Tiến Sĩ Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi việc khai th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên là một trong những nhân tố để
    thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Nước ta là một
    trong những nước có trữ lượng tài nguyên khoáng sản vào loại lớn và đa
    dạng. Tuy nhiên lượng khoáng sản này lại nằm rải rác trong các khu vực với
    trữ lượng nhỏ nên không kinh tế trong việc khai thác. Đồng thời, việc khai
    thác khoáng sản đã và đang để lại những hệ lụy về môi trường, một phần lý
    do là do quy mô khai thác nhỏ khiến cho việc đầu tư công nghệ không lớn,
    dẫn đến hiệu suất khai thác thấp mà môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện
    có 113 mỏ khoáng sản gồm kim loại, than, vật liệu xây dựng đã được cấp
    phép khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo Sở Tài nguyên - Môi
    trường, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt Luật Khoáng sản, vẫn có
    những “điểm nóng” để xảy ra thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
    Theo số mỏ và điểm quặng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện
    177 điểm quặng và mỏ khoáng sản rắn và một mỏ nước khoáng. Tính đến
    31/12/2005 tổng số mỏ đưa vào khai thác (kể cả khai thác tận thu và khai thác
    cát sỏi) là 45 mỏ. Tình hình khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trong
    những năm qua cho thấy, số lượng mỏ khoáng sản và sản lượng được đưa vào
    khai thác ngày càng tăng. Số lượng doanh nghiệp, đơn vị tham gia khai thác,
    chế biến khoáng sản cũng gia tăng nhanh chóng. [10]
    Hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp đã đóng góp vào nguồn thu
    ngân sách của tỉnh tăng trưởng liên tục qua từng năm. Tuy nhiên đây cũng là
    một trong những ngành chiếm dụng diện tích đất sử dụng lớn. Ô nhiễm đất
    không những làm giảm khả năng sản xuất của đất mà còn lấy đất làm điểm
    xuất phát để ảnh hưởng tới thực vật, động vật và con người. Một số nguyên tố
    vi lượng và siêu vi lượng có tính độc hại tích luỹ trong nông sản phẩm, từ đó 2
    gây tác hại nghiêm trọng đối với động, thực vật và con người. Ngoài ra môi
    trường nước và môi trường không khí cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
    Những tác động của việc khai thác và chế biến khoáng sản đến môi
    trường là vấn đề đáng được quan tâm và cần có những giải pháp khắc phục vì
    thế tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi
    trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi việc khai thác Mỏ
    sắt Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá được tình hình khai thác và tuyển quặng của Mỏ sắt Trại Cau
    và những tác động xấu tới môi trường khu vực Mỏ. Từ đó đánh giá sự ảnh
    hưởng của quá trình hoạt động đến cộng đồng dân cư khu vực Mỏ sắt Trại
    Cau và đưa ra các giải pháp nhăm xử lý hiệu quả hơn vấn đề ô nhiễm môi
    trường.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá tình hình khai thác Mỏ sắt Trại Cau tại thị trấn Trại Cau –
    huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
    - Đánh giá hiện trạng môi trường nước, môi trường đất, môi trường
    không khí tại khu vực bị ảnh hưởng do quá trình khai thác khoáng sản tại Trại
    Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
    - Đánh giá sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh và
    công nhân làm việc tại mỏ sắt.
    - Đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
    - Tạo cho sinh viên có cơ hội vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện
    khả năng tổng hợp phân tích số liệu.
    - Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm
    sau khi ra trường. 3
    * Ý nghĩa trong thực tiễn:
    - Phòng TN & MT huyện Đồng Hỷ thực hiện công tác quản lí và BVMT
    hiệu quả hơn.
    - Ban lãnh đạo Mỏ sắt Trại Cau thấy được hiện trạng môi trường để từ
    đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị trong khai thác và xử lí
    môi trường nước, đẩy mạnh công tác BVMT.


    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của luận văn . 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Ý nghĩa của luận văn . 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở pháp lý . 4
    1.2. Cơ sở khoa học . 5
    1.2.1 . Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường . 5
    1.3. Cơ sở thực tiễn 6
    13.1. Tổng quan tài liệu trên thế giới về tình hình đầu tư khai thác kim
    loại 6
    1.3.2. Tổng quan tài liệu về thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam . 10
    Chương 2: NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
    2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 29
    2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
    2.2. Nội dung nghiên cứu 29
    2.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tại khu vực Mỏ Sắt - Trại Cau 29
    2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh
    hưởng của việc khai thác khoáng sản Trại Cau . 29
    2.2.3. Ý kiến người dân và công nhân mỏ về ảnh hưởng của hoạt động khai
    thác sắt đến sức khỏe và môi trường . 29
    Comment [A1]:
    Comment [NTL2]: iv
    2.2.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí tại khu vực bị
    ảnh hưởng 30
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.3.1. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp . 30
    2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 30
    2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu 31
    2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu . 31
    2.3.5. Phương pháp đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam 34
    2.3.6. Phương pháp so sánh 34
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của mỏ sắt Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái
    Nguyên 36
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 36
    3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 44
    3.2. Đánh giá tác động môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng
    của việc khai thác khoáng sản Trại Cau. . 47
    3.2.1. Khái quát về mỏ sắt Trại Cau 47
    3.2.2. Hiện trạng môi trường khu vực mỏ sắt Trại cau 56
    3.3. Ý kiến người dân và công nhân mỏ về ảnh hưởng của hoạt động khai thác sắt
    đến sức khỏe và môi trường 63
    3.3.1. Ý kiến người dân xung quanh Mỏ . 63
    3.3.2. Ý kiến của công nhân viên Mỏ 64
    3.4. Đề suất giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình
    khai thác. 65
    3.4.1. Giải pháp quản lý 65
    3.4.2. Giải pháp Công nghệ . 65
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
    1.Kết luận 74
    2. Kiến nghị . 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
    v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    Kí hiệu viết tắt Tên kí hiệu
    BOD (Biochemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy sinh học
    COD (Chemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy hóa học
    DO (Dissolve oxygen) : Oxy hòa tan
    HTX : Hợp tác xã
    LN : Lớn nhất
    MPN (Most Probable Number) : Số vi khuẩn có thể lớn nhất
    NN : Nhỏ nhất
    QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
    TSS (Total Suspended Solid) : Tổng chất rắn lơ lửng
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    UBND : Ủy ban nhân dân
    XHCNVN Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    KT-KT Kinh tế - Kỹ thuật
    TCCP Tiêu chuẩn cho phép
     
Đang tải...