Tài liệu Hiệp định pa-ri về việt nam: Những bài học ngoại giao

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HIỆP ĐỊNH PA-RI VỀ VIỆT NAM: NHỮNG BÀI HỌC NGOẠI GIAO


    Trong cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, nước ta đã bốn lần đàm phán và ký Hiệp định ngoại giao: Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973. Đàm phán Pa-ri là đỉnh cao của mặt trận đấu tranh ngoại giao trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Những bài học thắng lợi của Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như một mốc son của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.



    Nguyễn Khắc Huỳnh
    Nguyên Đại sứ - thành viên đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam




    1 - Kết hợp ngoại giao với đấu tranh quân sự, chính trị, đàm phán với chiến trường

    Do đặc điểm của cuộc chiến tranh và thời đại, để chống Mỹ và thắng Mỹ, Việt Nam phải chiến đấu trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nghị quyết Trung ương lần thứ 12 (tháng 12-1965) nêu rõ: Trong quan điểm đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, ta phải giữ vững quyết tâm chiến lược, đồng thời áp dụng sách lược đấu tranh chính trị ngoại giao khôn khéo để phối hợp với đấu tranh quân sự, chủ động tấn công địch, nêu cao ngọn cờ độc lập hòa bình nhằm tranh thủ dư luận thế giới và cô lập hơn nữa đế quốc Mỹ(1). Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 4-1969 nhấn mạnh Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Trung ương thấy rõ đặc điểm của chiến tranh, đặt vấn đề Việt Nam trong toàn cảnh thế giới, ứng phó với cuộc chiến tranh theo phương thức tối ưu ngang tầm phát triển của thời đại. Ngoại giao và đàm phán làm nhiệm vụ thường xuyên tấn công địch, góp phần tranh thủ dư luận, cô lập kẻ thù, hỗ trợ chiến trường. Mỗi bước phát triển của từng hoạt động lớn trên chiến trường đều luôn có đàm phán phối hợp.
    Để phát huy tốt vai trò của ngoại giao hỗ trợ chiến trường, từ đầu cuộc chiến tranh, chúng ta đã tính đến phương thức vừa đánh vừa đàm. Cuộc đàm phán Pa-ri là sự vận dụng phương thức vừa đánh vừa đàm ở tầm cao và nhiều hiệu quả.

    Sự phối hợp giữa đàm phán với chiến tranh quân sự đưa đến thành công rõ rệt nhất là góp phần giành thắng lợi từng bước, buộc địch phải xuống thang từng bước, làm thay đổi dần so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường. Đầu năm 1967, ngoại giao đòi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc. Tổng tấn công Tết Mậu Thân buộc Mỹ thực hiện đòi hỏi đó bằng bước hạn chế ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...