Thạc Sĩ Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam

    Abstract. Tìm hiểu những vấn đề lý luận về hàng rào kỹ thuật: Khái niệm, ý nghĩa,
    mục đích của hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Phân tích, đánh giá các quy định
    trong Hiệp định TBT của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Tìm hiểu các
    quy định của pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Đề xuất
    một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hàng rào kỹ thuật trong
    thương mại ở Việt Nam.
    Keywords. Luật Quốc tế; Luật thương mại; Hiệp định TBT; WTO; Hàng rào kỹ
    thuật; Việt Nam
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thương mại quốc tế nói chung và trong chính sách thương mại của các nước nói
    riêng, vấn đề tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại luôn đi liền với nhau. Bởi nước nào
    cũng muốn tự do hóa thương mại nhằm thu được những lợi ích to lớn từ việc mở cửa thị
    trường, nhưng mặt khác, mỗi nước có chính sách thương mại riêng nhằm đạt được những
    mục tiêu nhất định, như bảo vệ thị trường nội địa, đảm bảo chất lượng cuộc sống hay những
    mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác.
    Ở Việt Nam, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả
    khả quan cho nền kinh tế, trong đó hoạt động nhập khẩu đã thể hiện được vai trò quan trọng
    của mình trong việc phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy
    nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời
    sống. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu nhập
    khẩu hàng hóa sẽ ngày càng gia tăng, đòi hỏi chúng ta phải có sự quản lý nhập khẩu chặt chẽ
    để không gây ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ và phát triển kinh tế trong
    nước một cách ổn định, vững chắc.
    Một trong những biện pháp để quản lý nhập khẩu là sử dụng hệ thống các chính sách
    dưới hình thức hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, phải xây dựng và áp dụng những biện pháp này
    vừa đảm bảo những mục đích đặt ra nhưng không được cản trở tự do hóa thương mại là điều
    rất khó.
    Các biện pháp về mặt kỹ thuật mà Việt Nam đang áp dụng thường không tạo ra những
    hàng rào đáng kể đối với những hàng hóa, dịch vụ, công nghệ nhập khẩu; nhiều biện pháp mà
    Việt Nam đang áp dụng đã trở nên lạc hậu, không hài hòa với những nguyên tắc chủ yếu của
    WTO, ASEAN, APEC, cản trở tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, trình độ quản lý
    cũng như khả năng áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại còn hạn chế nên công tác kiểm
    tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ chưa được thực hiện tốt, mục tiêu loại trừ những mặt hàng
    kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường chưa được đảm
    bảo Hơn nữa, Việt Nam khi là thành viên của WTO phải có trách nhiệm thực hiện tất cả
    cam kết đối với WTO trong đó có cam kết về TBT.
    Với những yêu cầu đặt ra về lý luận và thực tiễn trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu:
    “Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam” là rất cần thiết
    và có ý nghĩa.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong điều kiện nhiều công cụ quản lý nhập khẩu truyền thống không còn phù hợp với
    các quy định quốc tế, cần phải được bãi bỏ, đồng thời nhiều công cụ mới tinh vi hơn đã ra đời
    cần được nghiên cứu áp dụng. Nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, cơ quan, ban
    ngành đã nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu và sử dụng hệ
    thống chính sách với tư cách là hàng rào k ỹ thuật để quản lý nhập khẩu trong bối cảnh hội
    nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong những năm gần đây đã có một s ố công trình nghiên
    cứu liên quan đến vấn đề trên, trong đó ph ải kể đến những công trình như:
    - Đinh Văn Thành (2005), “Rào cản trong thương mại quốc tế”, NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    - Nguyễn Hữu Khải (2005), “Hàng rào phi thu ế quan trong chính sách thương mại
    quốc tế”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Khôi (2006), “Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức
    thương mại thế giới”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
    - Lê Thùy Vân (2011), “Tác động của Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại
    đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
    Trường Đại học Ngoại thương.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập một số vấn đề lý luận có liên
    quan về hàng rào kỹ thuật của Việt Nam trong chính sách thương mại quốc tế. Nhưng về cơ
    bản, hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ pháp luật
    một cách đầy đủ và hệ thống. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện
    nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì việc nghiên cứu làm thế nào đề ra những
    chính sách, giải pháp liên quan đến hệ thống chính sách hàng rào kỹ thuật của Việt Nam vừa
    đảm bảo các lợi ích của quốc gia, vừa phù hợp với những quy định, thông lệ và những ưu đãi
    quốc tế vẫn đang là một vấn đề nóng bỏng và có tính thời sự cao. Vì vậy, với một đề tài
    nghiên cứu dưới góc độ pháp lý về hàng rào kỹ thuật là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
    3. Mục đích của luận văn
    Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy
    định trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) của WTO và
    phân tích các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam, từ đó đề xuất
    phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của
    Việt Nam.
    4. Nhiệm vụ của luận văn
    Để thực hiện được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
    - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về hàng rào kỹ thuật: Khái niệm, ý nghĩa, mục đích
    của hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
    - Phân tích, đánh giá các quy định trong Hiệp định TBT của WTO về hàng rào kỹ thuật
    trong thương mại.
    - Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
    - Đề xuất một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hàng rào kỹ thuật trong
    thương mại ở Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tôi
    sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp kết hợp giữa
    lý luận và thực tiễn; phương pháp so sánh.
    6. Ý nghĩa của đề tài
    Với kết quả nghiên cứu đề tài: “Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt
    ra đối với Việt Nam”, tôi hy vọng có thể đóng góp một phần vào việc nâng cao nhận thức,
    năng lực xây dựng và áp dụng thành công hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam.
    Các kết quả nghiên của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
    giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về luật học.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn có 3 chương:
    Chương 1. Những vấn đề chung về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
    Chương 2. Các quy định của Hiệp định TBT của WTO về hàng rào kỹ thuật trong
    thương mại
    Chương 3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong
    thương mại và phương hướng hoàn thiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...