Tiểu Luận Hiện Tượng Hội Nhập Văn Hóa Dưới Thời Lý Trần

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Hiện Tượng Hội Nhập Văn Hóa Dưới Thời Lý Trần

    Vài lời giới thiệu: Tác giả Nguyễn Huệ Chi năm nay 63 tuổi; hiện là nghiên
    cứu gia của chương trình tài trợ Rockefeller, Hoa Kỳ. Ông là Giáo sư thực
    thụ của Viện Văn học, Trưởng ban văn học Cổđại và Cận đại thuộc Trung
    tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Việt Nam. Năm 1994, ông được
    Chính phủ Pháp mời thuyết trình vềđề tài "Tâm lý Văn hóa Việt Nam". Vốn
    là một chuyên gia sành sõi về văn học Phật giáo Lý-Trần và Hán Nôm, nhân
    dịp gặp gỡ và trao đổi với chúng tôi, ông có nhã ý tặng độc giả Giao điểm
    một bài phân tích sâu và lý thú về tinh thần "hội nhập văn hóa dưới thời Lý-
    Trần" qua trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm. Trân trọng giới thiệu với bạn
    đọc.
    1. Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáo có vị
    trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm không
    chỉ giúp ta một cứ liệu để hiểu thêm bản sắc Phật giáo Việt Nam vào giai
    đoạn thịnh trị của nó mà còn rộng hơn, qua đấy hiểu được cái khí hậu tư
    tưởng của thời đại, tức là những điều kiện cốt yếu tạo nên các phương thức
    giao lưu, chung sống giữa nhiều dòng văn hóa khác biệt trong đời sống xã
    hội Việt Nam ở giai đoạn lịch sử rực rỡ này. Về mặt khái niệm, cũng cần nói
    rõ, cái gọi là "hội nhập văn hóa" ởđây tức là hội nhập giữa những thành tố
    Phật, Đạo và Nho - vốn là ba hệ tư tưởng không cùng nguồn gốc và có sự
    đối nghịch với nhau, nhưng đều du nhập vào đời sống tinh thần của người
    Việt từ sớm, và với thời gian, đã mặc nhiên trở thành các hệ giá trị văn hóa
    dân tộc, nhất là Đạo giáo và Phật giáo, mặc dù cho đến trước thế kỷ thứ X,
    chính quyền đô hộ Trung Quốc vẫn ngấm ngầm hoặc công khai lấy Nho
    giáo làm chỗ dựa. Tất nhiên, đặt trong bối cảnh của một trung tâm Phật giáo
    thì văn hóa Phật giáo phải đóng vai trò chủ thể trong sự "hội nhập" ấy.
    Nhưng xét bản chất giáo lý cũng như cách thức truyền bá giáo lý, Phật giáo
    vốn không lấy sự kỳ thị và cưỡng chế làm cứu cánh mà lấy hòa đồng làm
    cứu cánh, do đó cũng có thể nói mối quan hệ cộng hưởng giữa Phật giáo,
    Đạo giáo và Nho giáo trong phạïm vi nhà chùa thời Lý-Trần đã diễn ra một
    cách hồn nhiên, tự nó, do khả năng thu hút, hoán cải, hoặc ảnh hưởng lẫn
    nhau, thâm nhập vào nhau đến một chừng mực nào đấy mà có, chứ không bị
    lợi ích thực tiễn của một thế lực xã hội nào chi phối, làm cho méo mó.
     
Đang tải...