy mô và tốc độ gia tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 38
    2.2 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trường 41
    2.3 Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam tại một số thị trường 44
    3. Đánh giá tác động của Hiệp định tới xuất nhập khẩu của Việt Nam 46
    3.1 Đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 46
    3.2 Đối với quan hệ thương mại Việt Nam với các nước khác 52
    3.3 Hoạt động của một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sau khi HĐTM có hiệu lực 56
    3.4 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định 60
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀO HOA KỲ TRƯỚC NHỮNG YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH 65
    1. Những dự báo về tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ đến năm 2010 65
    1.1 Cơ sở để đưa ra dự báo về tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 67
    1.2 Dự báo về kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu 68
    1.3 Dự báo đối với một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng 68
    2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới 72
    2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 72
    2.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 79
    2.3 Giải pháp cho những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 84
    Kết luận. 89
    Tài liệu tham khảo 91
    Phụ lục 93



    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong bối cảnh thế giới có nhiều sự thay đổi theo xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam chúng ta cũng đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là trên phương diện kinh tế với những thành tựu to lớn đạt được trong những năm vừa qua. Những thành tựu đó không chỉ đem lại sự phát triển phồn vinh cho nền kinh tế, cuộc sống ấm no cho nhân dân mà còn góp phần quan trọng mang lại sự ổn định về các mặt chính trị và xã hội. Với phương châm "đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế" Việt Nam đang bằng con đường xuất nhập khẩu hàng hoá, tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, trong tiến trình tiếp cận, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Bằng những nỗ lực không ngừng của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và nhân dân, chúng ta đã vượt qua rất nhiều khó khăn và rào cản để đạt được những thoả thuận, ký kết được những văn bản thương mại quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế, thậm chí có vai trò mở cửa làm hình thành những giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của lịch sử. Một trong những văn bản đó chính là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/1/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Đây là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, bởi Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới kinh tế toàn cầu. Do đó, việc xúc tiến hoạt động xuất khẩu và có mối quan hệ thương mại thường xuyên, lâu dài với thị trường này, không những sẽ tạo thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn làm gia tăng cán cân thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thương trường quốc tế.
    Sau tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, việc ký kết Hiệp định thương mại song phương là một bước tiến hơn nữa trong quan hệ giữa hai nước, một mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi trong một thời kỳ mới. Với việc dỡ bỏ hàng loạt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh hai chiều, Hiệp định đã tạo ra sự lưu thông hàng hoá tự do, tăng cả về số lượng và chất lượng hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, từ đó, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu rộng hơn nữa vào kinh tế khu vực và thế giới. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và củng cố trên trường quốc tế.
    Thông qua cơ chế không phân biệt đối xử: Quy tắc Tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia, Hiệp định không những mở cửa thị trường giữa nước ta và Hoa Kỳ mà còn mở ra cảnh cửa trong quan hệ thương mại giữa nền kinh tế Việt Nam vơí nền kinh tế các nước khác trên thế giới. Theo ý kiến đánh giá của một số chuyên gia, bằng việc ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, chúng ta đã bước được 60% trên con đường tiến đến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Và thông qua việc thực hiện Hiệp định, chúng ta đã thực sự tham gia vào "sân chơi chung" với những "luật chơi" đa dạng, phong phú, đầy thử thách của những thông lệ thương mại quốc tế.
    Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo nhiều góc độ khác nhau với những ý kiến rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Là một sinh viên học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương, nên những tình hình, thông tin về thương mại Việt Nam luôn là một trong những mối quan tâm của em. Do đó, trong Khoá luận này em đã mạnh dạn tìm hiểu viết về đề tài "Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Hiệp định tới xuất nhập khẩu của Việt Nam". Thông qua việc tập trung phân tích các nội dung cơ bản gồm các nguyên tắc, quy định cốt yếu trong Hiệp định, đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng, thực hiện Hiệp định trong hai năm qua, để từ đó đánh giá ảnh hưởng của nó đối với xuất nhập khẩu Việt Nam với Hoa Kỳ nói riêng và với các nước khác trên thế giới nói chung và đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
    Khoá luận bao gồm ba chương:
    Chương I: Khái quát về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
    Chương II: Ảnh hưởng của Hiệp định tới xuất nhập khẩu Việt Nam
    Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ trước những yêu cầu của Hiệp định.
    Do đây là một văn bản pháp lý quốc tế phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung rất phong phú, có sự tác động đa chiều nên mức độ nghiên cứu của Khoá luận dừng ở việc xem xét một số vấn đề cơ bản có liên quan. Bài khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót cần phải sửa chữa, bổ sung, mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
    Trong quá trình thu thập tài liệu, viết đề cương và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan và cá nhân. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới:
    - Khoa KTNT
    - Thư viện trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội.
    - Viện nghiên cứu kinh tế thế giới
    - Thư viện quốc gia
    - Bộ Thương mại
    Và đặc biệt em xin cảm ơn cô Vũ Thị Kim Oanh, tiến sĩ, giảng viến chính khoa KTNT trường ĐHNT, người đã trực tiếp hướng dẫn em làm Khoá luận. Sự giúp đõ, chỉ bảo tận tình của cô là yếu tố hết sức quan trọng giúp em hoạn thành Khoá luận này
     
Đang tải...