Tiến Sĩ Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG1
    TỔNG QUAN
    1.1. Phân loại và phân bố cá tra (Pangasius hypophthalmus) . 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại . 3
    1.1.2. Phân bố . 4
    1.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra 4
    1.2.1. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra trên thế giới . 4
    1.2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở Việt Nam . 4
    1.3. Các hình thức nuôi cá tra thương phẩm . 6
    1.3.1. Nuôi bè . 6
    1.3.2. Nuôi đăng quầng 7
    1.3.3. Nuôi trong ao đất 8
    1.4. Một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi cá tra . 8
    1.4.1. Nhiệt độ 8
    1.4.2. pH . 9
    1.4.3. Oxy hòa tan (DO) . 9
    1.4.4. Tiêu hao oxy hóa học (COD) 9
    1.4.5. Tổng vật chất lơ lửng (TSS) 10
    1.4.6. Tổng đạm amôn (TAN) 10
    1.4.7. Đạm nitrite (N-NO2
    -) . 11
    1.4.8. Đạm Nitrate (N-NO3
    -) . 11
    1.4.9. Lân (PO
    4
    3-và TP) 12
    1.5. Bệnh ở cá tra 13
    1.5.1. Bệnh đốm đỏ . 13
    vi
    1.5.2. Bệnh trắng da 14
    1.5.3. Bệnh gan thận mủ . 14
    1.5.4. Bệnh nấm thủy mi . 15
    1.5.5. Bệnh bào tử trùng - Myxoboliosis 15
    1.5.6. Bệnh sán lá 16 móc – Dactylogyrosis 15
    1.6. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre. 16
    1.7. Thực trạng nuôi cá tra ở Bến Tre . 18
    1.7.1. Tình hình nuôi cá tra . 18
    1.7.2. Các hình thức nuôi cá tra chủ yếu ở Bến Tre . 20
    1.7.2.1. Nuôi chuyên canh trong ao đất 20
    1.7.2.2. Nuôi luân canh trong ao đất . 21
    CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu . 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 22
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
    2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu . 24
    2.2.2.1. Các chỉ tiêu tính toán . 24
    2.2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê 24
    CHƯƠNG 3
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Hiện trạng nghề nuôicá tra ở Chợ Lách 29
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội huyện Chợ Lách 29
    3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên . 29
    3.1.1.2. Tình hình chung về kinh tế -xã hội 31
    3.1.2. Hiện trạng nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách 32
    vii
    3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của hộ nuôi cá . 32
    3.1.2.2. Đặc điểm đất đai 35
    3.1.2.3. Kỹ thuật nuôi . 35
    3.1.2.4. Chất lượng cá thương phẩm và bán sản phẩm . 39
    3.1.3. Phân loại và đặc tính các hệ thống nuôi chính . 40
    3.1.3.1. Các yếu tố kỹ thuật chính . 40
    3.1.3.2. Phân loại các hệ thống nuôi chính 43
    3.1.3.3. Mô tả đặc tính chính của các hệ thống nuôi 44
    3.1.4. Các y ếu tố chính ảnh hưởng đến nghề nuôi cá tra ở Chợ Lách 46
    3.1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi 46
    3.1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hệ số sử dụng thức ăn 48
    3.1.4.3. Yếu tố ảnhhưởng đến lợi nhuận kinh tế . 49
    3.1.4.4. Yếu tố ảnh hưởng đến màu thịt cá thương phẩm . 51
    3.2. Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra của huyện Chợ Lách . 53
    3.2.1. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 53
    3.2.1.1. Điểm mạnh 53
    3.2.1.2. Điểm yếu 54
    3.2.1.3. Cơ hội 54
    3.2.1.4. Thách thức . 55
    3.2.2. Chiến lược và giải pháp . 56
    3.2.2.1. Chiến lược 56
    3.2.2.2. Giải pháp 56
    CHƯƠNG 4
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    4.1. Kết luận 60
    4.2. Kiến nghị 61

    Mở Đầu
    Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, với 65 km bờ biển, được
    bao bọc bởi 4 nhánh sông lớn của sông Tiền: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ
    Chiên; cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo nên vị thế rất thuận lợi cho nuôi
    trồng và khai thácthủy sản. Đại hội lần 7 tỉnh Đảng bộ Bến Tre xác định kinh tế
    biển và vườn là những mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Thực tế cho thấy những năm gần
    đây Ngành Thủy sản Bến Tre đã chú trọng đầu tư phát triển khai thác thủy sản
    cùng với nuôi trồng ở vùng nước ven biển (mặn, lợ); Song nước ngọt chưa được
    quan tâm đúng mức kể cảcácđối tượng truyền thống như tôm Càng xanh, cá Lóc,
    cá Rô đồng đặc biệt là nuôi cá Tra thâm canh. Trước xu thế phát triển mạnh
    nghề nuôi cá Tra thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp, tập
    thể, tưnhân . đầu tưvốn để nuôi, đã tạo nên mộtdiện mạo mới cho nghề nuôi
    thủysản nước ngọt, đa dạng hóa đối tượng nuôi, làm thay đổi ý thức trong cộng
    đồng người nuôi. Đồng thờitạo nguồn nguy ên liệu dồi dào cho các nhà máy chế
    biến trong tỉnh và các tỉnh lân cận,cũng nhưtạo công ăn việclàm cho hàng ngàn
    người lao động.
    Tuy vậy, việc tăng nhanh diện tích nuôi cá Tra (năm 2006: 97 ha, năm
    2007: 468ha, 2008: 650 ha)không theo quy hoạch, không tínhđến yếu tố cung,
    cầu;nuôitập trung ở những bãi bồi, cồn nổi, ven các sông lớn đã làm tăng ô nhiễm
    môi trường nước tự nhiên và nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư sinh sống trong
    vùng nuôi cá tra. Bệnhtrên cá traxuất hiện nhiều, không theo quy luật mùavụ,
    ảnh hưởng đến năng su ất, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Ngoài ra, lợi nhuận bấp bênhđã tạo ra sự thay đổiliên tục các chủ sở hữu nuôi, tạo
    tâm lý b ất an cho người nuôi cũng như mâu thuẩngiữa người nuôi cá tra và cộng
    đồng dân cư sinh sống nơi đó. Để phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng hàng hóa,
    chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bền vững ởBến Tre cần đánh giá đúng thực
    chất hiện trạng nghề nuôi, việc đầu tư, quy hoạch và đề xuất các giải pháp quản lý
    phù hợp là rất cần thiết.
    Huyện Chợ Lách là huy ện đầu nguồn của tỉnh Bến Tre là nơi không có sự
    xâm nhập mặn vớinhiều bãi bồi, cồn nổithu ận lợi cho nuôi cá tra thâm canh. Đây
    lànơi khởiđầuphong trào nuôi và hiện có diện tích nuôi cá tra thâm canh mạnh
    2
    nhất tỉnh Bến Tre (chiếm 30 % về diện tích vàsản lượng cá Tra của tỉnh). Vì vậy,
    để đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp theo hướng bền vững có tầm quan
    trọng, thiết thực, toàn diện chung cho toàn tỉnh th ì việc chọn huyện Chợ Lách là
    hợp lý. Chính vì lý do trên ,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiện trạng và
    giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus
    Sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” với mục tiêu
    và các nội dung sau:
    * Mục tiêu: Phân tích hiện trạng nghề nuôi cá tra thâm canh tại Chợ lách –
    Bến Tre trên cơsở đó đề xuất các giải pháp phát triển antoàn, bền vững cho nghề
    nuôi cá tra thâm canh tại địa phương.
    * Nội dung:
    - Điều tra hiện trạng và phân tích những thuận lợi, khó khăn của nghề nuôi
    cá tra ở huyện Chợ Lách –Bến Tre.
    -Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá tra tại huyện ChợLách
    theo hướng an toàn và bền vững.
    Những nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
    -Góp phần cung cấp thêm các thông số kinh tế, kỹ thuật về hiện trạng của
    nghề nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách.
    -Là cơ sở khoa học cho Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến
    Tre đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm phát triển nghề nuôi cá tra tại
    Chợ Lách một cách hợp lý.

    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Phân loại và phân bố cá tra (Pangasius hypophthalmus)
    1.1.1. Hệ thống phân loại
    Loài cá tra nuôi được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm 1878 ở Campuchia.
    Tên khoa học của cá tra có nhiều tên khác nhau dựa trên cơ sở những tài liệu các
    tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu hệ cá lân cận (như Thái Lan) [48]. Trước
    đây, cá tra được xếp vào họ Shilbeidae và tên khoa học của chúng là Pangasius
    micronemus Bleeker, 1847 [22], [6]. Ngoài ra, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cá
    tra còn có tên khoa học khác là Pangasius sutchi[28]. Gần đây một số tác giả lại
    xếp cá tra vào giống Pangasianodon[32]. Theo kết qu ả định danh lại,cá tra có tên
    khoa học là Pangasius hypophthamus [46]. Vì vậy, cá tra có hệ thống phân loại
    như sau:
    Ngành: Vertebrata
    Lớp: Ostichthyes
    Bộ : Siluriformes
    Họ: Pangasiidae
    Giống: Pangasius
    Loài: Pangasius hypophthalmusSauvage, 1878 [3]
    Hình 1.1: Cá tra (Pangasius hypophthalmus) [3]
    4
    1.1.2. Phân bố
    Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mekong và sông Chaophraya–Thái
    Lan [46]. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu, rất nhiều ở vùng
    hạ lưu. Cá tra giống được vớt chủ y ếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy
    trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên [22]. Ở hạ lưu sông Cửu Long có
    11 loài chủ yếu thuộc giống Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều
    dài lớn hơn 50 cm) [28]. Đặc biệt có 2 loài: Cá tra (Pangasiushypophthalmus) và
    cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    1.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra
    1.2.1. Tình hìnhphát triển nghề nuôi cá tra trên thế giới
    Cá tra và basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái
    Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là 2 loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao, được nuôi
    phổ biến hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong những loài cá nuôi quan
    trọng nhất của khu vực này. Ba nước trong khu vực hạ lưu sông Mêkông đã có
    nghềnuôi cá tra truy ền thống là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam do có nguồn cá
    tự nhiên phong phú. Ở Campuchia tỷ lệ cá tra thả nuôichiếm 98% trong 3 loài
    thuộc giống cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém. Một số nước trong khu vực
    như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ thậpniên 70-80 của thế
    kỷ XX [10].
    Ở Thái Lan và Campuchia thì cá tra (Pangasius hypophthalmus)được nuôi
    trong ao và bè. Từ xưa,cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái
    Lan và Campuchia. Hệ thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ [43].
    Trước đây nhu cầu về sản phẩm cá da trơn (catfish) đối với người dân Mỹ
    còn rất hạn chế,sau khi các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá catfish và doanh
    nghiệp chế biến thủy sản thì nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến cácatfish tăng
    lên. Nếu như năm 1970 các nhà nuôi cá catfish ở Mỹ chỉ sản xuất 2.580 tấn thì
    năm 2001 con số này lên tới 271.000 tấn. Các trại nuôi cá catfish chủ yếu tập trung
    ở đồng bằng sông Mississippi tại các bang Mississippi, Alabama, Arkansas và
    Louisiana [36].
    1.2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở Việt Nam
    5
    Nuôi cá tra,cá basa ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ XX, xuất
    phát từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ban đầu chỉ nuôi ở quy mô nhỏ,
    nhằm tự cung tự cấp thực phẩm. Các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao hầm,
    mương vườn vớinguồn thức ăn sẵn có. Cuối thập niên 90, nghề nuôi cá tra, cá
    basađã có những bước tiến vượt bậc. Các doanh nghiệp đã tìm được thị trường
    xuất khẩu, các nhà khoa học đã thành công trong quy trình sản xuất giống và kỹ
    thu ật nuôi thâm canh đạt kết quả cao. Vì vậy, việc chủ động sản xuất giống cá tra,
    cá basa nhân tạo đãđáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và mở ra khả năng sản xuất
    hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa [10].
    Nghề nuôi cá da trơn trên bè bắt đầu vào những năm 1968, khi nhóm người
    Việt Nam sinh sống ở Campuchia phải sơ tán về hạ lưu sông Mêkông do tình hình
    chiến tranh [42]. Ðiều kiện tự nhiên ở vùng ÐBSCL là yếu tố quan trọng nhất
    mang tính quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá tra và cá basa. Ở khu vực
    miền Tây Nambộ hệ thống nuôi cá tra, cá basa đặc trưng là nuôi bè, đăng quầng
    và nuôi ao nhưtỉnh Ðồng Tháp và An Giang.
    Trong những năm qua do thị trường xuất khẩu được mở rộng ở Bắc Mỹ và
    Châu Âu, giá cá xuất khẩu tốt, nên diện tích cá tra, cá basa nuôi ở bè, ao hầm, đăng
    quầng trên các bãi bồi, còn nổi,các triền sông mỗi năm đều tăng. Theo ước tính,
    diện tích nuôi cá tra thâm canh ở vùng ĐBSCL năm 2007 khoảng 5.600 ha, sản
    lượng cá ước đạt khoảng 1,5 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt h ơn một tỷ đô la
    Mỹ[2].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt.
    1. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thuỷ sản -Chất
    lượng và giải pháp cải thiện chất lượng.Nhà xuấtbản Khoa học và Kỹ Thuật.
    2. (http://www.stp.gov.vn). Để cá không phá môi trường( 13/12/2007).
    3. (http://www.fishbase.org)(2/2008).
    4. (http://www.Viet linh.com.vn). Kỹ thuật nuôi cá tra và ba sa trong bè
    (23/02/2009).
    5. Lê VănKhoa, 2001. Khoa học môi trường.Nhà xuất bản Giáo dục.
    6. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương. 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
    Đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ. 361tr.
    7. Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Sơn Trang, 2004. Nuôi cá tra
    (Pangasius hypothalmus Sauvage) thương phẩm trong ao đất ở vùng Đồng Bằng
    Sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2004:, pp 65-73, chuyên ngành thủy
    sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Đại học Cần Thơ
    8. Dương Nhựt Long và CTV. Phát triển bền vững mô hìnhmuôi cá Tra trong ao đất
    ở vùng ĐBSLL.
    9. Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thâm canh ở
    xã Tân Lộc huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ năm 2004. Khoa
    Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
    10. Phân viện kinh tế và quy hoạch thủy sản thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Bổ sung
    hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa vùng ĐBSCL đến năm 2010
    và định hướng đến năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2006
    11. Trương Quốc Phú. 2007. Chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh.
    Báo cáo hội thảo: Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản thời kỳ
    hội nhập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 27-28.12.2007
    12. Trương Quốc Phú và Yang Yi, 2003. Ảnh hưởng của việc nuôi cá da trơntrong bè
    đến chất lượng môi trường nước ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa
    học. trường Đại học Cần Thơ. Số định kỳ 03 năm 2007.
    13. Tạ Văn Phương, 2006. Nghiên cứu sự biến động các yếu tố môi trường và sự tích
    lũy đạm lân trong ao nuôi Tôm sú thâmcanh ở Vĩnh Châu-Sóc Trăng. Luận văn
    63
    cao học, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ.
    14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang - Báo cáo tổng kết năm 2005-2008
    15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre - Báo cáo tổng kết năm 2005-2008
    16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ - Báo cáo tổng kết năm 2005-2008
    17. Phương Thanh. Kinh nghiệm nuôi cá Tra đăng quầng. Kinh tế nông thôn-Cập nhật
    ngày 05/01/ 2007.
    18. Ủy ban nhân dânhuy ện Chợ Lách- Báo cáo tổng kết năm 2009.
    19. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre- Báo cáo tổng kết năm 2009.
    20. Viện Hải Dương Học-6/2008. Qui hoạch chi tiết nuôi cá da trơn tỉnh Bến Tre đến
    năm 2020.
    21. Lê Như Xuân, và ctv,1994. Cá tra (Pangasius micronemus Bleeker) một số đặc
    điểm sinh học và sinh sản nhân tạo. Tạp chí Thủy sản, tháng 2 năm 1994, trang
    13–17.
    22. Mai Đình Yên, Nguy ễn Văn Trọng, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan. 1992. Định
    loại các loài cá nước ngọt Nam bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    135 tr.
    23. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát một số tính trạng, hình thái, sinh trưởng và sinh
    lý của cá Basa (P. bocourti), cá tra (P. hypophthalmus) và con lai của chúng. Luận
    văn Thạc sĩ. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.
    Tài liệu nước ngoài.
    24. Arnold E. Greenberg, Lenore S. Clesceri, Andrew D. Eaton, 1992. Standard
    methods for examination of water and waste water.
    25. Boyd, C. E., 1990. Water Quality for Pond Aquaculture. Birmingham Publishing
    Company, Birmingham, Alabama, 269pp
    26. Boy, C. E., 1998. Water Quality for pond Aquaculture. Reasearch and
    Development serie No. 43, August 1998, Alabama, 37pp
    27. Boyd, C.E and S. Zimmermann, 2000. Grow-out systems-water Quality and Soil
    Management.In: new M.B and W.C. Valenti (Eds). Freshwater prawn culture: the
    64
    farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. Pp 221 –238.
    28. Cacot, P. 1998. Description of the ***ual cycle related to the environment and set
    up of the artificial propagation in Pangasius bocourti (Sauvage, 1880) and
    Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878), reared in floating cages and in ponds
    in the Mekong delta . In: M. Legendre and A. Pariselle (Editors). The Biological
    Diversity and Aquaculture of clariid and Pangadiid Catfish in South-East Asia.
    Processding of the Mid-term Workshop of the “Catfish Asia Project”, May11 -15
    1998. Can Tho, Viet nam, pp: 71-90.
    29. Chapman, D., 1997. Water quality Assessments. A guide to the use of biota
    sediments and water in environmental monitoring.
    30. Chen, J.C. and T.C. Chin.1998. Joint Action of Ammonia and Nitrite on Tiger
    Prawn Penaeus monodon Poslarvae. J. World Aquacul. Soc., 19: 143 -148.
    31. Hair và ctv (1998)Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C., 1998.
    Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall International Inc. 697
    trang .
    32. Komarudin. O and O. Pariselle. 2000. Inflection of Thaparocleidus (Monogenea)
    on Pangasius djambal, Pangasius hypophthalmusand their hybrid reared in pond.
    Paper presented at the final meeting of the “Catfish Asia project”, 11-20 May.
    2000. Indonesia.
    33. Lawson, T.B., 1995. Fundamental Aquaculture Engineering. Deparment of
    Biological Engineering Louisiana StateUniversity.
    34. Lee, G.F.1970. Eutopphication. Water Resoure Center, Univ. Wis., Madison,
    Occasional Paper No.2.39pp.
    35. Limsuwan,C. và Wara Taparhudee, 1997. Degradation and effect of formalin on
    plankton and water quality in Penaeus monodon Fabricius cultured ponds. In the
    35
    th
    Kasetsart University Annual Conference 3-5 February 1997.p.87-95.
    36. Nguyễn Xuân Thành, 2003. Fulbright economics teaching program. DRAFT &
    4/2003.
    37. Nhan, D.K., Milstein, A., Verdegem, M.C.J., Verreth, J.A.J., 2006. Food inputs,
    water quality and nutrient accumulation in integrated pond systems: a multivariate
    approach. Aquaculture 261, 160–173.
    38. Nhan, D.K., Verdegem, M.J.C., Binh, N.T., Duong, L.T., Milstein, A., Verreth, J.,
    2008. Economic and nutrient discharge tradeoffs of excreta-fed aquaculture in the
    65
    Mekong delta, Vietnam. Agriculture, Ecosystems & Environment 124, 259-269 (1
    39. Nhan, D.K., Phong, L.T., Verdegem, M.J.C., Duong, L.T., Bosma, R.H., Little,
    D.C., 2007. Integrated freshwater aquaculture, crop and animal production in the
    Mekong Delta, Vietnam: determinants and the role of the pond . Agricultural
    systems94, 445-458.
    40. NRC, 1993. Nutrient Requirement of Fish. Committee on Animal Nutrition. Board
    on Arigculture. National Research Council.
    41. Pekar, F., 2002. Nutrient cycling in aquaculture ponds. Lecture notes M.Sc.
    Training Course: Aquaculture and Fisheries sciences institute college of
    agriculture, Cantho University, Vietnam. HAKI and AFSI.
    42. Phuong, N. T., 1998. Cage culture of Pangasius catfish in Mekong Delta, Viet
    nam: current situation analysis and studies for feed improvement unpubished ph.
    D. thesis, national. Institute Polytechnique of Toulouse France.
    43. Pillay, T.V.R. (1990). Aquaculture principles and practices. Former programme
    director aquaculture development and coordination programme Food and
    Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy. P333 –359.
    44. Preedalumpabutt, Y. P, Pergmat, P.S, Suwanmanee, S and Chusuwam, W., 1989.
    Water quality dynamic intensive tiger shrimp ponds. National Insitute of
    Aquaculture, Songkhla. Deparment of Fisheris.
    45. Prein, M., Hulata, G., Pauly, D., 1993. On the use of multivariate statistical
    methods in aquaculture research. In: Prein, M., Hulata, G., Pauly, D. (Eds.),
    Multivariate Methods in Aquaculture Research: Case Studies of Tilapias in
    Experimental and Commercial SystemsICLARM Stud. Rev., 20, pp. 1–12.
    46. Robert. T. R and C. Vidthayanon. 1991. Systematic revition of the Asian catfish
    family Pangasius with biological observations and decription of three new species .
    Proceeding of the Academy of Nature Sciences of the Philadelphia, 143: 97-144.
    47. Schmittou, H. R, 1993. High density fish culture in low volume cages. M.I.T.A. (P)
    No. 158/12/1992. Vol. AQ41 1993/7. 78p.
    48. Smith. H. M. 1945. The freshwater fishes of Siam or Thailand. Bull, US Natu re
    Museum, 488. XII-622pp.
    49. Soon, N.K., A.Z. Abidin, F. Shaharom-Harrison. 1999. The effect of probiotic
    bacteria on water quality Penaeus monodon in tank culture. Aquatic animal Health
    for sustaibily. November 22 -26, 1999.
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...