Thạc Sĩ Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MS: LVDL-DLH018

    SỐ TRANG: 152

    NGÀNH: Địa lý

    CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học

    NĂM: 2009

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động
    mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Vai trò to lớn
    của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế làm
    cho việc Phát triển kinh tế - Xã hội của các quốc gia chủ yếu dựa trên nền tảng
    tri thức của con người, khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên
    thiên nhiên.
    Nước ta có dân số đông, lực lượng Lao động dồi dào. Gần đây, tốc độ
    tăng Lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu Lao động/năm. Lực lượng Lao động
    đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
    quả sản xuất.
    Nhận thức được xu hướng Phát triển nền kinh tế - Xã hội thế giới và dựa
    vào tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
    Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy
    nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự Phát triển nhanh và bền vững”,
    trong đó “Nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá
    trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta”. Đó cũng là ý kiến của nhiều
    chuyên gia kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt
    Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều
    vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan
    trọng nhất đối với nguồn nhân lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng
    trưởng và Phát triển công nghiệp cũng như Phát triển kinh tế -xã hội của Việt
    Nam.
    Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nền
    kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm
    qua, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt từ 12% - 13%/năm. Năm 2005
    GDP/người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu
    khí, 2000 USD không kể dầu khí). Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là
    12,86%. Công nghiệp tăng nhanh cả tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất. Để
    đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng
    Lao động trong ngành công nghiệp. Vì thế việc sử dụng hợp lý lực lượng lao
    động này hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
    tỉnh.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài:
    “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng Lao động trong ngành công
    nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ.

    2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài

    2.1. Mục tiêu của đề tài

    Mục tiêu cơ bản của đề tài là đúc kết cơ sở lý luận về lực lượng lao
    động và sử dụng lực lượng lao động. Trên cở sở đó phân tích hiện trạng sử
    dụng lực lượng Lao động trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu và
    đề ra định hướng cho việc nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực
    lượng Lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát
    triển bền vững.

    2.2. Nhiệm vụ của đề tài

    - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận về lực lượng Lao động
    và sử dụng lực lượng lao động.
    - Khái quát tình hình Phát triển công nghiệp của tỉnh, chủ yếu là thời
    kỳ đổi mới.
    - Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng và
    việc sử dụng lực lượng Lao động công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu dưới
    góc độ Địa lý kinh tế -xã hội.
    - Tìm hiểu thực trạng lực lượng Lao động trong ngành công nghiệp ở
    khía cạnh qui mô, cơ cấu và phân bố.
    - Nghiên cứu tình hình sử dụng lực lượng Lao động trong ngành công
    nghiệp trên địa bàn.
    - Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
    sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp cho địa
    phương.

    2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

     Nội dung nghiên cứu
    - Làm rõ một số khái niệm có liên quan: lực lượng lao động, cơ cấu
    lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thị trường lao động.
    - Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp,
    các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp. Những vấn đề
    này sẽ được cụ thể trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu.
    - Qui mô, cơ cấu, phân bố lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao
    động công nghiệp ở địa phương.
    - Tổng quan dự báo về lực lượng Lao động và sử dụng lực lượng lao
    động công nghiệp. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực
    lượng lao động, thực hiện phân công Lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung
    toàn ngành công nghiệp là chủ yếu. Sau đó đi sâu phân tích lực lượng lao
    động và sử dụng lực lượng Lao động của các phân ngành công nghiệp. Do sự
    khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển, nên đề tài không đề cập đến việc
    sử dụng lực lượng Lao động thuộc lĩnh vực “Làng nghề”.
     Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị Hành chính hiện
    nay và lãnh thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.
     Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.

    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình
    nghiên cứu về lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm
    Nghiên cứu Lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư
    Lao động của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với
    một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia,
    v.v
    Vấn đề Lao động và sử dụng lực lượng Lao động đã được đề cập đến
    trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu,
    GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,
    GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức
    Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về
    nguồn Lao động và sử dụng Lao động: “Sử dụng nguồn Lao động và giải quyết
    việc làm ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân
    cư, nguồn Lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên
    hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn lao động và sử
    dụng Lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương
    Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp, cho đến
    nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lực lượng Lao động công nghiệp ở
    tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dưới góc độ Địa lý kinh tế - xã hội.
    Chính vì thế đề tài “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao
    động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” sẽ là một đóng góp
    nhỏ, mới mẻ trong kho tàng khoa học khổng lồ. Và những đề tài nghiên cứu
    của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tôi thực hiện
    đề tài này.


    4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    4.1. Hệ quan điểm

    4.1.1. Quan điểm hệ thống

    Các đối tượng hiện tượng Địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau
    trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động
    làm nó thay đổi, Phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành
    phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi.
    Lực lượng Lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã
    hội, sự Phát triển về số lượng, chất lượng Lao động cũng như việc sử dụng lao
    động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu
    kinh tế và một thể chế Xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực
    lượng Lao động và vấn đề sử dụng lực lượng Lao động trong công nghiệp ở
    tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật
    hiện tượng thông suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới
    chính xác.

    4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Lực lượng Lao động của một vùng có Quan hệ mật thiết với các yếu tố
    tự nhiên và kinh tế - Xã hội của vùng và các vùng lân cận, các yếu tố có thể
    thúc đẩy hoặc ức chế sự Phát triển của lực lượng Lao động của vùng đó và
    ngược lại.
    Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về lực lượng Lao động và sử dụng
    lực lượng Lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thể
    tách rời vấn đề sử dụng lực lượng Lao động của các vùng lân cận và cả nước.

    4.1.3. Quan điểm Lịch sử viễn cảnh

    Lực lượng Lao động và sử dụng lực lượng Lao động trong công nghiệp
    không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi Phát triển theo
    thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng lực
    lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch Phát triển sử dụng lao
    động trong tương lai của tỉnh chúng ta cần phải quán triệt quan điểm Lịch sử
    và viễn cảnh.

    4.1.4. Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững

    Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh
    thái và Phát triển bền vững, Phát triển kinh tế tạo việc làm cho người Lao động
    phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống
    gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa Phát triển kinh tế với tiến bộ và
    công bằng Xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

    4.2. Phương pháp nghiên cứu

    4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

    Đề tài khai thác thông tin, số liệu từ nguồn của tỉnh: Cục thống kê, Sở
    Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Sở Công nghiệp, Sở
    Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng
    công nghiệp, v.v Ngoài ra chúng tôi còn đối chiếu, tham khảo các nguồn
    khác như Tổng cục Thống kê, các tài liệu từ thư viện Quốc gia, thư viện
    Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp
    xếp, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra
    những kết luận cần thiết cho luận văn.

    4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

    Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Các loại bản đồ
    được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng, kết cấu của lực lượng
    lao động, sử dụng lực lượng Lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh
    cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất.

    4.2.3. Phương pháp thực địa

    Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn
    đề Địa lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử
    dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài
    liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng
    Lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh.

    4.2.4. Phương pháp dự báo

    Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm
    xác định trạng thái trong tương lai của vấn đề. Dựa vào số liệu về lực lượng
    lao động, tình hình sử dụng lực lượng Lao động trong quá khứ và hiện nay của
    tỉnh, chúng tôi tiến hành dự báo về lực lượng Lao động và sử dụng lực lượng
    Lao động công nghiệp trong tương lai của tỉnh nhằm hiểu rõ vấn đề và đề ra
    những biện pháp giải quyết cho hợp lý.

    4.2.5. Phương pháp GIS

    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi ứng dụng phần mềm thông
    tin Địa lý (GIS) nhằm tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ. Nhờ đó quá trình
    nghiên cứu đề tài mang tính định lượng hơn.
    Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên
    cứu của luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng.

    5. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương chính:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động trong ngành công nghiệp
    Chương 2: Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
    Chương 3: Định hướng sử dụng Lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
     
Đang tải...