Thạc Sĩ Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới và Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề nghiên cứu sinh
    Đề tài: Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới và Việt Nam

    MỤC LỤC
    Nội dung: Trang
    1. MỞ ĐẦU 1
    2. HIỆN TRẠNG NGHỀNUÔI CÁ BIỂN THƯƠNG PHẨM 2
    3. HIỆN TRẠNG NGHỀSẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN 7
    3.1. Hiện trạng phát triển nghềsản xuất giống cá biển trên thếgiới 7
    3.2. Hiện trạng nghiên cứu sản xuất giống cá biển tại Việt Nam. 11
    3.3. Các hệthống sản xuất giống cá biển và các qui trình công nghệchính. 12
    4. TRIỂN VỌNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN 16

    Hiện trạng và triển vọng nghềsản xuất giống cá biển
    trên thếgiới và Việt Nam
    1. MỞ ĐẦU
    Ngành nuôi trồng thủy sản thếgiới tăng trưởng rất nhanh, từsản lượng ít hơn 1
    triệu tấn ở đầu những năm 1950, đã đạt đến 59,4 triệu tấn với giá trị70,3 tỉUSD năm
    2004 [9], 51,7 triệu tấn, 78,8 tỉUSD năm 2006 [10]. Riêng nghềnuôi cá biển, năm
    2006, đã đóng góp 3% vào tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thếgiới, với 8 % giá trị
    [10]. Trong thời gian 2000-2004, tốc độtăng trưởng hàng năm của nghềnuôi cá biển
    là 9,6% [9]. Sản xuất giống cá biển nhân tạo đã được nghiên cứu trên một sốloài cá từ
    những năm 1950, những năm 1970 ởmột sốnước, nhưng nghềsản xuất giống cá biển
    thực sựphát triển từnhững năm đầu 1980, khi Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan sản
    xuất giống ởqui mô thương mại trên các loài cá có giá trịlớn nhưcá tráp đỏ (Pagrus
    major), cá bơn Nhật / cá bơn vĩ(Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus
    macrocephalus), cá đù vàng (Pseudosciaena crocea), và Châu Âu phát triển sản xuất
    giống trên 2 loài: cá chẽm Châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp vàng (Sparus
    aurata). Đến nay một sốlượng khá lớn loài cá biển đã được nghiên cứu sản xuất giống
    nhân tạo thành công [9]. Tuy nhiên, so với tiềm năng mặt nước có thểphát triển nuôi
    cá biển của các nước, sản lượng và giá trịcá biển nuôi trên thếgiới hiện nay chỉchiếm
    một tỉlệkhông lớn trong tổng sản lượng nuôi thủy sản. Nhiều loài cá biển có giá trị
    kinh tếvẫn đang được nuôi với nguồn giống khai thác tựnhiên hoặc đang trong quá
    trình nghiên cứu sản xuất giống.
    Chuyên đềnày tổng hợp lại quá trình phát triển và hiện trạng nghềsản xuất giống
    cá biển trên thếgiới. Thông thường, qui mô phát triển của nghềnuôi thương phẩm là
    điều kiện đểnghềsản xuất giống phát triển. Vì vậy, một phần của chuyên đềcũng tóm
    lược hiện trạng nghềnuôi cá biển thương phẩm trên thếgiới đểcó thểnhìn nhận bao
    quát hơn thực trạng phát triển của nghềnuôi cá biển nói chung.
    2
    2. HIỆN TRẠNG NGHỀNUÔI CÁ BIỂN THƯƠNG PHẨM
    Nghềnuôi trồng thủy sản trên thếgiới được chia thành 7 khu vực theo thứtựsắp
    xếp: (i) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Australia, các đảo quốc trên
    Thái Bình Dương và các khu vực của Châu Á ngoại trừvùng Cận Đông, (ii) Trung và
    Đông Âu, (iii) Châu MỹLa tinh và Caribbe, (iv) Cận Đông và Bắc Phi, (v) Bắc Mỹ,
    (vi) Châu Phi cận hoang mạc Sahara (bao gồm các nước còn lại của Châu Phi ngoại
    trừBắc Phi), và (vii) khu vực Tây Âu [9]. Năm 2004, với sản lượng nuôi trồng thủy
    sản 59,4 triệu tấn của thếgiới, tỉlệ đóng góp của các khu vực nhưsau: khu vực Châu
    Á – Thái Bình Dương chiếm 91,5%, trong đó Trung Quốc chiếm 69,6 % (41,3 triệu
    tấn); Tây Âu chiếm 3,4% (2,1 triệu tấn, giá trị: 5,4 tỉUSD); Trung và Đông Âu chiếm
    0,4%; Châu MỹLatinh và Caribbe: 2,3%; Bắc Mỹ: 1,3%; vùng Cận Đông và Bắc Phi
    chiếm 0,9%; vùng Châu Phi cận hoang mạc Sahara chiếm 0,2% [9]. Tuy nhiên, đối
    tượng nuôi và sản phẩm nuôi trồng thủy sản khác nhau tùy theo từng khu vực.
    Xét riêng vềnghềnuôi cá biển, Tây Âu là khu vực có nghềnuôi cá biển phát
    triển nhất, lớn vềqui mô và đạt trình độcao vềcông nghệ. Nghềnuôi cá biển ởTây
    Âu chủyếu tập trung ở3 đối tượng: cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), đạt 540.000
    tấn năm 1999, cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng đạt tổng cộng 87.000 tấn năm 1999.
    Sản lượng đạt ít hơn (khoảng 3.100 tấn năm 1999) ởloài cá turbot (Scophthalmus
    maximus), chủyếu nuôi ởTây Ban Nha và Pháp [7], [22]. Từgiữa những năm 1980,
    Bắc Âu đã tiến hành nuôi loài halibut (Hippoglossus hippoglossus) tại các nước Na
    Uy, vương quốc Anh và Iceland với sản lượng không lớn (<100 tấn năm 1999). Một số
    loài cá khác được nghiên cứu và đưa vào nuôi nhưlà đối tượng thay thếcho cá hồi Đại
    Tây Dương nhưcá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) ởBắc Âu và 3 loài cá
    Pagrus pagrus, Puntazzo puntazzo, cá tráp dentex (Dentex dentex) ởNam Âu. Việc
    nuôi cá bơn Dover (Solea solea) trong ao ởcác trang trại ven bờvà nuôi lồng các loài
    cá biển sinh trưởng nhanh nhưcá cam (Seriola dumerilli) cũng được quan tâm đầu tư
    ởcác nước Nam Âu [22]. Mặc dù phát triển nuôi nhiều đối tượng nhưng cá hồi Đại
    Tây Dương vẫn là loài cá nuôi quan trọng nhất, đạt sản lượng 600.000 tấn, chiếm
    55,6% sản lượng cá hồi nuôi của thếgiới năm 2004 [9], nuôi chủyếu ởcác nước Bắc
    Âu, nhất là Na Uy và Anh; tiếp theo là cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng nuôi tại các
    nước Nam Âu (105.000 tấn) nhưHy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Pháp [7].
    3
    Châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực có nghềnuôi cá biển phát triển sôi
    động nhất với nhiều loài khác nhau: cá tráp (Labrus sp), cá cam (Seriola
    quinqueradiata), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá hồi, cá chình, cá chẽm
    Châu Á (Lates calcarifer), cá vược Nhật Bản (Lateolabrax japonicus), cá mú, [4].
    Nghềnuôi cá biển ởkhu vực này năm 2005 đạt sản lượng 1.148.892 tấn, với giá trị
    4,09 tỉUSD, năm 2006 đạt 1.203.165 tấn, với giá trị4,22 tỉUSD [21]. Trung Quốc là
    nước có sản lượng cá biển lớn nhất, chiếm 60% sản lượng, nhưng chỉchiếm 17% tổng
    giá trịcá biển nuôi của khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản chỉchiếm 20% sản lượng cá
    biển nuôi của khu vực nhưng chiếm đến 47% tổng giá trị(246.000 tấn và 1,97 tỉ
    USD). Các sốliệu trên cho thấy Trung Quốc nuôi nhiều loài cá biển có giá trịthấp,
    trong khi đó Nhật Bản chú trọng đến các loài cá giá trịcao, đặc biệt là cá cam (Seriola
    quinqueradiata) với sản lượng xấp xỉ155.000 tấn trong tổng số246.000 tấn cá nuôi
    của Nhật Bản [21].
    Xét riêng vềmột sốloài cá biển nuôi quan trọng ởChâu Á, cá tráp (Labrus sp)
    được nuôi nhiều tại các nước Đông Á nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng
    Kông; và một phần được nuôi tại Trung Đông. Trước năm 2003, sản lượng cá tráp
    nuôi tại Châu Á chiếm 2/3 sản lượng thếgiới (160.000 tấn), chủyếu là từNhật Bản.
    Năm 2003, Trung Quốc đã phát triển nuôi loài cá này và đóng góp 65.000 tấn vào sản
    lượng 230.660 tấn của thếgiới. Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu vềnghềnuôi cá tráp
    [4], [21].
    Sản lượng các loài thuộc họ Caragidaenuôi ởChâu Á chiếm chủyếu trong sản
    lượng 176.189 tấn toàn thếgiới. Loài được nuôi nhiều nhất là cá cam (Seriola
    quinqueradiata), chiếm 97% sản lượng họcá khế được nuôi tại Châu Á, trong đó Nhật
    Bản chiếm 89,4%. Đây là loài cá nuôi quan trọng nhất của Nhật Bản, đạt sản lượng
    hàng năm từ140.000 đến 160.000 tấn từnhững năm 1990, đạt 159.741 tấn năm 2005,
    155.004 tấn năm 2006, với giá trịtương ứng là 1,36 tỉUSD và 1,32 tỉUSD. Trung
    Quốc bắt đầu có những thông báo chính thức vềnuôi loài cá này năm 2003, đạt sản
    lượng 11.572 tấn. Chúng cũng được nuôi ở Đài Loan, Hàn Quốc [4], [21]. Một loài
    khác thuộc họcá khếcó khảnăng trởthành loài nuôi phổbiến là loài cá chim vây
    vàng (Trachinotus blochii), được nuôi nhiều ởBrunei, Darusalaam, Hồng Kông và
    Philippine [4].
    4
    Riêng vềnghềnuôi cá hồi nước mặn, lợ ởChâu Á, New Zealand nuôi trên biển
    loài cá hồi Thái Bình Dương, còn gọi cá hồi chinook (Oncorhynchus tshawytscha) đạt
    sản lượng 4.800 tấn, và Nhật Bản nuôi cá hồi coho (Oncorhynchus kisutch) ởvùng
    nước lợ đạt sản lượng 9.208 tấn [4].
    Cá chình là đối tượng nuôi chính của Châu Á. Có 5 loài cá chình được nuôi
    nhưng chủyếu là 2 loài: cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica ) và cá chình Châu Âu
    (Anguilla anguilla), chiếm 99,8% sản lượng cá chình trên thếgiới năm 2003. Các
    nước hàng đầu vềnuôi cá chình theo thứtựlà Trung Quốc (161.299 tấn), Đài Loan
    (35.116 tấn), Nhật Bản (21.742 tấn) và Hàn Quốc (4.312 tấn). Sản lượng cá chình tổng
    cộng của các nước Indonesia, Úc, Malaysia dưới 600 tấn [4]. Trởngại chính của nghề
    nuôi cá chình là nguồn giống mà cho đến nay toàn bộ đều được cung cấp từnguồn
    giống khai thác tựnhiên [4].
    Sản lượng cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi tại khu vực Châu Á– Thái Bình Dương
    dao động trong khoảng 20.000 – 26.000 tấn từnăm 1995 đến 2003, đạt 26.915 tấn năm
    2005 với giá trị77,5 triệu USD. Nói chung, ởkhu vực này từnăm 2000 đến nay, sản
    lượng cá chẽm giữ ởmức ổn định, thậm chí có xu hướng giảm. Thái Lan hiện vẫn
    đang dẫn đầu khu vực với sản lượng cá chẽm ổn định ởmức 7.800 tấn, và chiếm 55%
    [4], [21]. Sản lượng của Đài Loan đã đạt đến 10.000 tấn trong khoảng thời gian từ
    1993 đến 1995 nhưng đã giảm xuống thấp hơn 5.000 tấn từ1999 cho đến nay. Sản
    lượng của Hồng Kông đạt 200 tấn từ1993 đến 1995, giảm còn dưới 10 tấn mỗi năm từ
    2001. Sựsuy giảm này có lẻdo người nuôi chú trọng đến các loài cá có giá trịcao hơn
    và do hạn chếvềkhảnăng mởrộng diện tích nuôi. Sản lượng cá chẽm chỉtăng ởÚc từ
    94 tấn năm 1991 đến 1.486 tấn năm 2003 [4].
    Hàn Quốc đạt 797 tấn năm 1999 đến 2.788 tấn năm 2003 với loài cá vược Nhật
    Bản (Lateolabrax japonicus). Con giống loài cá này được sản xuất tại các trại sản xuất
    cá giống ởNhật Bản (66.4000 con năm 1995-1996 và thả40.4000 con đểtái tạo nguồn
    lợi), nhưng không có báo cáo nào vềsản lượng loài này tại Nhật Bản [4].
    Khu vực nuôi nhiều cá mú là Đông Nam Á và Đông Á [4]. Sản lượng cá mú nuôi
    toàn thếgiới năm 2005 là 65.714 tấn, năm 2006: 69.074 tấn; hầu nhưsản lượng này
    thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc chiếm 70%, Đài
    Loan chiếm 14%. Mặc dù sản lượng tăng lên nhưng giá trịcá mú nuôi lại giảm đi 9%,
    5
    từ184 triệu USD năm 2005 xuống 168 triệu USD năm 2006. Thực tế, giá trịthu được
    từcá mú nuôi đã có xu hướng giảm từnăm 2003, có khảnăng do sản lượng của các
    loài cá mú có giá trịthấp hơn tăng lên [21]. Những loài cá mú nuôi có thông báo sản
    lượng là cá mú chấm nâu (Epihephelus coiodes), cá mú mỡ(E. tauvina), E. areolatus,
    cá mú chấm đỏ(E. akaara) và Plectropomus maculatus. Riêng ởIndonesia, cá mú
    nuôi chủyếu tập trung ở2 loài cá mú cọp (E. fuscoguttatus) và cá mú chuột
    (Cromileptis altiveles). Đây là 2 loài được sản xuất giống rộng rãi ởcác trại giống qui
    mô gia đình. Ởcác nước khác, loài cá mú được chọn nuôi thương phẩm là cá mú chấm
    nâu hoặc cá mú E. tauvina . Cá mú cọp / cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus) đang ngày
    càng được quan tâm. Mặc dù cá mú chuột (Cromileptis altiveles) có nhu cầu lớn và giá
    cao tại thịtrường Hồng Kông nhưng phải mất 18 tháng chúng mới đạt cỡthương phẩm
    là 0,5 kg. Các loài cá khác có thểthu hoạch trong 8 tháng nuôi. Ngoài Indonesia, tại
    các nước khác nguồn giống cá mú khai thác từtựnhiên vẫn còn phổbiến. Các loài
    thuộc giống Plectropomus và loài Chelinus undulatus đang được mởrộng nuôi lồng
    với nguồn giống khai thác tựnhiên [4].
    Cá giò (Rachycentron canadum) là đối tượng nuôi đang nổi lên tại khu vực Châu
    Á – Thái Bình Dương. Thành công trong kỹthuật sản xuất giống nhân tạo đã đẩy
    mạnh nghềnuôi cá giò trên biển ở Đài Loan, với sản lượng 1.800 tấn năm 1999, 3.000
    tấn năm 2001, năm 2002 sản lượng cá giò chỉcòn 1.000 tấn do sựphát sinh dịch bệnh
    [17]. Hiện tại, theo thông báo của Trung Quốc và Đài Loan, sản lượng cá giò tăng
    trong thời gian 2005-2006 từ22.745 tấn đến 25.367 tấn, giá trị đạt 41,2 triệu USD và
    43,8 triệu USD theo thứtự. Cá giò cũng được nuôi ởmột sốvùng khác ngoài khu vực
    Châu Á – Thái Bình Dương với sản lượng khoảng 26 tấn [21].
    Các loài cá nước mặn, lợthuộc nhóm cá hiền được nuôi tại khu vực Châu Á –
    Thái Bình Dương gồm: cá măng biển, cá đối, cá dìa [4]. Cá măng biển là đối tượng
    nuôi truyền thống tại Philippine, Inđônêxia và một số đảo thuộc Thái Bình Dương như
    Kiribati, Nauru, Cook Islands, Palau, Liên bang Micronesia, Tonga, Tuvalu. Sản lượng
    cá măng biển nuôi của Philippine, Inđônêxia năm 2006 chiểm 96% sản lượng của khu
    vực [21]. Công nghiệp nuôi cá măng biển (Chanos chanos) đã từng phát triển mạnh tại
    Đài Loan, Singapore. Đây cũng là loài cá được quan tâm nhiều tại Việt Nam, Ấn Độ,
    Sri Lanka. Hiện tại, Philippine xuất khẩu cá măng biển kích cỡnhỏ(80 - 100 g) làm

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đan, T.V., Dũng,V., Khương, Đ.V., Hạnh, C.V., 2000. Kết quảbước đầu sản
    xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng (Mylio latus) tại Hải Phòng năm 1999. In
    trong “Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghềcá biển”, tập II, trang: 493-505. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    2. Đan, T.V., Khương, Đ.V., Khuê, M.C., Thắng, H.Đ., 2000. Kết quảnghiên cứu
    một số đặc điểm sinh học và kỹthuật nuôi cá đù đỏ(Sciaenops ocellatus) di
    nhập từTrung Quốc tại khu vực Hải Phòng. In trong “Tuyển tập các công trình
    nghiên cứu nghềcá biển”, tập II, trang: 479-492. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    3. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 2. Near East and
    North Africa – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/2
    4. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 3. Asia and Paciffic –
    2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/3
    5. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 4. Sub-Saharan Africa
    – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/4
    6. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 5. Central and eastern
    European region – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/5
    7. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 6. Western-European
    region – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/6
    8. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 7. North America –
    2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/7
    9. FAO, 2006. The state of world fisheries and aquaculture 2006. FAO Fisheries
    Techical Paper
    10. FAO, 2008. The state of world fisheries and aquaculture 2008. FAO Fisheries
    Techical Paper
    11. Faulk, C.K. and Holt, G.H., 2005. Advances in rearing cobia Rachycentron
    canadumlarvae in recirculating aquaculture systems: Live prey enrichment and
    greenwater culture. Aquaculture249, 231– 243. ElsevierScience Publishers B.V
    12. Hoan, N.D.; Thám, V.N., 2000. Nghiên cứu sản xuất thửgiống cá chẽm (Lates
    calcariferBloch,1790) tại Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đềtài khoa học và công
    nghệtỉnh Khánh Hòa. Trường Đại học Nha Trang.
    13. Hong, W. and Zhang, Q., 2003. Review of captive bred species and fry
    production of marine fish in China. Aquaculture 227, 305–318. Elsevier Science
    Publishers B.V
    14. Khương, Đ.V., 2001. Nghiên cứu công nghệsản xuất giống và nuôi một sốloài
    cá biển có giá trịkinh tếcao trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo tổng kết đềtài
    18
    khoa học và công nghệcấp nhà nước. Viện Nghiên cứu Hải sản, BộThủy sản.
    15. Lee, C.S. and Ostrowski, A.C., 2001. Current status of marine finfish
    larviculture in the United States. Aquaculture 200, PP:89–109. Elsevier Science
    Publishers B.V.
    16. Lee, C.S, 2003. Biotechnological advances in finfish hatchery production: a
    review. Aquaculture 227,PP: 439–458. Elsevier Science Publishers B.V.
    17. Liao, I.C., Huang, T.S., Tsai, W.S., Hsueh, C.M., Change, S.L. and Leanõ,
    E.M., 2004. Cobia culture inTaiwan: current status and problems. Aquaculture
    237, 155–165
    18. Liao, I.C., Su, H.M., Chang,E.Y., 2001. Techniques infinfish larviculture in
    Taiwan. Aquaculture 200, 1–31.
    19. Marte, C.L., 2003. Larvaiculture of marine species in Southeast Asia: current
    research and industry prospects. Aquaculture 227: 293 - 304. Elsevier Science
    Publishers B.V.
    20. Nho, N.T., 2003. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chẽm mõm nhọn
    (Psammoperca waigiensisCuvier & Valenciennes,1882). Báo cáo khoa học đề
    tài SUMA. Đại học Nha Trang.
    21. Rimmer, M., 2008. Production update – marine finfish aquaculture in the Asia-Pacific region. Marine Finfish Aquaculture Network. Aquaculture Asia
    Magazine. NACA.
    22. Shields, R.J., 2001. Larviculture of marine finfish in Europe. Aquaculture 200,
    pp: 55–88
    23. Sơn, Đ.M., Nguyên, Đ.V., 1998. Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất giống cá
    song (Epinephelus spp) ởmiền Bắc Việt Nam. In trong “Tuyển tập các công
    trình nghiên cứu nghềcá biển”, tập I, trang: 96-125. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    24. Takeuchi, T., 2001. A review of feed development for early life stages of marine
    finfish in Japan. Aquaculture 200, PP: 203–222
    25. Tuần, N., Khương, Đ.V., Phúc, N.V., 2001. Công nghệnuôi vỗvà sinh sản nhân
    tạo cá vược (Lates calcariferBloch, 1790). Tuyển tập các công trình nghiên cứu
    nghềcá biển – Viện Nghiên cứu Hải sản, tập II, pp:443-459. NXB Nông nghiệp
    Hà Nội.
    26. Tucker, J.W., Jr., Russell, D.J. and Rimmer, M.A., 2002. Barramundi culture: A
    success story for aquaculture in Asia and Australia. World Aquaculture, Vol. 33,
    No. 4, pp:67-72.
    27 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2003. Tóm tắt báo cáo Hội nghịkhoa
    học toàn quốc vềnuôi trồng thủy sản (24-25/11/2003). NXB Nông nghiệp
    28 Watanabe, T. and Vassallo-Agius, R., 2003. Broodstock nutrition research on
    marine finfish in Japan. Aquaculture 227:35–61. Elsevier Science Publishers
    B.V.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...