Tiểu Luận Hiện tượng Lười biếng xã hội-Hình thành văn hóa hợp tác trong làm việc nhóm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Làm việc nhóm đã và đang phát triển nhanh chóng ở hầu hết các nền giáo dục của các nước trên thế giới và ở nhiều cấp bậc khác nhau, đặc biệt ở bậc Đại học. Hiệu quả cao trong công việc, lợi ích mà quá trình này mang lại cũng như sự du nhập của phương pháp này vào Việt Nam, đã được kiểm chứng bằng thực tế. Ngày nay, các sinh viên đòi hỏi phải có những kĩ năng làm việc nhóm nhất định, không những để phục vụ công việc học tập, nghiên cứu mà còn để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhà tuyển dụng, đồng thời đạt nền tảng cho những công việc phức tạp, đòi hỏi sự tư duy và hợp tác sau này.Vì thế, việc tìm ra những phương pháp làm việc nhóm hiệu quả cũng như rèn luyện kĩ các kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên ngay khi ngồi trong ghế nhà trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
    Hiện tương “Lười biếng xã hội” đã được biết đến như một tác nhân chính yếu cản trở sự hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm. Cũng chính từ hiện tượng này đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm tìm hiểu. Đặt ra thách thức lớn trong công tác quản lý nhóm, từ việc tìm ra quy mô nhóm hợp lý cho đến việc hình thành văn hóa hợp tác trong nhóm với mục đích thúc đẩy năng lực làm việc hiệu quả của nhóm. Hiểu rõ được tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của làm việc nhóm. Chúng em nhận thấy việc nghiên cứu hiện tượng "Lười biếng xã hội" rất có ý nghĩa trong thực tiễn.
    Vì thế nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Hiện tượng Lười biếng xã hội-Hình thành văn hóa hợp tác trong làm việc nhóm” để viết tiểu luận môn “Hành vi tổ chức”. Với những cố gắng của chúng em, mong rằng có thể tìm ra được những giải pháp tốt và cải thiện được những mặt yếu của các bạn sinh viên ngày nay trong việc tổ chức làm việc nhóm .Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian tìm hiểu môn học còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn thầy!


    A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    I. Hiện tượng “Lười biếng xã hội” là gì?
    1. Khái lược về Định luật Washington
    Người Mỹ rất thích tổng hợp những câu nói đơn giản thành những định luật nên câu chuyện “Ba vị hòa thượng” bản tiếng Trung quốc đã trở thành “Định luật hợp tác Washington” bản tiếng Mỹ: “Một người mà phải miễn cưỡng làm việc thì hai người sẽ đùn đẩy cho nhau, còn ba người sẽ vĩnh viễn không làm được gì.”
    Khái niệm Định luật hợp tác Washington:
    Cái gọi là Định luật hợp tác Washington cũng tương tự như câu tục ngữ Trung Quốc đã được lưu truyền từ rất lâu: “Một vị hòa thượng gánh nước uống, hai vị hòa thượng khiêng nước uống, ba vị hòa thượng không có nước uống”. Áp dụng câu danh ngôn chí lí thời cổ đại này vào hiện tại thì: một người mà làm qua loa, hai người sẽ đùn đầy cho nhau, ba người sẽ không làm được việc.
    Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này:
    Là do việc hợp tác giữa người với người không đợn giản là sự gia tăng về số lượng mà sẽ phải chịu rất nhiều nhân tố tác động rất phức tạp và tế nhị. Ví dụ giữa hai người chỉ tồn tại 1 mối quan hệ, ba người sẽ tồn tại 3 mối quan hệ, bốn người lại tồn tại 6 mối quan hệ, các mối quan hệ cứ theo cấp số mà tăng lên. Trong sự hợp tác giữa người với người, giả thiết năng lực mỗi người đều bằng 1 thì kết quả hợp tác giữa 10 người đôi khi lớn hơn số 10 nhiều. Nhưng đôi khi thậm chí còn bé hơn 1. Do con người không phải một vật tĩnh mà năng lượng hoạt động của mỗi người lại có định hướng nhau. Khi năng lượng của họ thúc đầy lẫn nhau thì làm việc ít nhưng hiệu quả thu được nhiều. Khi mâu thuẫn lẫn nhau thì một việc cũng không làm nên. Nếu như bạn chịu khó quan sát con cua thì, thì bạn sẽ phát hiện ra một hiện tượng trong giỏ có thể để được cả một đàn cua, không cần phải đậy nắp mà cua vẫn không leo lên được. Vì chỉ cần một con muốn leo lên thì những con khác sẽ kéo nó lại, cuối cùng thì không con nào bò lên được. Nguyên nhân do đâu vậy? Thực ra không phải cua “an phận thủ thường”, không muốn bò lên trên mà do cua chỉ thích đấu đá nội bộ. Chỉ cần một con cua muốn bò lên thì những con khác lập tức kéo nó xuống, cuối cùng thì chẳng con nào có thể bò lên được. Điều mà ví dụ nhỏ này muốn nói đó chính là định luật hợp tác Washington.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...