Thạc Sĩ Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁCTỪ VIẾT TẮT vii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2.Nội dung nghiên cứu . 2
    3. Mục tiêu đề tài: . 3
    3.1-Mục tiêu lâu dài: 3
    3.2-Mục tiêu cụ thể: . 3
    Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby,
    1851): . 4
    1.1.1.Hệ thống phân loại: . 4
    1.1.3.Đặc điểm phân bố: . 5
    1.1.3.1-Phân bố theo địa lý . 5
    1.1.3.2 -Phân bố theo sinh thái 5
    1.1.4. Tập tính sống . 6
    1.1.5. Tính ăn và thức ăn của nghêu: . 7
    1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và chỉ số độ no của ngh êu: . 8
    1.1.6.1-Đặc điểm sinh trưởng . 8
    1.1.6.2. Chỉ số no của Ngh êu 9
    1.1.7. Đặc điểm sinh sản của n ghêu: . 10
    1.1.7.1-Sự phát triển tuyến sinh dục: 10
    1.1.7.2 -Mùa vụ sinh sản: . 10
    1.1.8. Khả năng thích ứng với môi trường 11
    1.1.8.1-Khả năng thích ứng với nhiệt độ. 11
    1.1.8.2 -Khả năng thích ứng với độ mặn. 11
    1.1.8.3 -Khả năng chịu đựng ô nhiễm: . 12
    1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu giống: . 12
    1.1.9.1. Các yếu tố môi trường: . 13
    1.1.9.2. Chất đáy: 13
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 14
    1.2.1.Trên thế giới. 14
    1.3. CÁC VẤN ĐỀ NGOẠI CẢNH TÁC ĐỘNG: . 17
    1.3.1-Môi trường: 17
    1.3.2-Ảnh hưởng của rừng ngập mặn: . 18
    1.3.3-Tác động của biến đổi khí hậu: 18
    1.3.4-Tác động của con người: 19
    1.4. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGAO TỈNH THÁI BÌNH 20
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    . 21
    2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NGHIÊN CỨU:
    . 21
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 22
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
    iv
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
    3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 23
    3.1.1. Vị trí địa lý huyện Thái Thụy -Thái Bình . 23
    3.1.2. Đặc điểm địa h ình vùng bãi triều 24
    3.1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn và 1 số yếu tố môi trường . 25
    3.1.3.1. Các đặc trưng về khí hậu 25
    3.1.3.2. Đ ặc điểm về thuỷ văn, thuỷ triều 26
    3.1.3.3. Một số yếu tố về môi trường của khu vực 26
    3.1.3.4. Thu ỷ sinh vật 28
    3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG: . 29
    3.2.1.Tình hình nhân khẩu: 29
    3.2.2. Tình hình lao động: . 30
    3.3. HI ỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI NGH ÊU CỦA HUYỆN THÁI THỤY 32
    3.3.1. Kết quả nuôi ngao trong 6 năm (2005 –2010) 32
    3.3.2. Thực trạng về kỹ thuật 35
    3.3.2.1-Diện tích vây nuôi: . 35
    3.3.2.2-Chuẩn bị bãi nuôi . 35
    3.3.2.3-Mùa vụ thả giống: . 36
    3.3.2.4-Chăm sóc và quản lý môitrư ờng . 37
    3.3.2.6 -Mùa vụ và kích cỡ thu hoạch nghêu thịt: 38
    3.3.3-Chính sách, thể chế có liên quan: . 40
    3.3.3.1-Văn bản Trung ương: 40
    3.4- TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI NGHÊU 42
    3.4.1. Dự báotình hình th ị tr ường tiêu thụ sản phẩm nghêu nội địa 42
    3.4.3. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (swot): 43
    3.4.3.1. Điểm mạnh (S -Strength) . 43
    3.4.3.2. Cơ hội (O-Opportunity) 43
    3.4.3.3. Điểm yếu (W-Weakness) 44
    3.4.3.4. Đe dọa/thách thức (T- Threat) . 45
    3.5. GIẢI PHÁP: . 46
    a-Xác định vùng nuôi . 46
    b-Thiết kế mặt bằng . 47
    c-Phương án xây dựng công trình h ạ tầng 48
    3. 6 2. Quan tr ắc, cảnh báo môi tr ư ờng, bảo vệ chất l ư ợng môi tr ư ờng n ư ớc: . 51
    3.5.2. Con giống: . 52
    3.5.3. Phát triển nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường và kiểm soát vệ sinh an to àn chất
    lư ợng sản phẩm: 52
    3.5.4. Duy trì, phát triển thêm hệ thống rừng ngập mặn: . 53
    3.5.5. Các giải pháp kỹ thuật khác: . 53
    3.5.6. Giải pháp về đào tạo: . 53
    3.5.7. Giải pháp Tuyên truyền giáo dục: . 54
    3.5.8.Giải pháp xây dựng chính sách, thể chế: 54
    3.5.9.Giải pháp về vốn: . 55
    3.5.10.Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại . 55
    Chương 4 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 56
    4.1-Kết luận: . 56
    4.2-Đề xuất : . 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 58


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong chiến lược phát triển Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, động vật thân
    mềm được xem là đối tượng ưu thế và đầy triển vọng. Với vai trò quan trọng làm
    thực phẩm, góp phần đa dạng đối tượng nuôi, góp phần vào việc làm sạch môi
    trường, ổn định sinh thái, là thành viên không thể thiếu trong nghề nuôi bền
    vững. Do đó, động vật thân mềmđược coi là đối tượng chủ lực cho phát triển
    nuôi biển trong thế kỷ XXI. Theo thống kê của FAO (2006) tổng sản lượng động
    vật thân mềm nuôi tính đến năm 2004 là 13,25 triệu tấn, chiếm 22,3% tổng sản
    lượng thuỷ sản nuôi.
    Ngao dầu (Metetrix metetrix Lime) và Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata)là
    loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ ( Bivalvia), ởnước ta chúng phân bố tự nhiên
    ở khu vực vùng triều cửa sông ven biển các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Gò Công
    Đông (Tiền Giang), Cầu Ngang, Duy ên Hải (Trà Vinh), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh
    Phú (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng); Tiền Hải, Thái Thụy (Thái B ình) T ừ
    năm 1999 trong việc tìm kiếm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện khíhậu của
    miền Bắc, nghêu Bến Tre được người dân đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số
    vùng cửa sông ven biển và đã cho kết quả tốt.
    Nghêu Bến Tre là đối tượng đang được người dân quan tâm bởi giá trị dinh
    dưỡng của nó. Thịtthơm ngon có nhi ều chất dinh dưỡng trong đó Prôtêin chiếm
    15,66%, Lipit chiếm 3,43%, khoáng chiếm 3-13% (Nguyễn Chính và CTV) và
    đang là một trong những mặt hàng hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt
    tháng 10/2008 Hội đồng bảo tồn biển quốc tế vừa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn
    thương hi ệu MSC (Marine Sterwarship Council) cho nghêu Bến Tre trở thành
    đặc sản biển đầu tiên của cả khu vực Đông Nam Á. Sự côngnhận này sẽ giúp con
    nghêu Bến Tre có nhiều cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường trong khu vực và
    trên thế giới (http://www.fistenet.gov.vn ).
    Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có bờ biển dài 27 Km và
    gần 4.000 ha bãi bồi, rừng ngập mặn trải dọc từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông
    Trà Lý. Ven biển thuộc địa phận Thái Thụ y có 3 cửa sông lớn đổ ra: Cửa sông
    hợp lưu của sông Thái Bình và sông Hoá nằm ở phái Bắc bờbiển của huyện; Cửa
    sông Trà Linh đổ ra giữa bờ biển của huyện; Cửa sông Trà Lý đổ ra phía Nam bờ
    2
    biển của huyện. Ba cửa sông này hàng năm đã đưa ra biển một lượngphù sa khá
    lớn, bồi thành các bãi rộng tương đối bằng phẳng, trong đó cấu tạo trầm tích của
    bài bồi chủ yếu là dạng cát, sa, sét . thích hợp cho nuôi nghêuvà nuôi trồng các
    loại thủy sản khác.
    Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tiềm năng để phát triển
    kinh tế thủy sản, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây cùng với
    việc phát triển chung của các ngành kinh tế, nghề nuôi trồng thủy sản đ ã có bước
    phát triển nhanh chóng cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Kết quả phát triển
    nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Huyện và
    góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân các xã ven biển.
    Mặc dù vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thụy tuy có nhiều tiềm năng về
    phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng hiệnnay vẫn còn phần lớn diện tích chưa
    được khai thác có hiệu quả; Đặc biệt là nghề nuôi nghêu –Nghề mà vốn đầu tư về
    cơ sở hạ tầng không nhiều, hiệu quả kinh tế lại cao. Một số năm gần đây, nhân dân
    các xã ven biển của Huyện đã tự phát đầu tư nuôi nghêu. Song, do chưa tổ chức
    quy hoạch, thiếu kỹ thuật chuyên ngành và cơ chế chính sách nên việc nuôi
    nghêu chưa đạt được kết quả.
    Để khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích đất vùng bãi bồi ven biển vấn
    đề đặt ra là phải có những nghiên cứu tổng thể, quy hoạch chi tiết để đưa vào
    nuôi ngao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nguyện vọng của nhân dân các x ã
    ven biển là việc làm cần thiết, phù hợp với chủ trương phát triển nuôi trồng thủy
    sản trong những năm tới; đảm bảo cân bằng sinh thái v à phát triển nghề nuôi
    trồng thủy sản bền vững.
    Xuất phát từ những vấn đề tr ên, việc nghiên cứu: “Hiện trạng, tiềm năng và
    các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển
    huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”trong th ời gian tới là một vấn đề hết sứccần
    thiết và bức xúc.
    2. Nội dung nghiên cứu
    -Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhi ên, kinh tế -xã hội của cộng đồng cư
    dân tại vùng ven biển Thái Thụy.
    - Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý, nuôi trồng và tiềm năng phát triển tại
    vùng bãi triều ven biển Thái Thụy (từ năm 2006 -2010).
    3
    - Đề xuất gi ải pháp quy hoạch, quản lý, nuôi thương phẩm nghêuvùng bãi
    triều ven biển Thái Thụy.
    3. Mục tiêu đề tài:
    3.1-Mục tiêu lâu dài:
    Quy hoạch và phát triển hợp lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrataSowerby,1851,
    nâng cao diện tích, năng suất, sản lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thu nội địa
    đối với mặt hàng nghêu, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi, tạo công
    ăn việc làm và ổn định thu nhập cho cư dân địa phương ven biển huyện Thái Thụy –
    Thái Bình.
    3.2-Mục tiêu cụ thể:
    -Cung cấp được một số luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp cụ thể
    vận dụng vào quá trình quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả, nhằm phát triển
    bền vững nguồn lợi nghêu huyện Thái Thụy.
    -Có đầy đủ thông tin để đề xuấtcác giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền
    vững nguồn lợi nghêu ở vùng cửa sông ven biển huyện Thái Thụy.
    -Tìm ra những khó khăn thực sựkhi phát triển nghề nuôi nghêu tại huyện
    Thái Thụy để đề xuất giải pháp điều chỉnh, củng cố và phát triển bền vững.
    4
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 . M ỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby, 1851):
    1.1.1.Hệ thống phân loại:
    Ngành thân mềm: Mollusca
    Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
    Bộ mang thật: Eulamellibranchia
    Bộ phụ: Schizodonta
    Phân bộ: Heterodonta
    Tổng họ: Veneracea
    Họ Ngao: Veneridae
    Giống Ngao: Meretrix
    Loài Nghêu: Meretrix lyrata Sowerby, 1851
    Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.
    Tên địa ph ương: nghêu Bến Tre, nghêu.
    Loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata Sowerby, 1851 đã được Bộ Thủy sản
    xếp vào danh mục các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
    1.1.2. Hình thái:
    Trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996) đã mô tả hình thái
    ngoài của loài Nghêu Bến Tre như sau: Vỏ thuộc dạng lớn, dày và nặng. Phần
    trước vỏ có gờ sinh trưởng thô hơn phần sau. Mặt nguyệt và mặt thuẫn không rõ,
    da vỏ màu trắng, phía sau lưng có vân màu tím nâu.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Tác An & NguyễnVăn Lục (1994), Nghiên cứu nguồn lợi hải đặc sản
    và các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý các thủy vực ven
    biển tỉnh Trà Vinh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở KHCNMT và Sở Thủy sản
    Trà Vinh, trang 88-101.
    2. Bộ Nông nghiệp và Tổ chức lươngthực và nông nghiệp liên hợp quốc (2009),
    Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong
    điều kiện Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012, 144 tr.
    3. Nguyễn Chính (1996),Một số loài động vật Nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị
    kinh tế ở biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 72 –73.
    4. Nguyễn Chính (2001), Thành phần loài động vật thân mềm tại phòng mẫu Trung
    tâm nghiên cứu thủy sản 3,NXB Nông nghiệp trong: Tuyển tập báo cáo khoa
    học “Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc” (lần 2), trang 47-65.
    5. Nguyễn Văn Cừ (1997), Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
    trường các bãi bồi ven biển cửa sông tỉnh Thái Bình, Hà nội.
    6. Nguyễn Văn Cừ (2006), Bộ sách chuyên khảo “Bãi bồi ven biển của sông Bắc
    Bộ Việt Nam, nhà in Khoa học và Công nghệ.
    7. Nguyễn Đức Dương (2007), Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất bãi
    bồi ven biển huyện Thái Thụy –Tỉnh Thái Bình. Luận văn Cao học: trường Đại
    học Nông nghiệp Hà Nội, 88 tr.
    8. Trương Duy Hải và Trần Quang Phúc (2009), Báo cáotổng kết đề tài Điều tra,
    khảo sát hiện trạng tài nguyên môi trường vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre và đề
    xuất giải pháp bảo vệ môi trường, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre
    –Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện, 173 tr.
    9. Nguyễn Đình Hùng (1998), Nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường, đặc điểm
    sinh học và nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata ở ĐBSCL.
    10. Nguyễn Đình Hùng (2000), Nghiên cứu các điều kiện sinh thái môi trường ảnh
    hưởng đến qui trình nuôi nghêuMeretrix lyrata (Sowerby) ở vùng ven biển Tiền
    Giang, Bến Tre. Luận án cao học: trường Đại học Bách Khoa T/pHCM, 106 tr.
    11. Nguyễn Văn Hảo (2001), Đặc điểm sinh học sinh sản nghêu Meretrix lyrata ở
    đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học biển
    Đông 2000. NXN Nông Nghiệp, tr219 –230.
    59
    12. Nguyễn Hữu Phụng và cộng tác viên (2001), Phân bố và nguồn lợi động vật thân
    mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở
    ven biển Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Tuyển tập báo cáo khoa học “Hội thảo
    động vật thân mềm toàn quốc” (lần 1), trang 27-60.
    13. Nguyễn Hữu Phụng (1996),Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi nghêu
    Meretrix lyrata(Sowerby, Tạp chí Thông tin Khoa học và Thủy sản, số 7, trang
    13-21 và số 8, trang 14-18.
    14. Trương Quốc Phú (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ
    thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre. Luận án
    tốt nghiệp tiến sĩ,154 tr.
    15. Võ Văn Phú (2007), Giáo trình Đa dạng sinh học, 118 tr.
    16. Ngô Anh Tuấn (2007), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm. Bài
    giảng cao học nuôi trồng thủy sản.
    17. Vũ Trung Tạng –Nguyễn Đình Mão (2006), Khai thác và sử dụng bền vững da
    dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
    TP. HỒ Chí Minh.
    18. Võ Sĩ Tuấn (1999), Khảo sát điềukiện môi trường, sinh thái và khả năng phát
    triển con Nghêu Meretrix lyrata ở vùng Gò Công –tỉnh Tiền Giang. Viện Hải
    dương học Nha Trang. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, 60 tr.
    19. Nguyễn Thanh Tùng (2007), Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển
    nguồn lợi nghêu Bến Tre Meretrix Lyrata (Soverby, 1851), 251tr.
    20. Đoàn Văn Tiến (2007), Báo cáo chuyên đề: Đặc điểm vùng phân bố nghêu
    Meretrix lyrata (Soverby, 1851) ở Thành Phố HCM, Tiền Giang và Bến Tre.
    21. Hoàng Tùng (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thuỷ
    sản, 88 tr.
    22. Nguyễn Vũ (2007), Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam.
    23. Phạm Yến, 2009. Xuất khẩu nghêu tăng mạnh trong năm 2009 và nhiều triển
    vọng trong năm 2010, http://Vasep.com.vn/NEWBOOKOF
    VASEP/BANTIN1.htm, cập nhật ngày 8/12/2009.
    24. Bộ Thủy sản –Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (2002), Quy hoạch tổng thể
    phát triển ngành thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2010
    25. Viện địa lý (2005), Những vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản khu vực
    60
    dải ven biển tỉnh Thái Bình và giải phát cho phát triển bền vững, 139 tr.
    26. Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy (2006), Quy hoạch vùng nuôi Ngao bãi triều
    ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (2006).
    27. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản 4 năm 2003 –2006 và phương hướng phát
    triển thủy sản năm 2007 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
    Thái Thụy
    28. Báo cáo kết quả sản xuất thủy sản năm 2007, Kế hoạch năm 2008 và hướng
    phát triển 2010 –2015 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái
    Thụy
    29. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2009,2010 của phòng Nông nghiệp &
    Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy.
    30. Báo cáo đánh giá tổng kết phòng trào nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn năm
    2008 –2010 của phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy.
    31. Báo cáo tổng hợp nghêu chết của Chi cục nuôi trồng thủy sản.
    32. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của các xã Thái Đô, Thái tượng
    33. Niên giám thống kê năm 2007, 2008, 2009 của ChiCục Thống kê Thái Thụy.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    34. Mulholland (1984), Habitat suitability index models: Hard clam. U.S.Fish
    Wild. Ser.FWS/OBS-82/10.77. 21 pp.
    35. Per Johan Sparre (2000), Fao fisheries technical paper 398. Manual on
    sample-based data collection forfisheries assessment, pp 35-36 &58-59.
    36. Tony J. Pitcher Reg, Reg Watson, Anthony Courtney and Daniel Pauly
    (1997), Fisheries Centre University of Bristish Columbia. Assessment of
    Hong Kong’s inshore fishery resources, pp 5-6 & 11-13.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...