Luận Văn Hiệp định thương mại về hàng rào kĩ thuật -tbt

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VỀ HÀNG RÀO KĨ THUẬT -TBT
    I. Hiệp định thương mại về hang rào kĩ thuật TBT
    1. Khái niệm
    Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).
    Hàng rào kĩ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan liên quan tới các biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm bảo đảm cung cấp cho thị trường những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
    2. Sự ra đời của hiệp định TBT:
    _Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế. Điều đó có tác dụng to lớn trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụ sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm tiêu dùng được đảm bảo. Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế.
    _Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài, ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Đây mới chính là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của quốc gia đó có xuất khẩu được hay không cũng như có thể được thị trường nước nhập khẩu chấp nhận hay không.
    _Điều này đã làm nảy sinh yêu cầu cần có sự phù hợp, tương thích giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia khác nhau. Để đạt được sự tương thích cần thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau đòi hỏi chi phí rất lớn như: Chi phí dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài; chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải thích, giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó; chi phí điều chỉnh sản phẩm trong nước sao cho phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài Ngoài ra, nhà sản xuất còn phải chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả những chi phí, thủ tục trên đều đòi hỏi nhà sản xuất phải bỏ ra một chi phí rất lớn cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thậm chí, những chi phí này còn tăng lên rất nhiều khi xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước nhập khẩu khác nhau do mỗi một quốc gia lại ban hành và áp dụng một bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
    _Để giải quyết khó khăn này, cũng như mở rộng thêm mục đích áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải có một văn bản quốc tế chung về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
    _GATT 1947 (Hiệp định thuế quan có hiêu lực chung) đã có các điều khoản III, XI và XX đề cập đến các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính quốc tế. GATT cũng đã thành lập một nhóm làm việc nhằm đánh giá những ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan đến hoạt động thương mại quốc tế, trong đó các biện pháp mang tính kỹ thuật được xem là biện pháp quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu phải lưu tâm đến. Tuy nhiên, sau nhiều năm đàm phán, đến cuối vòng đàm phán Tokyo năm 1979 (vòng đàm phán Tokyo đã kéo dài từ năm 1973 đến 1979), hiệp định đa phương về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) mới được ký kết.
    _Hiệp định TBT ra đời đã nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như góp phần to lớn trong việc giải quyết những khó khăn do mâu thuẫn giữa các bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau.
    3. Mục đích hoạt động:
    - Thúc đẩy thương mại, khuyến khích các nước tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của các nước thành viên hài hòa càng nhiều càng tốt với tiêu chuẩn quốc tế.
    - Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua hoạt động tiêu chuẩn hóa.
    - Đảm bảo các biện pháp quản ý kỹ thuật các nước đề ra, nhưng không cản trở thương mại quá mức cần thiết.
    - Không ngăn cản các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình, để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật, thực vật và bảo vệ môi trường.
    - Ngăn ngừa các hành động gian lận và đảm bảo những lợi ích an ninh cơ bản của các quốc gia thành viên.
    4. Chi phí đánh giá sự hợp chuẩn:
    Hiệp định TBT cũng đề cập đến các chi phí mà nhà xuất khẩu phải chịu để đưa sản phẩm của mình đạt được sự phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của hiệp định.
    Trước hết là các chi phí liên quan đến việc đánh giá sự hợp chuẩn của sản phẩm. Nhóm chi phí này bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phí kiểm tra, chứng nhận hay chi phí về phòng thí nghiệm và chi phí cho các tổ chức cấp giấy chứng nhận.
    Chi phí về thông tin cũng như chi phí nhà sản xuất phải chi trả. Nhóm chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc đánh giá ảnh hưởng mang tính kỹ thuật về quy định kỹ thuật của các nước khác, dịch thuật và phổ biến thông tin, đào tạo chuyên gia Cuối cùng là các chi phí bất thường do những khó khăn trong việc điều chỉnh chi phí khi phải tiếp cận với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mới được ban hành.
    5. Các nguyên tắc cơ bản:
    Hiệp định TBT có 6 nguyên tắc cơ bản:
    Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại.
    Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng. Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường. Khi đưa ra các cản trở, quốc gia đó cũng phải xem xét đến sự khác biệt về thị hiếu, thu nhập, vị trí địa lý và các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó lựa chọn sử dụng những cản trở có tác động đến hoạt động thương mại ít nhất.
    Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại, có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, công dụng của sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại quốc tế. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Theo đó, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn khi đưa ra không được quá khắt khe và tốn quá nhiều thời gian so với mức cần thiết để đánh giá một sản phẩm phù hợp với luật lệ trong nước và các quy định của nước nhập khẩu.
    Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử.
    Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối xử của hiệp định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). MFN và NT được áp dụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
    Nguyên tắc 3: Hài hòa hóa.
    Nguyên tắc hài hòa hóa được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:
    Trước hết, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một phần) trừ khi việc sử dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong thực hiện một mục đích nào đó.
    Tiếp theo, hiệp đinh TBT khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC . Là những tổ chức đã thiết lập những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức này.
    Trong nguyên tắc hài hòa hóa, hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên WTO là các nước đang và chậm phát triển. Về những đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển, hiệp định TBT đưa ra các quy định sau:
    - WTO yêu cầu các nước thành viên bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Điều này thể hiện trong quá trình ban hành và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thành viên WTO phải tính đến trình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước đang phát triển.
    - WTO cho phép có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Theo đó, các nước đang phát triển không bắt buộc phải áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản, chủ yếu khi các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó không còn phù hợp với trình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước này.
    Nguyên tắc 4: Bình đẳng.
    WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau.
    Khi các nước công nhận các biên pháp kỹ thuật của nhau sẽ giúp làm giảm chi phí điều chỉnh các tính năng của sản phẩm để phù hợp với tiêu chuẩn của các nước khác. Hơn nữa, do khoảng cách về thời gian giữa thời điểm ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế với thời điểm tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuâtn quốc tế đó vào hoạt động sản xuất của một quốc gia có thể diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài sẽ tạo điều kiện cho nước áp dụng có cơ hội từ chối không áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Việc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng sẽ góp phần làm cho các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ hơn.
    Nguyên tắc 5: Công nhận lẫn nhau.
    Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau đòi hỏi một chi phí nhất định. Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhà xuất khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau.
    Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận.
    Trong thực tế, các nước thành viên WTO đều công nhận kết quả của thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nước khác ngay cả khi thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của các quốc gia không giống nhau.
    Ngoài ra, hiệp định TBT còn quy định khi kết quả của các tổ chức đánh giá sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằng chứng về một trình độ kỹ thuật hoàn chỉnh.
    Nguyên tắc 6: Minh bạch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...