Luận Văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm hồ chí minh toàn tập

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Nói ngược là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên
    trong nói năng hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương và đem lại
    hiệu quả diễn đạt cao.
    1.2. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh, sáng tác văn
    học không phải là hoạt động chủ yếu. Người không có ý định xây dựng và tạo
    cho mình một sự nghiệp văn chương như công việc quen thuộc của người
    nghệ sĩ nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị
    lớn về tư tưởng nghệ thuật, như tập thơ Nhật kí trong tù, Truyện và kí và
    nhiều áng văn chính luận . Những tác phẩm của Người có sức hấp dẫn bởi
    chất trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên bác, tình cảm mạnh mẽ, thiết tha . Đặc
    biệt, Người là một bậc thầy về việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ nói chung và
    biện pháp nói ngược nói riêng.
    1.3. Đến nay chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu hiện
    tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập một cách tỉ mỉ, toàn
    diện. Vì vậy đối tượng nghiên cứu này vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự.
    Với những lí do chủ yếu vừa nói, chúng tôi chọn đề tài Hiện tượng nói
    ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập để nghiên cứu nhằm mục đích
    làm rõ thêm về biện pháp nghệ thuật nói ngược và Hồ Chí Minh đã sử dụng
    biện pháp nghệ thuật này như thế nào, biện pháp nghệ thuật này đã đem lại
    những giá trị gì cho các tác phẩm của Người. Hy vọng kết quả nghiên cứu và
    nguồn ngữ liệu thống kê sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu
    hiện tượng nói ngược trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học.
    2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng nói ngược được Hồ Chí
    Minh sử dụng trong các tác phẩm của Người
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...