Tiến Sĩ Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải của các mỏ than thuộc tổng công

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Quảng Ninh là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc
    Việt Nam gồm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Những năm gần đây Quảng Ninh
    đã và đang dành được những thắng lợi hết sức to lớn và quan trọng trong việc thực
    hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh
    Quảng Ninh đến năm 2020 đã đặt ra chỉ tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành
    một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng
    kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng
    động của kinh tế biển và ven biển, có tốc độ tăng trưởng cao bền vững, phát triển
    công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và hướng mạnh vào xuất khẩu vv .
    Trong những năm qua đời sống của nhân dân tỉnh Quảng Ninh không ngừng
    được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ tạo tiền đề phát triển các ngành
    kinh tế khác, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
    Ngành than là một ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh. Hiện
    nay, khai thác than đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách tỉnh. Đây cũng
    là một ngành quan trọng của đất nước, gắn liền với an ninh năng lượng quốc gia. Vì
    vậy trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và toàn
    quốc nói chung tất yếu phải tính đến sự phát triển của ngành than và sự phát triển
    của ngành than cũng phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
    Tổng Công ty Đông Bắc là một trong 3 đơn vị sản xuất kinh doanh than lớn
    của ngành than, được thành lập năm 1994 với 22 đơn vị thành viên, hàng năm sản
    xuất ra trên 4,8 triệu tấn than.
    Do tính chất của công nghệ khai thác, chế biến than, lượng nước thải phát sinh
    từ ngành công nghiệp này là rất lớn. Theo thống kê năm 2012 của Sở Tài nguyên và
    môi trường tỉnh Quảng Ninh, nước thải ngành than chiếm 52% tổng lượng nước
    thải công nghiệp toàn tỉnh với các thông số điển hình tác động đến môi trường như
    là độ pH, cặn lơ lửng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong đó độ pH giao động



    2
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    từ 3,1 đến 6,5; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4
    lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ
    vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước.
    Do đó, cần phải có những biện pháp chặt chẽ quản lý lượng nước thải này, phải có
    những biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường.
    Để giải quyết triệt để vấn đề xử lý nước thải, thoát nước và vệ sinh môi trường
    nước của tỉnh Quảng Ninh trong đó có công tác quản lý nước thải đòi hỏi một quá
    trình lâu dài, dựa trên quy hoạch chung có định hướng rõ ràng. Thực tế chỉ ra rằng
    sẽ rất khó khăn và không hiệu quả nếu như các biện pháp thực thi không nằm trong
    một kế hoạch tổng thể, phù hợp với định hướng phát triển thoát nước nói riêng và
    với quy hoạch tổng thể xây dựng nói chung.
    Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, dưới sự hướng dẫn
    của PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: "Hiện
    trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải các mỏ than thuộc
    Tổng Công ty Đông Bắc tại Quảng Ninh"
    2. Mục tiêu của đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Nghiên cứu, làm rõ được thực trạng vấn đề quản lý các nguồn nước thải phát
    sinh từ các Công ty than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc tại Quảng Ninh, lưu lượng
    thải, tải lượng ô nhiễm của nước thải, hiện trạng công tác thu gom, xử lý nước thải.
    Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng
    cao hiệu quả của công tác quản lý nước thải.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Từ công nghệ khai thác, chế biến than chỉ ra được các nguồn phát sinh nước
    thải, lưu lượng xả thải của các mỏ than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc.
    - Đánh giá được đặc tính ô nhiễm của từng loại nước thải và tác động của các
    chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải tới môi trường.



    3
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    - Nghiên cứu, đánh giá được tình hình hoạt động của hệ thống quản lý nước
    thải đang áp dụng, công nghệ xử lý hiện tại và hiệu quả của công tác quản lý nước
    thải.
    - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải cả
    về mặt tổ chức và công nghệ.
    3. Yêu cầu của đề tài
    - Nghiên cứu công nghệ khai thác và chế biến than, chỉ ra được các quá trình
    phát sinh nước thải;
    - Lấy mẫu phân tích, thu thập số liệu từ đó rút ra được đặc điểm, tính chất
    nước thải, tải lượng ô nhiễm của nước thải ngành than; Tác động của nước thải tới
    môi trường;
    - Thu thập, thống kê số liệu về lưu lượng thải của các mỏ than; công tác quản
    lý nước thải đang áp dụng, các hệ thống xử lý nước thải;
    - Đánh giá hiệu quả của các hệ thống xử lý nước thải, những ưu điểm và
    nhược điểm của công tác quản lý nước thải đang áp dụng;
    4. Ý nghĩa của đề tài
    4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
    - Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề thực tế.
    - Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề quản
    lý nước thải nói chung, nước thải ngành sản xuất chế biến than nói riêng tại Quảng
    Ninh và các khu vực khác.
    4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
    - Đánh giá được thực trạng vấn đề xả nước thải vào nguồn nước của các mỏ
    than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc, lưu lượng nước thải, tính chất và tải lượng ô
    nhiễm của nước thải, công tác xử lý nước thải và thực trạng vấn đề quản lý nước



    4
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    thải. Từ đó giúp các mỏ than có giải pháp thích hợp giảm tác động của nước thải tới
    môi trường.
    - Kết quả đánh giá hiệu quả của việc xử lý nước thải của đề tài sẽ chỉ ra những
    mặt đạt được và những thiếu sót của công tác quản lý nước thải hiện tại. Từ đó đề
    xuất ra được một số giải pháp về công nghệ và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của
    công tác quản lý nước thải.
    - Đề tài có ý nghĩa trong việc đánh giá hiện trạng, quy mô, tính chất của vấn
    đề quản lý nước thải của ngành công nghiệp khai thác và chế biến than.



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Yêu cầu của đề tài 3
    4. Ý nghĩa của đề tài . 3
    4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học . 3
    4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn . 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
    1.1.1. Cơ sở lý luận . 5
    1.1.2.Cơ sở pháp lý . 13
    1.2.Tổng quan về tình hình bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nước thải
    trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 18
    1.2.1.Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 18
    1.2.2. Cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng quản lý tài nguyên nước tại Quảng
    Ninh .20
    1.2.3.Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước . 21
    1.2.4. Hiện trạng quản lý nước thải tại Quảng Ninh . . .23
    1.2.5. Hiện trạng quản lý nước thải ngành than tại Quảng Ninh . 24
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 27
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 27 vi
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2.2.2. Thời gian nghiên cứu . 28
    2.3. Nội dung nghiên cứu . 28
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu 29
    2.4.2. Phương pháp phỏng vấn . 29
    2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 30
    2.4.4. Phương pháp thống kê . 30
    2.4.5. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 31
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
    3.1. Tổng quan về đối tượng và địa bàn nghiên cứu 33
    3.1.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Đông Bắc . 33
    3.1.2. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV 35 35
    3.1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 37
    3.1.4. Công nghệ khai thác chế biến than 51
    3.1.5. Các quá trình phát sinh nước thải 56
    3.1.6. Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường . 59
    3.2.Hệ thống quản lý môi trường nói chung và quản lý nước thải nói riêng65
    3.2.1. Tổ chức và nguồn nhân lực cho vấn đề quản lý nước thải 65
    3.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom, xử lý nước thải 67
    3.2.3. Đo đạc, quan trắc chất lượng nước thải . 68
    3.3. Đánh giá tình hình quản lý nước thải 69
    3.3.1. Tình hình quản lý nước thải tại Công ty TNHH MTV 35 69
    3.3.2. Hiện trạng công tác quản lý nước thải tại Tổng Công ty Đông Bắc 77
    3.4. Định hướng nâng cao công tác quản lý nước thải 82
    3.3.1. Những vấn đề thiêu sót, bất cập hiện tại của công tác quản lý nước thải tại các
    mỏ than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc . 83
    3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải tại các
    mỏ than 84
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 86 vii
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BOD : Biochemical Oxygen Demand ( Nhu cầu oxy sinh hoá)
    BOD 5 : 5- day Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy
    sinh hoá 5 ngày)
    COD : Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hoá học)
    ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
    Công ty TNHH MTV : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    MPN/100ml : Mật độ khuẩn lạc trong 100ml
    ng.đ : Ngày đêm
    PT : Phân tích
    PTN : Phòng thí nghiệm
    QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
    SMEWW : Phương pháp chuẩn để kiểm tra nước và nước thải,
    Xuất bản lần thứ 19, 1995 APHA, AWWA, WEF, USA
    (Standard method for examination of water and waste
    water, 19
    th
    Editoin 1995, APHA, AWWA, WEF, USA)
    TSS : Total suspended solids (Tổng chất rắn lơ lửng)
    TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    XLNT : Xử lý nước thải
    XN : Xí nghiệp
     
Đang tải...