Luận Văn Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tại quần thể di tích chùa Dâu – Thành Cổ Luy lâu – Chùa

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 3
    5. Kết cấu khoá luận: 4

    CHƯƠNG 1.QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA DÂU - THÀNH CỔ LUY LÂU - CHÙA BÚT THÁP.
    Khái quát về chùa Dâu 6
    1.1.1 Tên gọi của chùa 6
    1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Dâu 6
    1.1.3 Hiện trạng, quy mô kiến trúc của chùa 8
    1.1.4 Những giá trị cơ bản của chùa 11
    1.2 Khái quát về thành cổ Luy Lâu 13
    1.2.1. Lịch sử hình thành tồn tại và phát triển của thành cổ 13
    1.2.2. Hiện trạng quy mô kiến trúc của thành cổ 14
    1.2.3 Những giá trị cơ bản của thành cổ 17
    1.3 Khái quát về chùa Bút Tháp 21
    1.3.1 Tên gọi của chùa 21
    1.3.2 Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của chùa 21
    1.3.3 Hiện trạng quy mô kiến trúc của chùa 22
    1.3.4 Những giá trị cơ bản của chùa 27
    1.4. Tiểu kết chương 1. 29
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA DÂU - THÀNH CỔ LUY LÂU - CHÙA BÚT THÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    2.1 Thực trạng khai thác giá trị của quần thể di tích Chùa Dâu - thành cổ Luy Lâu - Chùa Bút Tháp để phát triển du lịch. 30
    2.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 30
    2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực 34
    2.1.3 Thực trạng công tác quản lý du lịch hiện nay 35
    2.1.4 Thực trạng huy động các giá trị phục vụ và phát triển du lịch 36
    2.1.5 Thực trạng nguồn khách 37
    2.1.6 Thực trạng doanh thu du lịch 38
    2.2 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi khai thác du lịch tai quần thể di tích. 39
    2.2.1 Những thuận lợi 39
    2.2.2 Những khó khăn 42
    2.3 Tiểu kết chương 2. 45

    CHƯƠNG 3
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CỤM DI TÍCH CHÙA DÂU - THÀNH CỔ LUY LÂU CHÙA BÚT THÁP
    3.1. Vai trò của quần thể di tích. 46
    3.2. Định hướng phát triển du lịch tại cụm di tích Chùa Dâu - Thành Cổ Luy
    Lâu - Chùa Bút Tháp. 46
    3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh việc phát triển du lịch tại khu di tích Chùa
    Dâu - thành cổ Luy Lâu - Chùa Bút Tháp. 47
    3.3.1. Công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư 47
    3.3.2. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục
    vụ du lịch. 49
    3.3.3. Tăng cường hệ thống các dịch vụ bổ sung 52
    3.3.4. Đẩy mạnh hiệu quả của công tác tổ chức quản lý. 52
    3.3.5. Tập trung đào tạo và củng cố nguồn nhân lực, nâng cao dân trí. 55
    3.3.6. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền du lịch. 58
    3.4. Xây dựng các chương trình cụ thể. 60
    3.4.1. Chương trình du lịch nội tỉnh (Đối tượng khách chủ yếu là các tổ chức xã hội, học sinh, sinh viên, các tăng ni phật tử và các nhà nghiên cứu). 60
    3.4.2. Chương trình du lịch liên tỉnh (Kết nối với các địa bàn phụ cận). 61
    3.5. Một số khuyến nghị. 61
    3.6. Kết luận chương 3. 63
    KẾT LUẬN 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65
    PHỤ LỤC : 66


    MỞ ĐẦU
    2. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay phát triển du lịch đang là xu thế chung của các nước trên thế giới, nhất là đôí với những nước giàu tài nguyên du lịch. Du lịch phát triển, con người không những được đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí, thăm quan, nghỉ dưỡng Mà còn có cơ hội giao lưu, tự khẳng định mình, mở rộng vốn hiểu biết về con người về những nền văn hoá trên thế giới.
    Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú. Có những tài nguyên đã và đang được khai thác phát triển du lịch nhưng cũng có những tài nguyên đang ở dạng tiềm ẩn cần được khám phá và đưa vào sử dụng.Tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam đang là yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng chính là thế mạnh để du lịch Việt Nam phát triển hiệu quả trên nền tảng của một quốc gia giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm, có một nền văn hoá phong phú đậm đà truyền thống dân tộc.
    Đến với Bắc Ninh là đến với mảnh đất có truyền thống khoa bảng, truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử quật cường chống giặc ngoại xâm , nơi sản sinh ra nhiều vị danh nhân anh hùng dân tộc nổi tiếng. Vì vậy, đến nay Bắc Ninh vẫn lưu giữ nhiều di sản văn hoá phong phú, đặc sắc có giá trị như những công trình kiến trúc nghệ thuật, những di tích ịch sử văn hoá lễ hội truyền thống, những làng nghề thủ công đặc sắc những làn điệu dân ca quan họ thấm đậm chất duyên quê . Tất cả những di sản đó đã tạo cho Bắc Ninh một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hoá, một xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và là định hướng phát triển du lịch hiện tại và tương lai ở nước ta.
    Bên kia sông Đuống,trên đất Thuận Thành - trung tâm của thủ phủ Thuận An xưa, uy nghiêm với lăng mộ Kinh Dương Vương, những đền đình thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ ở á Lữ và nhiều làng trong vùng, là những đài tưởng niệm trên mặt đất và trong lòng người về cội nguồn dân tộc.Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương với một khu di tích còn lại của những dinh thự, đền đài, lăng mộ, chùa tháp, phố chợ, bến bãi, là hình bóng của thủ phủ Luy Lâu - trung tâm chính trị, quân sự của quận Giao Chỉ, Thuận Thành cũng là quê hương của những ngôi chùa: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, là những điểm đến hấp dẫn để cho huyện phát triển du lịch nhân văn. Nổi bật trong số những tài nguyên đó thì cụm di tích Chùa Dâu – Thành Cổ Luy Lâu - Chùa Bút Tháp là quần thể di tích rất có giá trị trong việc phát triển du lịch.Nhưng hiện nay, khu di tích này vẫn chưa thực sự được khai thác hiệu quả cho mục đích du lịch. Người ta vẫn chưa biết nhiều và hiểu nhiều về những giá trị tiềm tàng trong nó bởi nhiều nguyên nhân.
    Chính vì lẽ đó mà em đã có ý tưởng lựa chọn đề tài: hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tại quần thể di tích chùa Dâu – Thành Cổ Luy lâu – Chùa Bút Tháp để em có dịp được tìm hiểu sâu hơn về cụm di tích này.Hơn nữa,qua bài khoá luận này em cũng rất muốn góp một phần nhỏ nào đó vào việc giới thiệu cho độc giả để họ biết đến nhiều hơn về cụm di tích này,để nó thật sự trở thành một diểm hấp dẫn du lịch có ý nghĩa đối với Thuận Thành nói riêng và Bắc Ninh nói chung.

    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
    - Mục đích: nghiên cứu quần thể di tích Chùa Dâu- Thành cổ Luy Lâu – chùa Bút Tháp – Bắc Ninh nhằm làm khơi dậy tiếng vang của khu di tích, làm rõ những giá trị nổi bật của quần thể di tích từ đó mà đánh giá kết qủa khai thác trong hoạt động du lịch, đề xuất những định hướng và giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc khai tác du lịch góp phần tạo việc làm , nâng cao đời sống người dân địa phương, phát huy giá trị khu di tích góp phần đưa ngành du lịch Bắc Ninh phát triển.
    - Nhiệm vụ: để đạt đựơc mục đích trên, khoá luận phải thực hiện được những nhiệm vụ sau:
    + Khái quát được giá trị về tên gọi, giá trị lịch sử, kiến trúc và thực trạng của quần thể di tích Chùa Dâu – Thành Cổ Luy Lâu – Chùa Bút Tháp. Từ đấy thấy được tiềm năng du lịch của nó.
    + Tìm hiểu, đánh giá độ hấp dẫn và đánh giá thực trạng khai thác, phts triên dịch vụ du lịch tại quần thể di tích Chùa Dâu – Thành Cổ Luy Lâu – Chùa Bút Tháp hiện nay. Rút ra các nhận xét về những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của hoạt động du lịch tại đây.
    + Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để đẩy mạnh việc khai tác, phục vụ du lịch tại quần thể di tích Chùa Dâu – Thành Cổ Luy Lâu – Chùa Bút Tháp.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    - Về mặt khoa học: đề tài góp phần đem lại một cái nhìn khá đầy đủ về khu di tích Chàu Dâu – Thành Cổ Luy Lâu – Chua Bút Tháp từ quá khứ, đến hiện tại, khẳng định những giá trị phục vụ cho phát triển du lịch.
    - Về mặt thực tiễn: những kết quả của việc điều tra nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch và các giải pháp đưa ra có thể được áp dụng một phương diện nao đó, nhằm thu hút những lượng khách, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế văn hoá địa phương.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
    - Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
    Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là quần thể di tích chùa Dâu – Thành cổ Luy Lâu – chùa Bút Tháp. Để đánh giá vai trò của quần thể di tích trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh. Người viết đã mở rộng tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
    - Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
    Để hoàn thành khoá luận này, người viết đã sử dụng tổng hợp các quan điểm và phương pháp nghiên cứu như sau:
    + Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác– Lê nin.
    + Quan điểm phát triển du lịch bền vững.
    + Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: đây là phương pháp quan trọng của đề tài. Đi tìm hiểu thực địa sẽ đem lại tính sát thực, khách quan. Người viết có thể tận mắt thấy và cảm nhận được những giá trị độc đáo của quần thể di tích, thấy được thực trạng, tiềm năng và thực tế khai thác phát triển du lịch của khu di tích, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch tại đây.
    + Phương pháp thu thập và sử lý số liệu, tài liệu : Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trìng nghiên cứu khoá luận . Trên cơ sở những tài liệu như sách báo, tạp chí, bảng báo cáo, mạng internet Sau đó tiến hành phân tích, sử lý, chọn lọc dữ liệu vào bài viết một cách phù hợp nhất làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
    + Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê: Phương pháp này có tác dụng hệ thống hoá các giá trị của di tích, cung cấp cái nhìn khái quát về khi di tích trên các phưong diện: kiến trúc, lịch sử, quy mô, hiện trạng.

    5. Kết cấu khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khoá luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Quần thể di tích Chùa Dâu – Thành Cổ Luy Lâu – Chùa Bút Tháp.
    Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị quần thể di tích chùa Dâu – Thành cổ Luy Lâu – Chùa Bút Tháp để phát triển du lịch.
    Chương 3: Định hướng và giả pháp phát triển du lịch tại cụm di tích Chùa Dâu – Thành Cổ Luy Lâu – Chùa Bút Tháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...