Đồ Án Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại Thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG
    1 MỞ ĐẦU .
    . 1
    1.1 Tính cấp thiết của Dự án 1
    1.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu của Dự án 1
    1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện: . 2
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Dự án: . 3
    2 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ
    NẴNG
    . 4
    2.1 Vị trí địa lý hành chính 4
    2.2 Địa hình, địa mạo 4
    2.3 Khí hậu 5
    2.4 Mạng lưới thủy văn . 5
    2.5 Dân cư-kinh tế-giao thông: 8
    2.5.1 Dân cư 8
    2.5.2 Kinh tế .8
    2.5.3 Điều kiện giao thông 8
    3 CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC NGHI ÊN CỨU
    10
    3.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông -biển-đầm lầy-gió thống
    Holocen (qh) .10
    3.2 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen (qp): 12
    3.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen tr ên (qp2), tầng
    Đà Nẵng (mQ31đn): 12
    3.2.2 Lớp cách nước các trầm tích biển-vịnh Pleistocen giữa (qp1-2) (mbQ2
    1):
    13
    3.2.3 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông biển Pleistocen giữa
    trên (maQ 1-2
    1): 14
    3.2.4 Tầng chứa nước lỗ hổng tàn tích, sườn tích, lũ tích Pleistocen (edQ-Đệ
    Tứ không phân chia (q)) 14
    3.3 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen (n), hệ tầng Ái Nghĩa
    (Nan):15
    3.4 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa, khe nứt Hệ Carbon-Permi: 15
    3.5 Phức hệ chứa nước khe nứt trong các thành tạo biến chất Hệ Cambri -
    Ocdovic-Silur: .16
    3.6 Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia: . 17
    4 CHƯƠNG III 18
    4.1 Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và Pleistocen: .18
    4.1.1 Khai thác nước dưới đất của các hộ gia đình phục vụ cho sinh hoạt, ăn
    uống: . .18
    4.1.2 Khai thác nước dưới đất của các đơn vị kinh doanh sử dụng cho sinh
    hoạt, ăn uống và sản xuất kinh doanh: . 18
    4.1.3 Thực trạng tầng khai thác: 18
    4.2 Hiện trạng khai thác nước dưới đất tầng chứa nước khe nứt các giếng khai
    thác công nghiệp: .20
    5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG V À
    BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT .
    . . 22
    5.1 Quan điểm và mục tiêu về quản lý, khai thác, sử dụng : 22
    5.1.1 Quan điểm : 22
    5.1.2 Mục tiêu chính quản lý, khai thác, sử dụng : .24
    5.2 Nhu cầu sử dụng nước . 24
    5.2.1 Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 . 24
    5.2.2 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ và đặc tính cung cấp của NDĐ 25
    5.3 Tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ môi trường nước dưới đất . 27
    5.3.1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước dưới đất 27
    5.3.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất: .28
    5.3.3 Công tác bảo vệ môi trường nước dưới đất: 29
    5.4 Giải pháp quản lý: . 30
    5.4.1 Cơ sở pháp lý . 30
    6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 40
    6.1 Kết luận .40
    6.2 Kiến nghị .40
    7 PHỤ LỤC .41
    7.1 Phụ lục số 1a : Bảng tổng hợp số liệu các công tr ình khai thác tài nguyên
    nước . . 41
    7.2 Phụ lục số 1b: Bảng tổng hợp số liệu xả n ước thải vào nguồn nước . 41
    7.3 Phụ lục số 2: Báo cáo khối lượng thi công các công tr ình khoan thăm dò, khai
    thác nước dưới đất .42
    7.4 Phụ lục số 3: Báo cáo khối lượng thi công các công tr ình khoan thăm dò, khai
    thác nước dưới đất .42
    7.5 Phụ lục số 4: Sổ tay nhật ký công trình 43


    1 MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của Dự án
    Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn trực thuộc Trung ương, là đầu
    mối giao lưu chính trị - kinh tế, xã hội, giao thông, quốc phòng, du lịch và Quốc
    tế giữa hai miền đất nước, là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch
    vụ của miền Trung.
    Công cuộc phát triển kinh tế- xã hội trên qui mô rộng lớn và tốc độ nhanh
    chóng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối đổi
    mới của Đảng và Nhà nước đòi hỏi thành phố Đà Nẵng phải có cơ sở hạ tầng kỹ
    thuật đảm bảo, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Do đó nhu cầu cung
    cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nông nghiệp cũng trở nên cấp bách với
    qui mô ngày càng lớn và chất lượng ngày càng cao. Đối với thành phố Đà Nẵng
    đây là một khó khăn không nhỏ, bởi ở đây các nguồn nước nói chung rất hạn chế
    do đang có nguy cơ bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn trên diện rộng.
    Như vậy việc điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất
    và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác tiềm n ăng và qui
    hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay
    trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà
    Nẵng. Ngoài ra, hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, rộng rãi
    và đạt nhiều hiệu quả cao trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý.
    Kết quả sản phẩm của dự án sẽ thiết lập c ơ sở dữ liệu về nguồn nước dưới đất và
    cho phép thực hiện tốt hơn công tác quản lý. Đồng thời dễ dàng cặp nhật những
    đữ liệu bổ sung, xác định khả năng khai thác và biến đổi môi trường nước dưới
    đất trên phạm vi quản lý.
    1.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu của Dự án
    Phạm vi nghiên cứu của dự án là các khu vực đã phát triển cơ sở hạ tầng
    kinh tế, bao gồm 6 quận và các xã thuộc huyện Hòa Vang (trừ khu vực rừng đầu
    nguồn, phòng hộ, khu vực thuộc vị trí phòng thủ an ninh quốc phòng).
    Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
    - Làm sáng tỏ hiện trạng khai thác nước dưới đất và mức độ biến đổi chất
    lượng nước của thành phố Đà Nẵng trên cơ sở phân tích, tổng hợp, chỉnh lý
    những tài liệu thu thập được. Đối tượng được nghiên cứu tập trung chủ yếu vào
    3 tầng chứa nước chính, đó là tầng chứa nước qh, tầng chứa nước qp và tầng
    chứa nước khe nứt.
    - Xây dựng các giải pháp quản lý cụ thể bằng các qui chế quản lý khai
    thác, sử dụng hợp lý nguồn nước dưới đất trên cơ sở các văn bản pháp luật đã
    ban hành và qui chế quản lý các đơn vị hành nghề trên địa bàn thành phố Đà
    Nẵng.
    1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện:
    Nội dung của báo cáo đề cập đến những vấn đề chính sau:
    - Đánh giá hiện trạng khai thác, diễn biến chất lượng nước
    - Nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất tính đến năm 2020
    - Các giải pháp quản lý cụ thể về khai thác, sử dụng, h ành nghề khoan
    khai thác nước dưới đất.
    Để hoàn thành được nội dung nghiên cứu trên, trong đề tài này đã áp dụng
    các phương pháp thực hiện sau:
    - Phương pháp phân tích hệ thống: Thu thập, phân tích, tổng hợp các t ài
    liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu
    - Phương pháp thực địa bổ xung: Điều tra, khảo sát bổ xung hiện trạng
    khai thác nước dưới đất
    - Sử dụng phương pháp áp dụng triển khai: kết hợp các văn bản pháp luật
    có liên quan và tình hình thực tế để xây dựng các giải pháp quản lý.
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Dự án:
    - Nhờ kết quả sử dụng phương pháp điều tra, phân tích và tổng hợp dữ
    liệu nên đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất rõ ràng hơn, làm sáng
    tỏ hơn sự diễn biến chất lượng nước trên khu vực nghiên cứu.
    - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học tin cậy và thông tin đầu vào cho
    việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác nước dưới đất thành phố Đà
    Nẵng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...