Luận Văn Hiện tượng đa phán quyết đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Hiện tượng đa phán quyết đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài
    Giới thiệu chung

    Do liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau mà với các vụ việc dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình (gọi chung là vụ việc dân sự) có yếu tố nước ngoài hoàn toàn có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhiều nước. Vì thế, nếu đương sự nộp đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết cục với một vụ việc sẽ tồn tại nhiều phán quyết được tuyên bởi tòa án các nước khác nhau. Đây chính là hiện tượng đa phán quyết trong Tư pháp quốc tế [1] - ngành luật chịu trách nhiệm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đa phán quyết gây ra những khó khăn cho việc thi hành bản án, quyết định dân sự cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Bởi lẽ, về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nào thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó và hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự của tòa án các nước là ngang nhau, không thể loại trừ nhau. Vụ việc tranh chấp quyền nuôi con (Princess Lam) giữa ca sĩ Lý Hương và Tony Lam đang diễn ra chính là một minh chứng sinh động của đa phán quyết [2]. (Xem Tóm tắt vụ việc). Đã có hai phán quyết với nội dung trái ngược nhau - một của tòa án Việt Nam và một của tòa án Mỹ liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con của cặp vợ chồng này. Vụ việc trên khá lạ lẫm với nhiều người Việt Nam [3], còn những người nghiên cứu pháp luật lại có thêm lý do để nhìn lại một hiện tượng khá gai góc của tư pháp quốc tế. Chúng tôi xin nêu mấy suy nghĩ về căn nguyên của hiện tượng đa phán quyết, cũng như bàn luận về các giải pháp loại trừ nó.
    Tóm tắt vụ việc
    Ca sĩ Lý Hương (quốc tịch Việt Nam) kết hôn với Tony Lam (quốc tịch Mỹ) tại Mỹ vào tháng 2/2001;
    Sau một thời gian chung sống, do mâu thuẫn, hai vợ chồng đã tiến hành xin ly hôn tại Tòa án nhân dân TPHCM: tòa án thụ lý đơn xin ly hôn vào ngày 14/3/2006, xử sơ thẩm vào ngày 07/05/2007, bản án có hiệu lực pháp luật từ tháng 9/2007. Theo bản án này Lý Hương được quyền nuôi con.
    Tuy nhiên, ông Tony Lam đã có đơn kiện lên Tòa án gia đình tiểu bang New York (Mỹ) và tòa án này đã ra án lệnh tạm thời giao quyền giám hộ tạm thời cho ông Tony Lam. Án lệnh ra ngày 21/6/2006 (có thông tin nói rằng, ông Tony Lam nộp đơn lên Tòa án gia đình tiểu bang New York sau thời điểm Tòa án nhân dân TPHCM thụ lý đơn xin ly hôn).
    Tháng 5/2008, khi ra sân bay Los Angeles để về Việt Nam, ca sĩ Lý Hương đã bị Bộ An ninh nội địa Mỹ bắt giữ do liên quan đến việc giành quyền nuôi con đối với chồng cũ (vì theo bản án ở Việt Nam thì cô được quyền nuôi con, nhưng theo án lệnh của Mỹ thì không). Phiên xét xử vụ việc liên quan đến quyền nuôi con giữa ca sĩ Lý Hương và Tony Lam đã diễn ra ở Mỹ vào ngày 26/6/2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...