Tài liệu Hiện tượng đô la hóa

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I :
    TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HÓA

    I. KHÁI NIỆM
    Đô la hóa (dollarization) là việc sử dụng một ngoại tệ để thực hiện một số hay tất cả các chức năng của tiền tệ, quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và thay vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác ổn định hơn làm phương tiện thanh toán. Nói cách khác, đô la hóa xảy ra khi dân chúng trong một nước sử dụng rộng rãi ngoại tệ, song song hoặc thay thế cho đồng tiền nội tệ của mình. Tuy khái niệm này được gắn liền với đồng đô la Mỹ, việc chuyển đổi ra bất kỳ ngoại tệ có tính ổn định nào khác, ví dụ như đồng Euro Châu Âu, đồng Yên Nhật, đồng Mác Đức - đều thường được gọi là đô la hóa
    II. CÁC HÌNH THỨC ĐÔ LA HÓA:
    Ngày nay, đô la hóa là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. Theo đánh giá của IMF năm 1998 trường hợp đô la hóa cao có 19 nước, trường hợp đô la hóa cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 khoảng 16,4% có 35 nước; trong số đó có Việt Nam. Tính đến đầu năm 2000 đã có trên 60 nước thực hiện đô la hóa (chính thức hoặc không chính thức) dù mức độ của mỗi nước là có khác nhau. Căn cứ vào hình thức và mức độ đô la hóa, người ta chia ra làm ba loại : không chính thức, bán chính thức và chính thức.
    1. Đô la hóa không chính thức (đồng tiền thay thế) :
    Đô la hóa không chính thức xảy ra khi giá trị của đồng nội tệ dao động quá nhiều vì vậy đồng đô la được sử dụng để giao dịch mua bán, tiết kiệm cá nhân và khi vay tiền vì nó đáng tin hơn. Do đó người dân cất trữ phần lớn tài sản của mình bằng ngoại tệ ngay cả khi ngoại tệ đó không phải là đồng tiền pháp định của nước mình. Trên thực tế, ở rất nhiều nước, đô la hóa không chính thức mặc nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau bất chấp các quy định của luật pháp. Ở một số nước thì việc cất trữ tài sản nước ngoài là hợp pháp nhưng một số nước khác thì không cho phép dân chúng nắm giữ các tài sản nước ngoài, chẳng hạn cấm mở tài khoản bằng ngoại tệ ở nước ngoài. Thuật ngữ đô la hóa không chính thức được dùng bao gồm cho cả hai trường hợp, hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
    Hình thức đơn giản nhất của đô la hóa không chính thức là việc dân chúng có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô la tiền mặt nhưng vẫn tiếp tục dùng đồng tiền nội tệ trong hoạt động mua bán hàng ngày. Giai đoạn này thường được gọi là “thay thế tài sản” bởi vì hành động này của dân chúng là nhắm đến việc bảo đảm an toàn tài sản của mình khi có lạm phát xảy ra với đồng tiền trong nước. Ở giai đoạn cao hơn, thường được gọi là “thay thế tiền tệ” đó là lúc người ta dùng đô la trong các giao dịch có giá trị lớn như mua xe, mua nhà và sử dụng đô la mặt như một phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Chỉ những giao dịch thông dụng, có giá trị nhỏ như tiền điện, nước, mua sắm các vật dụng hàng ngày hoặc những giao dịch mà chính phủ bắt buộc như nộp thuế, chi trả tiền lương mới sử dụng bằng nội tệ. Giai đoạn cuối của tiến trình đô la hóa không chính thức là lúc dân chúng thường suy nghĩ và tính toán theo đô la, giá của đồng tiền trong nước luôn được quy ra theo đô la.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...