Thạc Sĩ Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Chuyển trường nghĩa là một hiện tượng khá đặc biệt trong sử dụng ngôn
    ngữ. Nó tạo ra những giá trị biểu đạt mới cho từ, theo đó tạo ra nhiều liên tưởng bất
    ngờ về ý nghĩa cho câu và văn bản. Hiện tượng này khi xuất hiện một cách tập trung
    và có chủ ý sẽ khiến cho cuộc giao tiếp ngôn ngữ mang một sắc thái khác lạ. Để
    thoát khỏi quán tính của thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ người ta có thể có nhiều
    lựa chọn khác nhau. Việc sử dụng từ vựng chuyển đổi trường nghĩa là một trong
    những cách thức độc đáo và hiệu quả. Lời nói thường ngày mà dùng đến phương
    thức này nhiều khi làm tổn hại đến tính phổ thông (vốn là một thuộc tính cơ bản của
    tín hiệu ngôn ngữ). Tuy nhiên, trong sáng tác nghệ thuật, việc dùng từ vựng theo
    phương thức chuyển đổi trường nghĩa lại được các nhà nghệ sĩ ngôn từ đặc biệt ưa
    dùng. Vì vậy, có thể nói, chuyển đổi trường nghĩa từ vựng có thể được coi là một
    biện pháp tu từ hiệu quả trong sáng tác văn chương.
    1.2. Xuân Diệu là một tác gia lớn trong Văn học Việt Nam hiện đại. Bằng
    phong cách rất riêng, ông đã để lại cho đời một thành tựu nghệ thuật đồ sộ với nhiều
    tác phẩm thơ ca đặc sắc. Nói về Xuân Diệu, người ta thường nhắc đến thơ ông với
    những cách tân độc đáo, thú vị, bất ngờ và lạ lẫm. Trong những “cái mới” mà Xuân
    Diệu đưa đến cho nền thi ca Việt Nam hiện đại, có lẽ, ấn tượng nhất là những cách
    tân ngôn ngữ. Ở thơ ông, ta thấy một số lượng lớn từ vựng được sử dụng trong bối
    cảnh chuyển đổi ý nghĩa. Sự chuyển đổi trường không những đã khiến cho thơ ông
    thoát ra ngoài quy luật dùng từ ngữ sáo mòn mà còn giúp cho những tác phẩm thơ
    vượt lên trên các giới hạn của phong trào thơ đương đại. Trong sáng tác thi ca,
    Xuân Diệu đã gắn kết các từ ngữ khác trường nghĩa lại với nhau, tạo ra rất nhiều
    kiểu chuyển nghĩa, chuyển trường của từ. Sự chuyển trường ấy tạo nên những kết
    hợp phi lôgic thông thường, làm cho người ta ngỡ ngàng từ câu chữ cho đến ý nghĩa 2
    1.3. Giá trị của thơ Xuân Diệu có thể được nhìn nhận từ các góc độ khác
    nhau. Nghiên cứu thơ ông từ hiện tượng chuyển trường nghĩa cũng là một hướng đi
    cần thiết và đầy sức hút.
    Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hiện tượng chuyển trường nghĩa
    trong thơ Xuân Diệu” làm luận văn của mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Vấn đề trường nghĩa
    Lí thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm
    từ rất sớm, có thể kể đến các tác giả như F. De. Saussure, J.Trier, L. Weisgerber .
    Các tác giả này đã đưa ra các quan niệm, các khía cạnh khác nhau về trường nghĩa
    xuất phát từ những góc nhìn riêng của mình.
    Ở Việt Nam cũng có không ít nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu trường
    nghĩa từ vựng. Trong đó, tiêu biểu là GS. Đỗ Hữu Châu, PGS. Đỗ Việt Hùng. Các
    tác giả đã cụ thể hóa trường từ vựng - ngữ nghĩa bằng cứ liệu tiếng Việt trong các
    chuyên luận và giáo trình. Đây chính là cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho vấn đề mà
    Đề tài đặt ra.
    2.1. Vấn đề hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu
    Ở nước ta, đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về thơ Xuân
    Diệu. Hầu hết chúng đề cập đến những đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật của
    thơ ông, khẳng định tài năng và phong cách của ông. Tuy nhiên, từ một góc nhìn
    hẹp, chưa có công trình, bài viết nào đề cập đến hiện tượng chuyển trường nghĩa
    trong thơ Xuân Diệu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, xác nhận các vấn đề
    thuộc về cách thức và đặc điểm của hiện tượng trường nghĩa và chuyển di trường
    nghĩa của từ; Thứ hai, tập trung khảo sát hiện tượng sử dụng từ ngữ chuyển trường
    nghĩa ở tần số cao và hiện tượng chuyển di trường nghĩa của từ trong thơ Xuân
    Diệu. Trong đó, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu sự chuyển trường nghĩa trên bình
    diện ngữ nghĩa học và dụng học. 3
    4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của đề tài là tìm hiểu sâu hơn về những đóng góp của Xuân Diệu
    trong sáng tạo ngôn ngữ thơ ở một góc hẹp: sử dụng trường nghĩa từ vựng và
    chuyển di trường nghĩa từ vựng (từ lí thuyết ngữ nghĩa và ngữ dụng). Qua đó, đề tài
    góp thêm một sự lí giải về giá trị của thơ Xuân Diệu từ góc nhìn của ngôn ngữ học.
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
    - Xác định cơ sở lý luận của đề tài
    - Thống kê các từ ngữ trong thơ Xuân Diệu theo trường nghĩa để xác định
    các trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
    - Khảo sát các kết hợp cụ thể để tìm ra các hiện tượng chuyển trường nghĩa.
    - Qua phân tích các kết hợp được tạo ra do hiện tượng chuyển nghĩa của từ,
    rút ra những giá trị biểu đạt nhất định và đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương
    pháp sau:
    - Phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm chuyển trường của từ và cấu tạo
    của các kết hợp được tạo ra do sự chuyển trường ấy.
    - Phương pháp phân tích (phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh) để làm
    rõ giá trị biểu hiện của từ trong từng trường hợp chuyển trường cụ thể, đồng thời chỉ
    ra giá trị của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong việc thể hiện nội dung và nghệ
    thuật của thơ Xuân Diệu.
    Ngoài hai phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thủ pháp thống kê,
    phân loại.
    + Thủ pháp thống kê dùng để tổng hợp ngữ liệu, qua đó, nắm được một cách
    khái quát về hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
    + Thủ pháp phân loại dùng để phân loại ngữ liệu và xác định các đặc điểm
    của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. 6. Đóng góp của luận văn
    6.1. Từ lý thuyết trường nghĩa Luận văn đặt ra nhiệm vụ xác định sự chuyển
    trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu.
    6.2. Làm rõ vai trò của việc sử dụng phương thức chuyển di trường nghĩa từ
    vựng trong sáng tác thi ca của Xuân Diệu, từ đó khẳng định những đóng góp của
    ông về sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật.
    6.3. Góp phần làm sáng tỏ thêm lý thuyết chuyển trường nghĩa trong sáng tạo
    ngôn ngữ nghệ thuật.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và
    phần Kết luận, nội dung Luận văn được triển khai trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận
    Chương 2: Các trường nghĩa và hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ
    Xuân Diệu
    Chương 3: Giá trị biểu đạt của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ
    Xuân Diệu
    Sau cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...