Luận Văn Hiệp định rào cản kỹ thuật- thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Nền kinh tế thế giới ở cuối thập niên cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự tác động qua lại về thương mại giữa các nước đã tạo thêm những xung lực mới cho hội nhập kinh tế quốc tế. Các nước ngày càng ký với nhau những thoả thuận, hiệp định, hiệp ước về tự do hoá thương mại. Khi thị trường được mở rộng thì cạnh tranh trong hoạt động kinh tế trở nên gay gắt giữa các nước. Để bảo vệ những nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu rẻ, các nước đặt ra hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm giảm bớt sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài.Tuy vậy, ngày nay những biện pháp thuế quan ngày càng có vai trò giảm dần. Trong khi đó những rào cản phi thuế quan được các nước sử dụng một cách tinh vi hơn.
    Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển cao, mức sống được nâng lên thì yêu cầu cao đặt ra đối với các sản phẩm sản xuất nói chung và các sản phẩm nhập khẩu nói riêng mang tính tất yếu khách quan. Tuy nhiên nhiều nước đã quá lạm dung hệ thống tiêu chuẩn đặt ra với hàng hoá, coi nó như là một công cụ, cùng với các công cụ bảo hộ mậu dịch khác để bảo hộ thị trường nội địa. Những biện pháp này gọi là rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
    Do đây là một vấn đề khá rộng nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhưng chúng em còng xin góp một phần công sức nhỏ bé trong việc nghiên cứu đề tài: “Hiệp định rào cản kỹ thuật- thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO”. Chóng em mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài thêm hoàn thiện. Chúng em
    xin chân thành cảm ơn.

















    Mục lục

    Lời nói đầu
    Nội dung
    I. Hiệp định rào cản kỹ thuật.(TBT)
    1. Khái niệm.
    2.Mục đích của hiệp định.
    3. Chủ thể và khách thể của hiệp định.
    4. Nội dung cơ bản.
    5.Những vấn đề đặt ra đối với hàng dệt may Việt Nam.
    II. Cơ hội và thách thức của hiệp định TBT đối với hàng dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO.
    1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam( từ 1994-2000)
    1.1.Tình hình kim nghạch xuất nhập khẩu.
    1.2.Đặc điểm, lợi thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
    1.3.Nhận định chung về tình hình xuất khẩu 2006.
    1.4.Tình hình xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
    1.5.Tình hình xuất khẩu sang EU.
    2. Những rào cản hàng dệt may gặp phải trên hai thị trường trên.
    3. Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO.
    3.1. Cơ hội và thách thức từ việc kí kết hiệp định TBT.
    3.2. Cơ hội và thách thức trên từng thị trường.
    III. Các biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu trong việc thực hiện hiệp định hướng tới WTO.
    1.Các biện pháp từ phía nhà nước.
    1.1. Nhiệm vụ.
    1.2. Các biện pháp.
    2. Các biện pháp từ phía doanh nghiệp.
    2.1. Trên thị trường EU.
    2.2. Trên thị trường Hoa Kì.












    Nội dung

    I. Hiệp định rào cản kỹ thuật( Technical Barriers To Trade - TBT).
    1.Khái niệm rào cản kỹ thuật.

    Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu để được thông quan vào thị trường nội địa.
    Các chỉ tiêu có thể là những thông số vận hành của máy móc, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện lao động Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn trên đều không được nhập khẩu vào nội địa.

    2.Mục đích của hiệp định.

    Hiệp định TBT được đưa ra nhằm thúc đẩy các mục tiêu của GATT năm 1994, đó là:đưa ra các điều kiện chống kì thị đối với hàng nhập khẩu về các tiêu chuẩn kĩ thuật so với hàng hoá cùng loại nhập khẩu từ các nước khác và hàng sản xuất nội địa nhằm hạn chế thương mại.
    Hiệp định TBT cũng nhằm tăng cường việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp có thể mang lại trong vấn đề này.
    Hiệp định đảm bảo các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kĩ thuật bao gồm cả các yêu cầu về bao gãi, ghi dấu, ghi nhãn và các qui trình đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và văn bản pháp qui kĩ thuật đó không tạo ra trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

    3.Chủ thể và khách thể của hiệp định.

    Chủ thể của hiệp định là các quốc gia, chính phủ tham gia vào vòng đàm phán Urugoay về thương mại Đa biên.
    Tất cả các sản phẩm, bao gồm sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp là đối tượng thi hành các điều khoản của hiệp định này.

    4.Nội dung cơ bản của hiệp định.

    Hiệp định này sẽ mở rộng và làm rõ những điều khoản đã đạt được trong hiệp định rào cản kĩ thuật tại vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định đảm bảo rằng những tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như những thủ tục chứng thực và kiểm tra không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại. Tuy nhiên, hiệp định công nhận các nước có quyền thiết lập sự bảo hộ ở mức độ phù hợp và có quyền đưa ra những biện pháp cần thiết để đảm bảo những sự bảo hộ này được thực hiện. Vì vậy hiệp định khuyến khích các nước sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế phù hợp, nhưng không buộc các nước thay đổi mức độ bảo hộ do sự tiêu chuẩn hóa. Điểm mới của hiệp định đã sửa lại là nó bao gồm cả quá trình và những phương thức sản xuất liên quan đến đặc tính của bản thân sản phẩm. Những thủ tục đánh giá sự phù hợp được mở rộng và những quy tắc được quy định chính xác hơn. Những điều khoản áp dụng cho chính quyền địa phương và những khu vực phi chính phủ được thảo chiết tại vòng đàm phán Tokyo. Quy chế thủ tục đối với việc soạn thảo chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn được chấp thuận tự do bởi bất kì có quan tiêu chuẩn hóa nào của một nước thành viên của WTO, và điều này được nêu lên trong phần phụ lục của hiệp định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...