Luận Văn Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương


    MỤC LỤC
    NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu. 6
    4. Phương pháp nghiên cứu. 6
    5. Giới hạn nghiên cứu. 9
    6. Ý nghĩa đề tài 9
    PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10
    CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 10
    1.1. Đặc điểm tư nhiên. 10
    1.1.1. Vị trí địa lý. 10
    1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng. 12
    1.1.3. Đặc điểm khí hậu. 13
    1.1.4. Đặc điểm thủy văn. 14
    1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
    1.2.1. Dân số. 15
    1.2.2. Cơ sở hạ tầng. 16
    1.2.3. Cấp thoát nước. 17
    1.2.4. Đánh giá chung những yếu tố liên quan đến tài nguyên nước tỉnh Bình Dương 17
    CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI BÌNH DƯƠNG. 19
    2.1. Hiện trạng tài nguyên nước tại Bình Dương. 19
    2.1.1. Các nguồn nước mặt chính ở Bình Dương. 19
    2.1.2. Các nguồn nước ngầm ở Bình Dương. 21
    2.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước. 33
    2.2.1. Khai thác nước và sử dụng nước mặt 33
    2.2.2. Khai thác nước và sử dụng nước ngầm 34
    2.3. Các yếu tố tác động đến tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương thời gian qua 38
    2.3.1. Các nhân tố tác động về mặt số lượng đối với tài nguyên nước của Bình Dương 38
    2.3.2. Các nhân tố tác động về mặt chất lượng đối với Tài nguyên nước của Bình Dương 48
    CHƯƠNG 3: CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 54
    3.1. Hệ thống quản lý tài nguyên nước. 54
    3.2. Các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước. 55
    3.3. Các bên liên quan đến sự ô nhiễm nguồn nước . 59
    3.4. Các chính sách quản lý tài nguyên nước đã ban hành tại Bình Dương. 60
    CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC VÀ THẢI LƯỢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020. 62
    4.1. Nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư đến năm 2020. 62
    4.1.1. Dự báo gia tăng dân số Bình Dương đến năm 2020. 62
    4.1.2. Nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2020. 63
    4.2. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp. 65
    4.2.1. Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2020. 65
    4.2.2. Nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2020. 66
    4.3. Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp. 68
    4.3.1. Dự báo diện tích canh tác đến 2020. 68
    4.3.2. Nhu cầu nước nông nghiệp đến 2020. 69
    4.4. Tổng hợp nhu cầu nước toàn tỉnh đến 2020 đánh giá và cân đối nhu cầu sử dụng nước 70
    4.5. Tính toán thải lượng ô nhiễm nước đến năm 2020. 71
    4.5.1. Thải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt 71
    4.5.2. Thải lượng ô nhiễm nước từ công nghiệp. 72
    CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020. 74
    5.1. Các giải pháp khắc phục tác động từ con người 74
    5.2. Các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nước. 75
    5.2.1. Các giải pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt 75
    5.2.2. Các giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp ở Bình Dương 75
    5.2.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp. 76
    5.3. Giải pháp phối hợp các bên liên quan. 76
    5.3.1. Các giải pháp đề nghị cấp tỉnh. 76
    5.3.2. Các giải pháp đề nghị cấp ban ngành. 77
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 79
    1. KẾT LUẬN 79
    2. KIẾN NGHỊ. 80
    Tài liệu tham khảo. 82
    Phụ lục



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn ra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tập trung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ.
    Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên như rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.
    Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 con sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước. (Nguồn:www.thiennhien.net)
    Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắn không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.
    Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí
    Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình, việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đến nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Dự báo từ nay đến năm 2020 ô nhiễm nguồn nước tỉnh Bình Dương có xu hướng ngày càng tăng, nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn.
    Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Việc đề xuất giải pháp quản lý trên địa bàn tỉnh sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là cơ sở để cho tỉnh Bình Dương hướng đến phát triển bền vững và đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu “Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương” được chọn làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường – Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Trong các năm qua nghiên cứu về môi trường nước có nhiều tác giả quan tâm. Trong đó, phải kể đến các đề tài nghiên cứu về tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước:


    TSKH Bùi Tá Long nghiên cứu về “Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng” (Long). Đã đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác tiềm năng và quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất, thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn nước dưới đất và cho phép thực hiện tốt hơn công tác quản lý môi trường nước.
    PGS.TS. Dương Thanh Lượng nghiên cứu “Tiêu nước cho các vùng nông nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung” (Lượng, 2007) đề tài này đề ra phương pháp tính toán tiêu nước cho vùng nông nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung
    Ths. Trịnh Ngọc Tuyến nghiên cứu “Đánh giá môi trường nước dưới đất vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đề tài phân tích, đánh giá đặc điểm hình thành, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước dưới đất ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc của Việt Nam; hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nguyên nhân gây ô nhiễm, biến đổi chất lượng nước dưới đất trong vùng. Từ nghiên cứu thực tế, tác giả đã đưa ra 5 giải pháp mang tính tổng thể và 4 giải pháp về công nghệ kỹ thuật nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất trong vùng.
    ThS. Trần Hữu Hoàng “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Hoàng, 2007) ông đã sử dụng các phần mềm Arc view, Mapinfo và các phần mềm quản lý khác để xây dựng một cơ sở dữ liệu phục vụ, đánh giá, quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững vùng ĐBSCL
    ThS Phạm Gia Hiền “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải các làng nghề truyền thống đến tài nguyên nước mặt ở miền Đông Nam bộ” (Hiền) đề tài đã đánh giá các thực trạng chất thải làng nghề truyền thống và đề xuất các giải pháp bảo vệ và hạn chế ô nhiễm môi trường nguồn nước.
    Ths. Lê Mạnh Hùng nghiên cứu “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai” (Hùng, 2007) Dự án nhằm xây dựng khuôn khổ chung để bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên nước; phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường liên quan đến tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai, đồng thời xác định các quy tắc hoạt động để quản lý, sử dụng tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai như: Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước và các hệ thủy sinh thái; phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
    Luận văn cao học Huỳnh Thị Như Quỳnh nghiên cứu đề tài xây dựng mô hình tính toán nước tổng hợp (WQI) và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước mặt tỉnh Bình Dương. Đề tài đã đánh giá, phân tích được và đưa ra giải pháp điều chỉnh quản lý nhằm góp phần bảo vệ chất lượng nước mặt tỉnh Bình Dương
    Luận văn cao học Cao Thị Thủy Tiên nghiên cứu đề xuất các giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển các khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Đề tài đánh giá hiện trạng chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước mặt trên đại bàn tỉnh Bình Dương nhằm đề xuất các giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
    Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo nên một nền tảng cho khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy một cái nhìn toàn diện về tài nguyên nước trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam. Trong đó điều đáng quan tâm là chất lượng và số lượng tài nguyên nước ngày càng suy giảm đặc biệt tại các thành phố lớn.
    Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp. HCM cũng là một trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này như:


    Huỳnh Thị Ngọc Bích đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Thạnh Đức - Long An (Bích) khai thác có kế hoạch và xử lý thích hợp nguồn nước cấp bằng cách cải tạo hệ thống xử lý nước cấp của công ty Cơ Khí Long An
    Võ Thị Thanh Nguyệt đề tài Thiết hệ thống xử lý nước cấp xã Đa Phước huyện Bình Chánh (Nguyệt, 2005) đưa ra kế hoạch khai thác và quản lý nước ngầm để cung cấp vào hệ thống cấp nước cho Thành Phố nhằm thiết kế hệ thống cấp nước có công suất 30.000 m[SUP]3[/SUP]/ngđ với công trình quy mô tương ứng đảm bảo hoạt động lâu dài, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong xã Đa Phước.
    Ngyễn Thị Thanh Thảo đề tài thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt khử cứng với công suất 20.000 m[SUP]3[/SUP]/ngày (Thảo) đề xuất công nghệ xử lý nước cứng từ nước ngầm
    Chung Thị Lễ Nghi đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước cấp huyện Châu Thành tỉnh Long An (Nghi) đánh giá chất lượng nước ngầm của huyện Châu Thành, cụ thể là từ hệ thống giếng khoan mà người dân trực tiếp sinh hoạt từ đó tính toán thiết kế hệ thống xử lý thích hợp cho vùng ô nhiễm nhiều nhất
    Các nghiên cứu trên đã góp phần làm cho công tác quản lý và xử lý môi trường nước ngày càng hoàn thiện hơn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, trong khi tại đây có mật độ các khu công nghiệp phát triển và dân số tăng nhanh. Để giúp giải quyết nhu cầu sử dụng bền vững tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của tỉnh và hướng đến các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước ở Bình Dương là gì ? Giải pháp nào sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ở Bình Dương ? Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...