Thạc Sĩ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) TRÊN RUỘNG LÚA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ - TỈNH BẾN TRE
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG .viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ix
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 3
    1.1Vài nét về đối tượng nghiên cứu . 3
    1.1.1 Vị trí phân loại 3
    1.1.2 Đặc điểm về hình thái . 3
    1.1.3Phân bố . 4
    1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5
    1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
    1.1.6 Vòng đời và chu kỳ sống . 6
    1.1.7 Đặc điểm sinh sản . 7
    1.1.8 Đặc điểm sinh thái và môi trường sống . 8
    1.2Tổng quan vềnghề nuôi trồng thủy sản 10
    1.2.1 Nghề nuôi TCX trên thế giới 10
    1.2.2 NghềnuôiTCX ở Việt Nam . 14
    1.2.3 Nghề nuôi TCX tại Bến Tre . 17
    1.2.4 Nghề nuôi TCX ruộng lúa tại huyện Thạnh Phú -Tỉnh Bến Tre 18
    1.3 Một số khái niệm trong nghiên cứu 20
    1.3.1 Hiệu quả kinh tế . 20
    1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật 21
    1.3.3 Hiệu quả xã hội . 21
    1.3.4 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững 22
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu . 23
    2.1.1 Thời gian thực hiện 23
    2.1.2 Địa điểm thực hiện 23
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
    2.2.1 Thu thập số liệu . 24
    2.3 Xử lý và phân tính số liệu 25
    2.3.1 Xử lý số liệu 25
    2.3.2 Phân tích số liệu 26
    2.4 Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế . 26
    2.4.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất: 26
    2.4.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế . 26
    Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 27
    3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội huyện Thạnh Phú 27
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên . 28
    3.1.2 Kinh tế 28
    3.1.3 Xã hội . 29
    3.2 Thông tin chung của các hộ nuôi TCX ruộng lúa . 30
    3.2.1 Tuổi của chủ hộ nuôi . 30
    3.2.2 Giới tính của chủ hộ nuôi tôm . 31
    3.2.3 Trình độvăn hóa, trình độ chuy ên môn của chủ hộ nuôi tôm 31
    3.2.4 Năm kinh nghiệm của hộ nuôi . 32
    3.2.5 Nhân khẩu của hộ nuôi TCX ruộng lúa . 33
    3.3 Hiện trạng kỹ thuật nuôi TCX ruộng lúa 34
    3.3.1 Đặc điểm ruộng nuôi . 34
    3.3.2 Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôitôm 37
    3.3.3 Tôm giống 41
    3.3.4 Mùa vụ nuôi TCX . 43
    3.3.5 Thức ăn và cách cho ăn . 44
    3.3.6 Quản lý chăm sóc 46
    3.3.7 Tình hình bệnh và cách quản lý bệnh trong nuôi TCX ruộng lúa . 48
    3.3.8 Thu hoạch và tiêu thụ tôm nuôi . 49
    3.4 Hiệu quả kinh tế . 54
    3.4.1 Hiệu quả kinh tế nuôi TCX trên ruộng lúa . 54
    3.4.2 Hiệu quả kinh tế nghề trồng lúa . 56
    3.4.3 Hiệu quả nghề nuôi TCX và trồng lúa . 57
    3.5 Hiệu quả về mặt xã hội 58
    3.6 Những khó khăn, định hướng phát triển và kiến nghị của các hộ nuôi 59
    3.6.1 Khó khăn gặp phải trong nuôi tôm hiện nay của các hộ . 59
    3.6.2 Phương hướng phát triển của hộ nuôi tôm . 61
    3.6.3 Kiến nghị của hộ nuôi . 61
    3.7 Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi TCX ruộng lúa . 61
    3.7.1 Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi TCX ruộng lúa . 61
    3.7.2 Các gi ải pháp để phát triển nghề nuôi TCX ruộng lúa theo hướng bền vững 62
    Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66
    4.1. Kết luận 66
    4.2 Đề xuất: 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) được xem là khu vực phát triển thủy sản
    thu ận lợi nhất nước ta với bờ biển dài 735 km, diện tích mặt nước nội địa khoảng
    954.000 ha,gần 600.000 ha nước ngọtvới nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao,
    mương vườn, ruộng . được xemlà vùng có tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm
    càng xanh(TCX) với nhiều hình thức nuôi như: nuôi TCX kết hợp trồng lúa, nuôi bán
    thâm canh trong ao đất, nuôi TCX trong mương vườn [37]. Phần lớn đất nông nghiệp
    được sử dụng để trồng lúa nhưng nếu kết hợp với nuôi thủy sản hay chăn nuôi mang
    lại lợi nhuận (LN)cao hơn khiđộc canh cây lúa. Năng suất nuôi TCXluân canh với
    lúa thường đạt từ 100 ư 300 kg/ha [17]. LNcủa mô hình TCX ruộng lúa từ 10 ư 30
    triệu đồng/ha, trong đó LNtừ nuôi TCX từ 23 ư 27 triệu đồng/havà LNtrồng lúa từ 3
    ư 7 triệu đồng/ha) [42]. Vì vậy,mô hình TCX ruộng lúagóp phần chuyển đổi cơ cấu
    nông nghiệp,tăng LNcho người nuôi. TCXlà loài tôm có kích thước lớn nhất trong
    các loài tôm nước ngọt, th ịt ngon ,có giá trị dinh dưỡng, giá thành cao và cũng là đối
    tượng nuôi quan trọng trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên,hiện nay chưa
    có nhiều nghiên cứu sâu về nuôi TCX ruộng lúa để phát triển theo hướng bền vững.
    Bến Tre là một tỉnhthuộc khu vực ĐBSCL và tiếp giáp biển Đông với hơn 65
    km bờ biển, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên cả 03 vùng sinh thái mặn,
    lợ và ngọt. Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản của Bến Tre mới bắt đầu phát triển từ năm
    1980 và phát triển mạnh vào đầu năm 2000. Hiện nay ,Bến Tre đang phát triển 05 đối
    tượng nuôi chủ lực có giá trị kinh tế như: tôm sú, tôm chân trắng, TCX, cá tra và
    nghêu. Mô hình nuôi TCX ru ộng lúa ở huyện Thạnh Phú - tỉnhBếnTre đã phát triển
    nhanh trong 05năm gần đây, bước đầu được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao và đã
    mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần đa dạng hoá trong nông
    nghiệp và giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông thôn.
    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây LNtừmô hình nuôi TCX ruộnglúa mang lại
    không ổn định và có chiều hướng giảm do chất lượng giống kém, tôm nuôi chậm lớn,
    kích cỡ thu hoạch không đồng đều, năng suất dao động lớn, môi trường nuôi ngày càng
    suy giảm. Vì vậy, kỹ thuật hay quản lý môi trường nuôitốt rất quan trọng và nó có ý
    nghĩa rất lớn để giúp cho nghề nuôi TCXtrên ruộng lúa phát triển theo hướng bền vững.
    Xuất phát từ tình hình thực tếtrên, với lợi thế về tiềm năng phát triển nghề nuôi
    TCXtrên ruộng lúa tại Bến Tre, trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng diện
    tích ruộng lúa hiện có, nâng cao và ổn định năng suất sản phẩm tôm nuôi, góp phần
    củng cố cơ sở lýluận, xây dựng mô hình nuôi TCXtrên ruộng lúa theo hướng bền
    vững, cải thiện điều kiện thu nhập cho người dân trong vùng là vấn đề thật sự cần thiết
    và có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Do đó, việc thực hiện đề tài “Hiện trạng và giải pháp
    phát triển nghề nuôi tôm càng xanh(Macrobrachium rosenbergiiDe Man, 1879)
    trên ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú - tỉnhBến Tre” là rất
    cần thiết. Qua đó đề tài sẽ chọn ra một mô hình nuôi phù h ợp và làm cơ sở khoa học
    để tìm ra phương pháp canh tác tối ưu cho người dân, giúp cho việc phát triển mô hình
    theo hướng bền vững, góp phần giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường.
    * Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi TCXtrên ruộng
    lúa tại huyện Thạnh Phú và đề xuất một số giải pháp để phát triển nghề nuôi TCX trên
    ruộng lúa theo hướng phát triển bền vững tại huyện Thạnh Phú -tỉnh Bến Tre.
    * Ý nghĩa của đề tài: Ý nghĩa khoa học:Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ
    sở khoa học để định hướng phát triển nghề nuôi TCXtrên ruộng lúa theo hướng bền vững
    cho huy ện Thạnh Phú nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung . Ý nghĩa thực tiễn:Tận dụng
    tiềm năng hiện cóc ủa địa phương đểphát triển nghề nuôiTCXtrên ruộng lúa và nâng cao
    kỷ thuật cho người nuôi theo hướng an toàn, bền vững. Góp phần nâng cao đời sống và
    hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
    * Nội dung nghiên cứu
    (1).Tìm hiểuhiện trạng nghề nuôi TCX thương phẩm trên ruộng lúa tại huyện
    Thạnh Phú -Bến Tre qua các chỉ tiêu: Đặc điểm ruộng nuôi, mùa vụ nuôi, hệ thống
    công trình nuôi,cải tạo ruộng nuôi, chọn giống, cho ăn, chăm sócquản lý, thu hoạch.
    (2). Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi TCXtrên ruộng lúa thông qua
    các chỉ tiêu:Năng suất và sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập, giá thành 1 kg tôm,
    LNtrên đồng vốn đầu tư.
    (3). Đề xuất một số giải pháp: Giải pháp kỹ thuật: mùa vụ nuôi, kỹ thuật cải tạo
    ruộng nuôi, kỹ thuật chọn giống, cho ăn, chăm sóc và quản lý, thu hoạch . Giải pháp
    quản lý: nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương, nâng cao hiệu quả sản
    xuất cho người nuôi tôm và định hướng phát triển theo hướng bền vững.
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    1.1Vài nét về đối tượng nghiên cứu
    1.1.1 Vị trí phân loại
    Đây là giống có nhiều loài nhất trong họ tôm càng Palaemonidae, ước tính có
    khoảng 200 loài. Trong đó, loài Macrobrachiumrosenbergii,M.amerricanum, M.
    carcinusvà M. nipponlà những loài có kích cỡ lớn nhất được nuôi phổ biến. TCXđực
    có thể đạt chiều dài 320mm và con cái đạt 250mm. TCXđược Holthius (2000) phân
    loại như sau [52]:
    Ngành: Arthropoda
    Ngành phụ: Crustacea
    Lớp: Malacostraca
    Bộ: Decapoda
    Bộ phụ: Macrura natantia
    Họ: Palaemonidae
    Họ phụ: Palaemoninae
    Giống: Macrobrachium
    Loài: Macrobrachium rosenbegii(De Man, 1879)
    Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn (De Man, 1879)
    1.1.2Đặc điểm về hình thái

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu Tiếng Việt
    1. Bộ Thủy Sản (2007), Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2006, Hà Nội.
    2. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bến Tre (2009), Báo cáo kết quả nuôi trồng
    thủy sản của tỉnh Bến Tre năm 2009 và kế hoạch thực hiện năm 2010.
    3. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Quang Minh và Lâm Quy ền (2002), Kết quả bước
    đầu nuôi tôm càng xanh bán thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tuy ển tập
    nghề cá sông Cửu Long -Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
    4. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Tuần, Hoàng Thị Thủy Tiên, Lâm Quy ền, Nguyễn
    Đức Minh, Nguyễn Nhứt và Huỳnh Thị Hồng Châu (2004), Kết quả bước đầu sản
    xuất tôm càng xanh toàn đực, Tuy ển Tập Nghề Cá Sông Cửu Long. Viện Nghiên cứu
    Nuôi trồng Thủy sản II, trang 159-1.
    5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004),
    Giáo trình bệnh học thủy sản, Nhà xu ất bản Nông nghiệp 2004.
    6. Huỳnh Văn Hiền (2005), Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm
    càng xanhtrên đất lúa ở An Giang và Cần Thơ, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học,
    Đại học Cần Thơ.
    7. Trần Tấn Huy, Tạ Văn Phương và Dương Thị Ho àng Oanh(2004), Thực
    nghiệm nuôi tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở Thoại Sơn, An Giang, Tạp chí
    khoa học, Khoa Thủy sản -Đại học Cần Thơ, trang 230 -239.
    8. Lý Văn Khánh (2005), Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh, Lu ận văn tốt
    nghiệp thạc sĩ khoa học, Khoa Thủy sản -Đại học Cần Thơ.
    9. Lý Văn Khánh và Nguy ễn Thanh Phương (2006), Ảnh hưởng kích cỡ giống
    lên năng suất tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) nuôi trong mương vườn ở
    Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học số đặc biệt, chuyên đề thủy sản (quyển 2), Đại Học Cần
    Thơ, trang 144-149.
    10. Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long, Jean -Claude Mich (2008), So sánh biện
    pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình tôm càng xanhxen canh và luân canh với
    trồng lúa. Tạp chí Khoa học (quyển 2), Đại học Cần Thơ, trang 82-88.
    11. Dương Nhật Long, Đặng Hữu Tâm và Trần Văn Hận (2006), Thực nghiệm
    nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất tại tỉnh Long An, Tạp
    chí Khoa học số đặc biệt, chuyên đề thủy sản (quyển 2), trang 134-143.
    12. Nguyễn Thanh Nguy ên (2003), Nuôi tôm càng xanhmùa lũ tại Thốt Nốt - Cần
    Thơ, Tài liệu hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế Nông - Lâm -Ngư vùng ngập lũ
    Đồng bằng sông Cửu Long.
    13. Nguyễn Trọng Nho (1997), Nghiên cứu cải tiến quy trình nuôi tôm sú th ịt tại
    Khánh Hoà đạt hiệu quả kinh tế cao và năng suất ổn định, Báo cáo đề tài khoa học,
    Trường Đại học Thủy sản, 63 trang.
    14. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú (2009), Báo
    cáo tình hình hoạt động năm 2009 và kế hoạch năm 2010.
    15. Nguyễn Thanh Phương và Đỗ Thị Thu Hương (1994), Kỹ thuật nuôi thủy sản
    nước ngọt, Tài liệu tập huấn.
    16. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (1999), Bài giảng Kỹ thuật nuôi hải
    sản, Khoa Thủy Sản -Trường Trường Đại Học Cần Thơ.
    17. Nguyễn Thanh Phương (2000), Nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh
    theo mô hình nướcxanh cải tiến, Khoa Thủy Sản -Trường Trường Đại Học Cần Thơ.
    18. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2001), Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Viện
    Khoa học Thủy sản -Đại học Cần Thơ.
    19. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2002), Nghiên cứu phát triển mô hình nuôi tôm
    càng xanh trong ruộng lúa ở tỉnh Trà Vinh, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa
    học. Khoa Thủy sản -Trường Đại Học Cần Thơ.
    20. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng
    lúa,Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
    21. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2003), Giáo trình kỹ thuật sản xuất
    giông và nuôi giáp xác, Khoa Thủy Sản -Trường Trường Đại Học Cần Thơ.
    22. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiều và Marcy N.
    Wilder (2003a), Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tômcàng xanh, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. 127p.
    23. Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn, Yang-Yi (2004), Nuôi tôm càng xanh
    (Macrobrachium rosenbergii) đăng quầngg trên sông ở đồng bằng sông Cửu Long.
    Tạp chí khoahọc, Khoa Thủy sản -Đạihọc Cần Thơ, trang 240-247.
    39. Dương Thọ Trường (2009), Phân tích ngành hàng tôm càng xanh
    (Macrobrachium rosenbergiiở tỉnh Đồng Tháp, luận văn tốt nghiệp cao học, Khoa
    Thủy sản -Trường Đại học Cần Thơ.
    40. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần
    Ngọc Hải (2002), Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
    41. Phạm Trường Yên và Trần Ngọc Nguy ên (2000), Hiện trạng sản xuất giống
    nuôi và định hướng phát triển nuôi tôm càng xanh tỉnh Cần Thơ, Chi cục Bảo vệ và
    Phát triển nguồn lợi Cần Thơ.
    42. http://agriviet.com, luân canh TCX-lúa ĐBSCL,2009).
    43. http://www.vietgle.vn/trithucviet/.
    II. Tài liệu Tiếng Anh
    44. Alston, D.E and C.M.S. Sampio (2000), Freshwater prawn culture: the
    farming of Macrobrachium rosenbergii, Blackwell Science. Pp 112-125.
    45. Boyd, C.E and Zimmermann (2000), Grow-out systems-water Quality and
    Soil Management. In: New, M.B and W.C Valenti (Eds). Freshwater praw culture: the
    farming of Macrobrachium rosenbergii, Blackwell Science. Pp 221-238.
    46. Boyd, C.E (1998), Water quality in ponds for aquaculture. Biningham publish
    Co, Binningham, Alabama. 169p.
    47. Cantho University (2005), Marine Shrimp Culture.
    48. Chen, J and Chawatit (2001), Nitrogenous excretion in Macrobrachium
    rosenbergii at diferent pH levels, Aquaculture. 1996, 144: 1-3, 155-164; 40 ref.
    49. Cohen, D., Sagi, A., Ra’anna, Z. & Zohar, G. (1988), The production of
    Macrobrachium rosenbergii in mono*** populations: III. Yield characteristics under
    intensive monoculture conditions in earthen ponds, Israeli Journal of Aquaculture-Bamidgeh 40, 5.
    50. Eames J.C (1996), The Conservation of Key Coastal Wetlands Sites in the Red
    River Delta, Bird life International, Hanoi.
    51. Haroom, A. K. Y., Dewan, S and S. M. R. Karim (1998), Rice fish production
    system in Bangladesh. Rice -fish farming Reseach and Development Workshop, Ubon
    (Thailand), 21 -25 March 1998.
    52. Holthuis L.B. (2000), Nomenclature and taxonomy. In M.B New and W.C.
    Valenti eds. Freshwater Prawn Culture, the farming of Macrobrachium rosenbergii,
    Blackwell Science. Oxford, England, p. 12-17.
    53. Hulata, G., Karplus, I., Wohlfarth, G.W., Halevy, A., Cohen, D., Sagi, A.,
    Ra'anan, Z., (1988), The production of Macrobrachium rosenbergii in mono***
    populations: II. Yield characteristics in polyculture ponds. Israeli Journal of
    Aquaculture-Bamidge.
    54. Jame, H.T., S.Coyle., C.Weibel and J.Evans (1999), Effects of interaction of
    stocking density and substrate on production and population structure of freshwater
    prawns Macrobrachium rosenbergi,Journal of the world aquaculture society. Vol.30,
    No.2.
    55. Janssen, J.A.J and Natavudh –Bhasayavan (1998), Study on the culture of
    freshwater Prawns Rosebergiiat various stocking size and density in the rice field,
    Bangkok -Thailand -Naca 1998. 33p.
    56. Kurup B.N. and Ranjeet K. (2002), Integration of freshwater prawn culture with
    rice farming in Kuttanad, India, Naga, the ICLARM Quarterly 25 (3&4): pp.16- 19.
    57. Kutty, M.N. (2005), Towards sustainable freshwate prawn aquaculture -lessions from shrimp farming with special referrence to India, Aquaculture Research,
    pp.255-263.
    58. Lan, L.M., Micha, J.C., Long, D.N. & Yen, P.T. (2006), Effects of density and
    culture systems on growth, survival, yield and economic return of freshwater prawn,
    Macrobrachium rosenbergii, farming in the rice field in the Mekong Delta, Vietnam.
    59. Ling, S.W (1962), Method of rearing and culture Macrobrachium rosenbergii
    (De man). FAO Fish Rep. 57(3) 607.
    60. María L. Cruz-Torres (1992), “Pink Gold Rush” Shrimp Aquaculture,
    Sustainable Development, and the Environment in Northwestern Mexico . Vol. 7.
    61. New, M.B (1988), Freshwater prawns: Status of blobal aquculture NACA
    technical manual 6.A word fooday 1988 , Publication of the Network of aquaculture
    centers in ASIA (UNDP/FAO/86/047)Bangkok -Thailand.
    62. New, M.B (2005), Freshwater prawn farming: global status, recent research
    and a glance at the future, Aquaculture Research, 36, pp.210-230.
     
Đang tải...