Tiểu Luận Hiện tượng chảy máu chất xám

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện tượng chảy máu chất xám


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I/ CÁC KHÁI NIỆM 2
    1. Chất xám: là những tri thức, kinh nghiệm, khả năng để hoàn thiện công việc một cách có hiệu quả cao nhất. Hiểu rộng ra, chất xám là nguồn nhân lực có tài năng, tri thức và kinh nghiệm đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. 2
    2. Hiện tượng “Chảy máu chất xám”: Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “Chảy máu chất xám”. 2
    3. Các hình thức chảy máu chất xám: 2
    II/ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” 2
    1. Tích cực: 2
    2. Tiêu cực 3
    III/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    a. Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow. 4
    b. Lý thuyết Hai yếu tố của Herzberg: 5
    c. Lý thuyết Thoả mãn công việc của Wroom: 5
    d. Lý thuyết Công bằng của Adams: 5
    e. Lý thuyết Quyền lực của Skinner: 5
    IV/ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG: 6
    1. Nhà nước và Doanh nghiệp Nhà nước: 6
    2. Các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: 8
    3. Doanh nghiệp nước ngoài – Thế giới. 10
    a. Các quốc gia đang phát tiển: 10
    b. Các nước phát triển: 11
    V/ KHẢO SÁT: 12
    VI/ CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM”: 13
    1. Khách quan (chủ yếu ở Tầm vĩ mô): 13
    a. Cơ cấu ngành nghề: 13
    b. Chính sách: 13
    2. Chủ quan (Chủ yếu ở Tầm vi mô) 14
    a. Lương và phúc lợi 14
    b. Công việc và cơ hội 16
    c. Môi trường làm việc. 17
    d. Công ty 19
    VII. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC. 20
    1. Chính sách của Nhà nước: 21
    2. Lương và phúc lợi 21
    3. Cơ hội đào tạo và phát triển 22
    4. Môi trường làm việc: 22
    5. Công ty 23
    KẾT LUẬN 24

    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày 07/11/2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó mở ra hàng loạt cơ hội phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong nước, thông qua sự giao thương với các doanh nghiệp thế giới trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
    Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. Sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn kinh tế thế giới, những liên doanh quốc tế chắc chắn sẽ làm cho sự cạnh tranh trên thương trường càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những sự chuẩn bị thực sự chu đáo và nghiêm túc. Trong đó, nhân lực có thể xem là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong sự chuẩn bị đấy.
    Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể xem là khá tốt với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức thế giới, lực lượng dồi dào và có độ tuổi khá trẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên việc sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện tượng “Chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra ngày một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp thực sự đối mặt với những khó khăn rất lớn từ ảnh hưởng của hiện tượng trên.
    Cùng với môn học “Hành vi tổ chức” do Th.s Nguyễn Văn Thuỵ giảng dạy, chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này có thể tìm hiểu một cách cơ bản và thấu đáo bản chất của hiện tượng “Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cố gắng đề ra những giải pháp mang tính cơ bản để giúp các doanh nghiệp có thể ngăn chặn và vận dụng hiện tượng này một cách chủ động trong sự phát triển của mình.





    I/ CÁC KHÁI NIỆM

    1. Chất xám: là những tri thức, kinh nghiệm, khả năng để hoàn thiện công việc một cách có hiệu quả cao nhất. Hiểu rộng ra, chất xám là nguồn nhân lực có tài năng, tri thức và kinh nghiệm đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp.
    2. Hiện tượng “Chảy máu chất xám”: Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “Chảy máu chất xám”.
    3. Các hình thức chảy máu chất xám:
    a. Chảy máu chất xám “nội”
    Nhân viên trong một doanh nghiệp chưa làm hết năng lực, không cống hiến nhiều cho doanh nghiệp mặc dù có năng lực chuyên môn, nhưng vẫn hưởng lương và các chế độ như những nhân viên khác.
    b. Chảy máu chất xám “ngoại”
    Nhân viên trong doanh nghiệp ra khỏi doanh nghiệp để làm việc cho doanh nghiệp khác.
    Chảy máu chất xám ra nước ngoài: những người Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước) không quay trở lại làm việc trong nước mà làm việc ở nước ngoài.

    II/ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM”

    1. Tích cực:
    - Trước hết, phải coi rằng đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường của việc gia nhập WTO, vì dù người lao động có đi đâu thì sức lao động, chất xám ấy vẫn được biến thành vật chất hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất hẳn.
    Ở khía cạnh cải cách hành chính, lâu nay chúng ta vẫn thấy rằng đa phần cán bộ công chức không sống bằng lương mà chủ yếu sống bằng bổng lộc do vị trí công tác mang lại. Nhưng nhiều người đã sẵn sàng từ bỏ những bổng lộc đó để đi làm thuê, kiếm sống bằng chính sức lao động, trí tuệ của mình. Điều đó chứng tỏ nền hành chính đã minh bạch hơn trước, đạo đức công vụ được nâng cao hơn, khiến họ tự cảm thấy mình không thể hưởng những thứ không phải do mình làm ra. Họ đã nhận thức được rằng đã đến lúc năng lực của họ phải được
    năng lực đó mang lại còn lớn hơn những bổng lộc từ vị trí cũ mang lại.
    - Nếu Nhà nước, doanh nghiệp có chính sách cho đi học ở nước ngoài, xuất khẩu lao động và sau đó đãi ngộ nhân tài thì sẽ hướng “dòng chảy chất xám” chảy ngược về trong nước. Chúng ta có nguồn nhân lực học tập ở nước ngoài, làm việc ở nước tiên tiến, phát triển. Khi tích lũy được kinh nghiệm, trí thức họ sẽ trở về nước làm việc. Đây làm mặt tích cực của “chảy máu chất xám” mà chúng ta có thể học tập ở Philippin, Hàn Quốc, Malaysia,Trung Quốc
    - Giá trị được tạo ra của doanh nghiệp sẽ lớn hơn khi người tài có môi trường phát triển tốt hơn, kéo theo giá trị chung của nền kinh tế sẽ tăng lên.
    - Hiện tượng này buộc những doanh nghiệp phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, môi trường làm việc theo hướng tích cực hơn để giữ chân và thu hút nhân tài.
    - Đảm bảo công bằng cho xã hội khi có sự đánh giá đúng năng lực của con người trong công việc. Hay “đánh giá theo khả năng, không đánh giá theo thâm niên”.
    - Đây là một hiện tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ biến và thực ra là một điều kiện không thể thiếu của sự phát triển lành mạnh. Cuộc cạnh tranh vì tài năng đã đưa đến rất nhiều lợi nhuận – từ việc thúc đẩy năng suất lao động đến việc tăng thêm các cơ hội, từ việc đẩy mạnh sự thỏa đáng nghề nghiệp đến việc tăng thêm những tiến bộ khoa học. Càng nhiều nước và công ty cạnh tranh giành tài năng, càng có nhiều cơ hội để các nhân tài xuất hiện từ bóng tối. Nó làm cho nền tri thức nhân loại cân bằng hơn, và kinh tế thế giới phát triển đồng bộ hơn: nước lên sẽ đưa thuyền lên theo.​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...