Luận Văn Hiện trạng trượt lở bờ sông Sài Gòn phương hướng ngăn ngừa khắc phục

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt: Trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện tượng
    trượt lở bờ sông liên tục xảy ra, trong đó tập trung nhiều hơn ở đoạn sông Sài Gòn từ Hiệp
    Bình Phước đến Nhà Bè, gây ra nhiều tai họa về người và thiệt hại nhiều của cải lớn. Bài viết
    giới thiệu hiện trạng, phân tích điều kiện, nguyên nhân gây trượt, trên cơ sở đó đề xuất
    phương hướng khắc phục.
    Từ khóa: sạt lở (hiện trạng, điều kiện và nguyên nhân), sông Sài Gòn.
    1. HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ BỜ SÔNG
    “Dòng sông bên lở bên bồi” là quy luật tự nhiên của một dòng chảy. Quy luật tự nhiên đó
    bị chi phối bởi tác động của con người. Trong những năm gần đây, nhiều đoạn sông liên tục bị
    trượt lở nghiêm trọng làm thiệt hại nặng nề cả tính mạng và tài sản của Nhà nước cũng như
    của nhân dân, có nguy cơ gây mất ổn định khu dân cư và các công trình, cơ sở hạ tầng ven
    sông. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy hiện trạng trượt lở bờ sông Sài Gòn như sau:
    1.1. Đoạn sông từ Cầu Bình Phước đến Cầu Sài Gòn
    Đoạn sông từ Cầu Bình Phước đến Cầu Sài Gòn với chiều dài khoảng 22km, có nhiều
    khúc uốn, lòng sông khá hẹp với chiều rộng thay đổi từ 220-320m. Kết quả khảo sát cho thấy
    đoạn sông này có gần 4km đường bờ bị trượt lở với mức độ khác nhau nằm trên địa bàn các
    quận Thủ Đức, quận 2, quận 12 và khu vực bán đảo Thanh Đa - Bình Thạnh. Tổng hợp các vụ
    trượt lở trong những năm qua cho thấy hầu hết những đoạn sông bị trượt lở đều nằm trên các
    khúc sông cong điển hình như:
    - Cách cầu Bình Phước 1.5km về phía thượng lưu, một dãy thuộc “Nhà Vọng Nguyệt” của
    nhà hàng Thanh Cảnh dài 250m đã bị sụp xuống sông và vào sâu trong đất liền hơn 15m
    (Tháng 11/2000). Hiện nay, đoạn đường bờ này vẫn có nguy cơ bị trượt lở bất cứ lúc nào.
    - Đoạn đường bờ tại địa chỉ 58A và 277A, tổ 3, khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, quận
    Thủ Đức bị trượt lở một đoạn có chiều dài khoảng 100m và sâu vào trong bờ khoảng 15m
    (31/05/2001), thiệt hại về tài sản của chủ cơ sở vôi Tấn Phát (277A) ước tính khoảng 200 triệu
    đồng. Hiện nay, trên bờ còn một vết nứt dài khoảng 20m và khá rộng đang uy hiếp đoạn
    đường bờ này.
    - Đoạn đường bờ ngay sát cầu Bình Phước thuộc ấp Bình Phước 1, ngay khu vực nhà máy
    đay Indira Gandhi là đoạn bờ lõm của khúc sông cong dài khoảng 250m đang bị trượt lở với
    tốc độ trung bình khoảng 2.2m/năm.
    - Đoạn đường bờ thuộc ấp Bình Phước 3, ngay tại hai ngã ba sông Sài Gòn - rạch Cầu
    Cống và sông Sài Gòn - rạch Cầu Bần với chiều dài tổng cộng khoảng 200m bị trượt lở với tốc
    độ trung bình là 0.8 m/năm.
    - Đoạn đường bờ ở khu vực nhà thờ Fatima, cách cầu Bình Lợi 350m về phía thượng lưu,
    có chiều dài khoảng hơn 300m đã bị trượt lở cách đây 7 năm và một bờ kè được xây dựng để
    Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 24
    bảo vệ đoạn bờ này. Nhưng hiện nay đoạn bờ này đã được xây dựng công trình bảo vệ bờ khá
    kiên cố với vốn đấu tư hàng trăm triệu đồng.
    - Đoạn đường bờ cách chân cầu Bình Triệu khoảng 80m về phía thượng lưu có chiều dài
    khoảng 50m cũng đang bị trượt lở với tốc độ trung bình là 0.7m/năm.
    - Đoạn bờ tại khu vực bán đảo Thanh Đa thuộc phường 27, 28 - quận Bình Thạnh có chiều
    dài tổng cộng khoảng 1km trong những năm gần đây bị trượt lở nghiêm trọng. Đây là khu vực
    rất đông dân cư nên nhà cửa và hàng quán mọc san sát nhau. Có thể điểm qua một số vụ trượt
    lở đáng chú ý như sau:
    + Tháng 7/1989, một căn nhà hai tầng thuộc họ đạo Lasan Mai Thôn bị sụp xuống sông
    làm 05 người chết và 01 người bị thương nặng, gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản của nhân dân.
    + Ngày 30/07/1996, trượt lở đã xảy ra tại ấp Bình Quới 2 làm sập 01 căn nhà và 01 phân
    xưởng sản xuất của xí nghiệp Liên Thành phải di dời.
    + Trong các năm 1999 và 2000 liên tiếp 04 trượt lở đã xảy ra tại khu vực phân xưởng PS
    của Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn có diện tích khoảng 300m2, tại khu vực nhà hàng Mũi Tàu có
    diện tích khoảng 200m2, tại khu vực hợp tác xã Tiền Phong thuộc địa bàn phường 28 - quận
    Bình Thạnh với diện tích khoảng 300m2, tại khu vực khách sạn sông Sài Gòn một hồ bơi với
    diện tích 180m2 đã bị sụp hoàn toàn xuống sông.
    + Ngày 20/06/2001, trượt lở đã xảy ra tại Hội Quán APT, trung tâm cai nghiện ma túy
    thành phố số 1049 và 1051 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 28, quận Bình Thạnh làm cuốn trôi
    toàn bộ 02 dãy nhà xây vật liệu nhẹ và một phần nhà diện tích khoảng 200m2.
    + Ngày 05/07/2001, trượt lở đã xảy ra tại quán Hoàng Ty 1 số 691B/9 Xô Viết Nghệ Tĩnh,
    phường 27, quận Bình Thạnh đã cuốn trôi toàn bộ dãy nhà diện tích khoảng hơn 800m2, cuớp
    đi sinh mạng của 02 người, gây thiệt hại nặng về tài sản.
    + Ngày 05/4/2002, trượt lở đã xảy ra tại chân cầu kinh, địa chỉ số 4/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh,
    phường 27, quận Bình Thạnh với chiều dài khoảng 5m và từ bờ sông vào 3m, đã sập 01 căn hộ
    và 03 căn hộ khác bị nghiêng tường, nứt vách.
    + Ngày 29/6/2002, trượt lở đã xảy ra tại địa chỉ số 559/11 Xô Viết Nghệ Tĩnh (Tầm Vu),
    phường 26, quận Bình Thạnh có chiều dài khoảng 25m, từ bờ sông vào 3m, có nguy cơ ảnh
    hưởng dãy nhà 02 tầng có 08 phòng của kho tang vật Công an quận Bình Thạnh.
    + Ngày 08/7/2002, trượt lở đã xảy ra tại địa chỉ số 02 Xô Viết Nghệ Tĩnh (Ung Văn
    Khiêm), phường 25, quận Bình Thạnh có chiều dài khoảng 50m, từ bờ sông vào 12.5m, làm đỗ
    bãi than khoảng 5000 tấn của Công ty Than miền Nam và sập 02 căn nhà gác gỗ ước tính thiệt
    hại trên 1 tỷ đồng.
    + Ngày 14/07/2004, trượt lở đã xảy ra tại chân cầu kinh, địa chỉ số 1002A Xô Viết Nghệ
    Tĩnh phường 27, quận Bình Thạnh có chiều dài khoảng 20m, từ bờ sông vào 5m, quán cháo vịt
    Bích Liên bị sụp đổ hoàn toàn xuống sông, kéo theo một căn nhà sâu vào bên trong đang bị lún
    và nứt tường.
    + Ngày 26/05/2003 đến 24/07/2003, các đợt trượt lở liên tiếp xảy ra tại khu biệt thự Lý
    Hoàng số 762B Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh và lân cận đã cuốn đi gần 1000m2
    và sụp xuống sông 04 căn nhà.
    + Ngày 26/5/2004, trượt lở tiếp tục xảy ra tại khu vực cạnh sân Tennis Lý Hoàng làm sụp
    xuống sông khối đất có chiều dài gần 40m và sâu vào trong bờ khoảng 10m.
    - Đoạn đường bờ có chiều dài khoảng hơn 120m ngay tại ngã ba sông Sài Gòn - sông Thủ
    Đức thuộc phường Hiệp Bình Phước cũng bị trượt lở với tốc độ trung bình khoảng 1.2m/năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...